Xung đột khó tránh sau phán quyết của PCA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chân Trời Mới Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

Chân Trời Mới Media (Thanh Thảo): Ngày 12 tháng 7 vừa qua, Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) đã đưa ra phán quyết về việc chính phủ Phi Luật Tân đã kiện chính quyền Trung Quốc liên quan đến quyền lịch sử và tính hợp pháp của các chủ trương của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Kết quả phán quyết đúng như dư luận chờ đợi là Tòa án đã tuyên bố chính phủ Phi Luật Tân thắng kiện và Trung Quốc có thể nói là thảm bại, dù ngoài miệng tuyên bố không chấp nhận phán quyết. Mặc dù phán quyết không có tính cách cưỡng chế thi hành nhưng trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc không thể tiếp tục coi thường như hiện nay. Để tìm hiểu tầm ảnh hưởng của phán quyết này trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông trong thời gian tới, xin mời quý thính giả theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.

Thanh Thảo: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Trước hết, theo ông thì phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc mang tầm quan trọng như thế nào trước những căng thẳng do Trung Quốc gây ra trên Biển Đông hiện nay?

Lý Thái Hùng: Sự kiện Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc bỏ hơn 3 năm, sau khi nhận đơn kiện của Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 2013, để xét xử những tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc trên Biển Đông là một biến cố quan trọng, bên cạnh tầm quan trọng của kết quả phán quyết.

JPEG - 22.6 kb
Năm Thẩm phán của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc. (Ảnh: SCMP)

Thứ nhất, lần đầu tiên một tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử và đưa ra những phán quyết dựa trên những quy định của Luật Biển 1982. Nó không chỉ trở thành thông lệ giúp giải quyết những tranh chấp giữa các bên về tính hiệu lực của Luật Biển, mà còn là nền tảng để có thể tiếp tục những vụ kiện liên quan đến những tranh chấp chủ quyền lãnh hải trong tương lai.

Thứ hai, việc Phi Luật Tân thắng kiện sẽ khuyến khích nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông đang có những tranh chấp với Trung Quốc xúc tiến những vụ kiện tương tự, đặt Trung Quốc ở vào thế phải nghiêm chỉnh đàm phán với ASEAN để thông qua Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông mà Bắc Kinh đã cố tình trì hoãn hơn 10 năm qua.

Thứ ba, việc Trung Quốc thua kiện sẽ giúp cho cộng đồng thế giới tích cực hơn trong việc hậu thuẫn các sự lên tiếng của khối ASEAN, và nhất là đứng phía Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh nhằm ngăn chận sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông trong thời gian tới. Làn sóng này sẽ tạo sức ép buộc Hà Nội có những điều chỉnh để đi gần hơn với Hoa Kỳ trong việc phòng thủ ở Biển Đông.

Thứ tư, sự nhanh chóng lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài của nhà cầm quyền CSVN đã cho thấy là Hà Nội không còn có thể tránh né việc đối đầu với Bắc Kinh, trong việc thiết lập hồ sơ kiện Trung Quốc như Phi Luật Tân đã làm và thành công đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

Nói tóm lại, vụ kiện của Phi Luật Tân và phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc đã chỉ rõ thủ phạm gây ra những căng thẳng trên Biển Đông chính là Trung Quốc. Khi cả thế giới đều thấy rõ thủ phạm, thì hướng giải quyết các căng thẳng phải là sự sám hối và sửa sai của Bắc Kinh trước áp lực của thế giới, nhất là những quốc gia nạn nhân trong khu vực hoành hành của Trung Quốc.

Thanh Thảo: Trong những phán quyết đưa ra từ Tòa trọng tài, theo ông thì đâu là phán quyết sẽ giúp cho các quốc gia đang bị Trung Quốc “sách nhiễu” có thể sử dụng để đối kháng lại?

Lý Thái Hùng: Dựa theo bản Thông cáo báo chí phổ biến vào ngày 12 tháng 7, Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc đã đưa ra phán quyết dựa trên 4 vấn đề mà chính quyền Phi Luật Tân yêu cầu Tòa xét xử.

Thứ nhất là yêu sách của Trung Quốc về “đường chín đoạn” có hay không vi phạm Luật Biển 1982. Tòa đã kết luận là không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển trong “đường chín đoạn.”

JPEG - 17.7 kb
Tòa bác bỏ hoàn toàn chủ trương “đường chín đoạn” chiếm 80% diện tích Biển Đông của Trung Quốc. Ảnh: UNCLOS

Thứ hai là phân giải về một số cấu trúc như đảo, đá, bãi cạn mà cả Phi Luật Tân và Trung Quốc cùng yêu sách dựa theo Luật Biển 1982. Tòa đã kết luận rằng không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, chỉ có Phi Luật Tân mới có một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế ở quần đảo Trường Sa.

Thứ ba là phân giải về một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có vi phạm hay không Luật Biển 1982. Tòa đã kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Phi Luật Tân trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này như can thiệp vào hành động đánh cá và tìm dầu khí của chính quyền Phi Luật Tân, xây dựng đảo nhân tạo và để ngư dân Trung Quốc vào đánh cá vùng biển của Phi Luật Tân.

Thứ tư là phán quyết về một số hành động của Trung Quốc như cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa kể từ khi vụ kiện xảy ra. Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn là không phù hợp nghĩa vụ của một thành viên tham gia vào Luật Biển. Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa với môi trường biển, phá hủy các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông, và ngay tại địa điểm đang là một phần của tranh chấp giữa các bên.

JPEG - 8.9 kb
Các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một thành viên tham gia vào Luật Biển. Ảnh: Internet

Có thể nói là cả 4 khoản trong phán quyết của tòa liên quan tới Phi Luật Tân là những nền tảng quan trọng để ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Nhưng trong 4 phán quyết này, Tòa đã bác bỏ hoàn toàn chủ trương “đường chín đoạn” chiếm 80% diện tích Biển Đông của Trung Quốc. Đây là một phán quyết rất quan trọng vì ảnh hưởng lên nhiều quốc gia đang có những quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Thanh Thảo: Trước và sau khi Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết, Trung Quốc luôn luôn tuyên bố rằng họ không chấp nhận và cũng như không công nhận kết quả của vụ kiện, theo ông thì Bắc Kinh sẽ làm gì trước kết quả này?

Lý Thái Hùng: Ít nhất là trong 2 tuần lễ trước mặt, lãnh đạo Bắc Kinh sẽ dùng nhiều diễn đàn quốc tế để lập đi lập lại những điều mà dư luận đã nghe từ trước khi có phán quyết. Đó là Bắc Kinh không công nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc và không chấp nhận kết quả phán quyết. Song song, Bắc Kinh cũng sẽ dựng lên những điều bịa đặt xuyên tạc như Tòa đã nhận tiền hối lộ từ chính quyền Phi Luật Tân để xử có lợi cho nước này.

Đối tượng mà Bắc Kinh nhắm đến trong 2 tuần lễ này không phải là công luận quốc tế mà là để gỡ gạc phần nào “sĩ diện” bị thua Phi Luật Tân đối với đảng viên và người dân tại Hoa Lục. Nói cách khác là những phê phán mạnh mẽ của Bắc Kinh đối với các phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là để giữ lửa cho nội bộ đang trong lúc bị thua đậm.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng rất lo ngại bị Cộng đồng quốc tế cô lập về thái độ ngoan cố, chống đối phán quyến của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, nên vì thế mà Bắc Kinh sẽ có một số hành động mang tính bề nổi như:

– Ve vãn tân Tổng thống Phi Luật Tân là ông Rodrigo Duterte qua những hợp tác kinh tế để cho Phi Luật Tân không tiếp tục làm lớn chuyện vụ thua kiện.

– Kêu gọi tổ chức Hội nghị cấp Ngoại trưởng giữa khối ASEAN với Trung Quốc để cho Bắc Kinh vừa phân trần về kết quả phán quyết, vừa bày tỏ thiện chí thảo luận lại Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông mà Trung Quốc cố tình cho chìm xuồng từ 10 năm qua.

– Tiếp tục thúc đẩy các đàm phán song phương với các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông.

Nhưng bên trong, Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động kiểm soát Biển Đông, vừa ngăn chận mọi biến động bất ngờ có thể xảy đến, vừa mua thời gian tìm cách thoát ra khỏi tình trạng tứ bề thọ địch sau phán quyết của PCA hiện nay.

JPEG - 13.6 kb
Ngay sau khi Tòa trọng tài công bố phán quyết, Bộ ngoại giao Trung Quốc qua Phát ngôn viên Lục Khảng nói sẽ áp dụng các biện pháp ’cần thiết’ để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Thanh Thảo: Với phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, Phi Luật Tân đã đi một bước dài trên mặt trận pháp lý và tạo một tiền lệ cho các nước trong vùng sẽ thắng kiện. Theo ông thì liệu CSVN có thể khai thác thắng lợi này để kiện Trung Quốc hay không?

Lý Thái Hùng: Đây là cơ hội rất tốt để cho CSVN khai thác mặt trận pháp lý, vừa ngăn chận Trung Quốc đang bồi đắp các đảo nhân tạo đã xâm chiếm một cách phi pháp của Việt Nam, vừa chuẩn bị hồ sơ nhằm giành lại chủ quyền khu vực Hoàng sa và Trường sa.

Với kinh nghiệm, chính quyền Phi Luật Tân sẽ giúp cho Hà Nội rất nhiều trong việc thiết lập hồ sơ và có thể rút ngắn tiến trình của vụ kiện.

Tuy nhiên để làm được công việc này, chính lãnh đạo CSVN phải làm hai điều:

Thứ nhất là tuyên bố bãi bỏ vòng kim cô 16 Vàng 4 Tốt vì đây là rào cản quan trọng đã khiến cho Hà Nội không dám chọn thế đối đầu với Bắc Kinh.

Thứ hai là phải thật sự đặt quyền lợi đất nước lên trên hết để huy động thành phần chuyên gia, trí thức độc lập ở trong và ngoài nước, đóng góp trí tuệ và công sức không chỉ cho việc kiện mà còn nhằm huy động tiềm lực của dân tộc đứng lên bảo vệ biển đảo.

Nói tóm lại, nếu nhà cầm quyền CSVN nhìn ra nguy cơ mất biển, mất đảo vào tay Trung Quốc thì đây là cơ hội rất lớn để nộp hồ sơ kiện Trung Quốc.

JPEG - 38.5 kb
Một số nhà họat động biểu tình trước Đại sứ quán Trung Cộng tại Hà Nội hôm 13-7-2016. Ảnh: J.B Nguyễn Hữu Vinh.

Thanh Thảo: Ông dự kiến tình hình khu vực Biển Đông sẽ có những diễn biến ra sao trong vài tháng tới?

Lý Thái Hùng: Nếu như Trung Quốc xuống nước, ngưng những chỉ trích nhắm vào Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc và bàn thảo lại Bộ quy tắc ứng xử biến Đông với khối ASEAN, thì tình hình Biển Đông có thể bớt căng thẳng trong một thời gian. Nhưng tình hình này sẽ không giải quyết được bất cứ điều gì vì chủ tâm của Bắc Kinh là phải bành trướng ra Thái Bình Dương, mà Biển Đông chỉ là bước phải đi qua.

Vì thế, sau phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, các đợt sóng ngầm tranh chấp tiếp tục lan tỏa và có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng tuần dương của Trung Quốc với Hải quân Hoa Kỳ hay Nhật Bản.

Ngòi nổ xung đột này sẽ đẩy tình trạng bế tắc hiện nay thành một biến sự buộc các phe liên hệ phải ngồi vào bàn hội nghị để tìm ra một số giải pháp giải quyết rốt ráo hơn những căng thẳng hiện nay.

Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.