Phỏng vấn ông Rolin Wavre, Tổng bí thư của đảng Radical tại Geneve, Thụy Sĩ về chuyến đi Việt Nam vào đầu tháng 10.2010 vừa qua.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khán thính giả ông Rolin Wavre, Tổng bí thư đảng Radical tại Genève, Thụy Sĩ. Ông Wavre vừa đi thăm Hà Nội một tuần vào đâu tháng 10 năm nay. Sau đây xin mời quý vị theo dõi chuyến đi của ông qua phần phỏng vấn do radio Chân trời Mới thực hiện :

- Hỏi : Xin chào ông Rolin Wavre.

- Đáp : Xin chào Quý vị

- Hỏi : Trước hết xin ông cho biết mục đích của chuyến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 10 vừa qua ? Và đây có phải là lần đầu tiên ông đến Việt Nam không?

- Đáp : Vâng. Đây là lần đầu tiên tôi có may mắn đến Việt Nam, một nước rất đẹp. Mục đích chuyến đi là để gặp gỡ và hỗ trợ những người đang tranh đấu cho tự do tại VN, và cộng đồng người Việt trên thế giới đang hỗ trợ họ. Và đồng thời, mang ra nước ngoài chứng tích về những gì đang thực sự xẩy ra tại VN, đặc biệt là cuộc biểu tình mà tôi có dịp chứng kiến.

- Hỏi : Xin ông cho biết cảm tưởng khi tiếp xúc với thân nhân của những người tù chính trị tại Việt Nam.

- Đáp : Lúc mới gặp thì có một khoảng cách dè dặt vì mức độ an toàn không tốt lắm cho họ. Nhưng sau đó là niềm hân hoan rất lớn khi biết rằng có người đến từ phương trời rất xa, từ Geneva, đến để chứng kiến những gì họ đang phải chịu đựng, để hỗ trợ, và nhất là để lắng nghe. Tôi nghĩ là họ được sự khích lệ lớn lao khi có chứng nhân đến từ nước ngoài.

- Hỏi : Chúng tôi được biết trong thời gian làm việc cho Hồng Thập Tự Quốc Tế, ông đã từng viếng thăm trại tù ở vùng Trung Á, thuộc khối Liên Bang Sô Viêt trước đây như Ouzbékistan, Tadjikistan. Vào thời điểm đó, các nước này vẫn còn dưới chế độ độc tài CS phải không thưa ông? Nếu so sánh chế độ lao tù đó với hoàn cảnh tù chình trị tại Việt Nam hiện nay thì có điểm nào đáng ghi nhận?

- Đáp : Loại chế độ này rất cứng rắn đối với các tù nhân. Nó hiển hiện khắp nơi. Nó kiểm soát đời sống bản thân người tù, gia đình, các cuộc thăm viếng, các thư từ với thân nhân. Chế độ này giống như các chế độ độc tài áp bức thời cộng sản và hậu cộng sản. Đối với các gia đình tù nhân, họ đau khổ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với thân nhân họ trong tù. Và khi nào các nhà dân chủ tiếp tục tranh đấu cho tự do, khi đó gia đình của họ vẫn còn bị chế độ đe dọa.

- Hỏi : Trong chuyến đi này ông đã gặp và thảo luận với những người bất đồng chính kiến và thân nhân của họ. Xin ông cho biết nhận định của ông về thành phần đối kháng tại Việt Nam, về suy nghĩ của họ. Và làm sao để bày tỏ ý kiến khi có bất mãn tại Việt Nam?

- Đáp : Tôi nhận thấy các nhà dân chủ và gia đình của họ có quan điểm rất ôn hòa. Tôi thấy những gì họ đòi hỏi, như bảo vệ lãnh thổ, quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ sự bất đồng ý kiến đối với chính sách này hay chính sách kia của nhà nước, đều là những nền tảng của một thể chế dân chủ. Những gì họ đang làm, ở bên Thụy Sĩ gọi là sinh hoạt chính trị. Còn ở Việt Nam thì lại bị xem là hoạt động khủng bố. Tôi thấy điều này rất đáng lo ngại. Và tôi cảm thấy người dân không có cách nào khác để phát biểu ngoài việc xuống đường biểu tình và dương ra biểu ngữ hay áo thun. Những việc này tưởng là nhỏ nhưng thật ra không phải dễ vì tình hình chính trị tại Việt Nam.

- Hỏi : Trong vai trò Tổng Thư Ký đảng Radical, ông đã tiếp xúc với 2 đảng viên đảng Việt Tân tại Việt Nam. Và tại Thụy sĩ ông cũng đã biết về đảng Việt Tân và chủ trương đấu tranh bất bạo động của họ. Ông nhận định như thế nào về tương lai của nỗ lực đấu tranh của họ. Và là một chính đảng ở đất Thụy sĩ dân chủ này, quí vị có thể giúp họ như thế nào?

- Đáp : Giống như cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại đang làm, chúng tôi có thể ủng hộ bằng cách lên tiếng, làm chứng nhân, và hỗ trợ để họ không cảm thấy lẻ loi. Tôi ủng hộ sách lược đấu tranh chính trị bất bạo động. Vì một đảng phái như chúng tôi không thể hậu thuẫn cho một phong trào không tôn trọng nhân quyền hay các tiêu chuẩn quốc tế trong lãnh vực hoạt động chính trị. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta chê trách một nhà nước hay một chế độ là bạo tàn, thì chính chúng ta không thể cho phép mình dùng bạo lực.

- Hỏi : Chúng tôi được biết ông đã chứng kiến buổi xuất hiện gần đây của một số đảng viên đảng Việt Tân tại Hà Nội để kêu gọi người dân Việt Nam quan tâm đến hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc. Xin ông cho biết cảm tưởng khi chứng kiến hình ảnh này.

- Đáp : Thật là cảm động khi thấy cả trăm người trẻ đêm ra những áo thun và biểu ngữ bị cấm ngay giữa một công viên. Tôi rất cảm phục sự dũng cảm của họ. Tôi thì tương đối được sự bảo đảm an toàn vì là người nước ngoài, nhưng còn họ, tôi biết đó là một rủi ro lớn. Vì vậy mà tôi rất khâm phục. Tôi cũng lo ngại một phần vì công an đã đến khá nhanh. Phần tôi cũng mau mắn rời khỏi hiện trường để cất đi các đoạn phim và các tài liệu thu thập được.

- Hỏi : Câu hỏi sau cùng, ông nhận định thế nào về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại Việt Nam hiện nay? Và ông thấy triển vọng dân chủ hóa Việt Nam như thế nào ?

- Đáp : Tình hình kinh tế có vẻ được cải thiện. Nhưng tôi e rằng đó chỉ là cái để che mắt. Để tôi giải thích. Bầu không khí tại Hà Nội rất đáng lo ngại. Ô nhiểm rất nặng. Về mặt kế hoạch y tế công cộng, tôi cảm thấy có nhiều điều thiếu xót. Và sự ích kỷ đang lan tràn. Mọi người chạy theo đồng tiền để bảo đảm đời sống kinh tế gia đình. Và tình hình tổng quát chỉ dậm chân tại chỗ. Tôi nghĩ viễn ảnh phát triển phải thông qua việc mở rộng ra với bên ngoài. Sự cởi mở kinh tế đó sẽ toàn vẹn khi nào có thêm dân chủ. Và tôi mong rằng Việt Nam sẽ đi đến con đường cởi mở đó.

- Hỏi : Xin thành thật cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn nhiều hữu ích hôm nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.