Ủy ban Thụy Sĩ VN trao Thỉnh Nguyện Thư, trao đổi về nhân quyền với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ tiếp Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam
và tiếp nhận 125,000 chữ ký “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói”

Phái đoàn Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam đã được Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đón tiếp ngày 24 tháng Giêng 2013, tại dinh “Palais Fédéral” thủ đô Bern, để trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Các ông Martin Michelet, trưởng khối đặc trách về Nhân Quyền Thụy Sĩ và ông Leo Trembley, trách nhiệm phối hợp vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đã thay mặt ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Didier Burkhalter tiếp đón phái đoàn.

Ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thơ Ký Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam trình bày một số trường hợp các nhà dân chủ bị bắt và đặc biệt của 14 thanh niên Thiên Công Giáo và Tin Lành vừa bị xử vào ngày 9 tháng Giêng với những bản án phi lý. Ông cũng đề cập đến trường hợp Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Đảng Việt Tân bị nhà cầm quyền chận bắt ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông từ Mỹ trở về và bị cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Một hồ sơ về các nhà dân chủ và bloggers bị bắt giam được trao tận tay đến ông Martin Michelet, trong đó có nhắc đến nhà báo Điếu Cày. Ông Nguyễn Đăng Khải cho biêt 2 anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đã bị tù nặng nề chỉ vì các anh đã sáng tác những bài ca kêu gọi lòng yêu nước trước sự xâm chiếm lãnh thổ của Trung quốc. Ông Martin Michelet cũng cho biết là Thụy Sĩ theo dõi tường tận tình hình trong tù quá nghiêm khắc của bà Trần Thị Thúy.

Tháp tùng với Ủy Ban Cosunam là ông Rolin Wavre, cựu tổng thư ký Đảng Party Radical tại tiểu bang Geneva. Ông đã nêu lên trường hợp cô Nguyễn Thị Oanh, em họ của Luật sư Lê Quốc Quân. Cô bị bắt bất ngờ với lý do là “trốn thuế”, và hiện bị giam tại tù Họa Lò/ Hà Nội trong tình trạng sức khỏe rất đáng lo ngại vì cô đang mang thai. Ông Rolin Wavre là người mà năm 2010 đã được đảng của ông yêu câu đi Việt Nam để viếng thăm gia đình các nhà dân chủ bị tù đày và tim hiểu thêm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Thụy Sĩ là một trong 4 quốc gia bên cạnh Gia-Nã-Đại, Na-Uy và Tân Tây Lan, có vai trò làm phúc trình tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Bộ Ngoại Giao Thủy Sĩ cũng cho biết Thụy Sĩ và Việt Nam có những buổi gặp gỡ song phương để trao đổi chủ đề nhân quyền hàng năm vào khoảng Tháng 4 và Thụy Sĩ sẽ nêu các trường hợp trên trong kỳ họp sắp tới.

JPEG - 30.8 kb
Phái đoàn Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam đã được Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đón tiếp ngày 24 tháng Giêng 2013.

Kết thúc buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Tăng Lũy đã trao cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ Thỉnh Nguyện Thư “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài SBTN khởi xướng với 125,000 chữ ký thu thập trên toàn thế giới, và đặc biệt có 5,000 chữ ký đến từ Việt Nam. Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi các quốc gia dân chủ quan tâm đến thình hình nhân quyền tại Việt Nam. Buổi gặp gỡ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ rất bổ ích cho đôi bên.

Hải Đăng tường trình từ Thụy Sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.