Xóa luôn môn sử là một bước lô-gíc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quyết định của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo loại bỏ môn lịch sử ra khỏi học trình giáo dục toàn quốc đã khiến nhiều người bàng hoàng, đặc biệt chỉ 2 tuần sau ngày Tập Cận Bình đến Việt Nam.

Đối với các giới giáo chức, học giả, đây là hiện tượng kỳ quái và có thể nói là duy nhất trên thế giới. Dù là nước nghèo hay giàu, nước cực đoan hay cấp tiến, chẳng có nước nào ngay cả dám nghĩ đến việc bỏ môn lịch sử nước mình ra khỏi nền giáo dục quốc gia. Đối với giới trẻ trên mạng, đã bắt đầu xuất hiện những câu “Đục Mất Cả Sử” hay “Đến Màn Cắt Sử” theo cách nói #ĐMCS gần đây. Đặc biệt trong giới sinh viên và giáo sư đại học, mức độ bức xúc càng cao khi nhiều người chỉ ra: môn triết học Mác-Lênin cực kỳ vô dụng và thế giới đã bỏ sọt rác thì vẫn tiếp tục đốt phí biết bao thời giờ, công sức của học sinh, nhưng lịch sử về dân tộc Việt, cha ông Việt lại bị xem là không đáng học.

Hiển nhiên, lãnh đạo đảng CSVN, qua Bộ GD&ĐT, đủ ma mảnh để dùng thủ thuật che mắt dân chúng với trò kết hợp 2 môn thông thường là “lịch sử” và “giáo dục công dân” với môn “an ninh quốc phòng” đặc thù cho quân đội, thành một môn hoàn toàn phục vụ cho đảng: “công dân và tổ quốc”. Ai cũng biết trong môn mới này, học sinh sẽ chỉ học “bổn phận đối với tổ quốc XHCN”, còn tất cả các triều đại mà họ gọi là “phong kiến” đều đương nhiên không đáng học.

Nhưng nhìn như thế có lẽ vẫn còn thiếu sót, vì trong nhiều thập niên qua, đảng vẫn luôn nhuộm đỏ cha ông Việt qua lăng kính “đấu tranh giai cấp”, chẳng hạn như anh hùng Lê Lợi có gốc nông dân nên được cho giá trị cao hơn các anh hùng dân tộc khác (cũng may ông không bị hất xuống trong giai đoạn Cải Cách Ruộng Đất vì Lê Lợi đủ tiêu chuẩn để bị gọi là địa chủ), v.v… Nhưng dù sao thì mức độ sửa sử chỉ tới đó thôi, chứ không dám tẩy xóa quá nhiều.

Chỉ trong khoảng 10 năm gần đây, những nỗ lực chủ động tẩy xóa tên giặc xâm lược ra khỏi lịch sử, sách vở, và xã hội Việt Nam mới hiện ra lộ liễu. Các ban bộ của đảng đã thử rút tên giặc ra khỏi đoạn sử về đời Hai Bà Trưng; họ cho đục phá các chữ gọi đúng tên giặc ở các tượng đài Hưng Đạo, Quang Trung; họ ráng ngay cả tung ra luận điệu “Ải Nam Quan chưa bao giờ là của Việt Nam”; v.v…

Khổ nỗi đảng càng thử sửa sử càng bị mắng chửi thậm tệ. Với phương tiện Internet, chỉ cần 1 người báo động với hình ảnh chứng cớ thì tiếng nói của hàng trăm ngàn người lập tức vang lên chỉ trong vòng vài ngày. Rồi cũng nhờ Internet, ai cũng có thể tìm đọc đủ loại nguồn dữ kiện, hình ảnh, và chứng cứ lịch sử để vạch ra ngay các tài liệu giả, các luận điểm dối. Nhưng có lẽ cũng đóng góp một phần không nhỏ là chính những quan chức đảng. Sau những năm tháng làm loa cho các luận điệu gian dối như các ông Lê Công Phụng, Trần Công Trục, … họ đều biết mình đã làm chuyện vô đạo đức và đều đã nói ngược lại sau ngày về hưu. Tóm tắt là mọi nỗ lực “sửa” sử của lãnh đạo đảng đều thất bại cay đắng và chỉ đem về cho đảng nhiều lời mắng chửi.

Sửa đã không được mà cắt bớt cũng không xong. Suốt dòng lịch sử Việt Nam mọi triều đại huy hoàng của đất nước, mọi anh hùng dân tộc được thờ kính đều nhờ có công chống Tàu xâm lược để phát triển quốc gia và đem lại ấm no cho dân tộc. Nếu cắt thì phải cắt hết. Còn nếu giữ lại thì dân cứ lấy sử ra soi rọi và so sánh, như:

  • Các luận điệu tránh chống Tàu xâm lược của lãnh đạo đảng ngày nay quá giống lời lẽ của những Trần Di Ái, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, … Tất cả đều nhân danh vì hòa bình, ổn định, và ngay cả khôn ngoan, mà thực chất chỉ để tìm kiếm hay bảo vệ ghế cai trị cho mình.
  • Cảnh nhà cầm quyền xử dụng côn an bạo hành ngày nay và đang từng bước mất dần kiểm soát, quá giống loạn kiêu binh dưới thời Chúa Trịnh.
  • Và vô số các so sánh khác cứ tô đậm mãi sự bất xứng của chế độ hiện tại.

Nhưng ngay cả những so sánh lịch sử đáng xấu hổ đó vẫn chưa đủ để thuyết phục nhiều người về lý do tại sao lãnh đạo đảng dám lấy quyết định loại bỏ môn lịch sử như vậy, và loại bỏ vào lúc này. Trong những năm qua, đã có biết bao sự kiện đáng xấu hổ hơn nhiều từ thực tế cuộc sống, từ chính các cá nhân lãnh tụ ở thượng tầng, và từ sự suy xụp thể diện quốc gia trên khắp thế giới, … vẫn không khiến giới lãnh đạo lấy loại quyết định phản dân tộc tới mức đó. Điều gì khiến họ ra tay lúc này, bất chấp sự phẫn nộ từ hàng ngũ đảng viên đến quảng đại quần chúng bên ngoài đảng?

Thật khó tìm câu trả lời …

… cho đến khi người ta giật mình nhớ đến những mật ước tại Thành Đô. Câu trả lời nằm gọn ở đó và từ đó người Việt mới nhận ra viễn cảnh mất nước đã gần tới mức nào. Với kỳ hạn bàn giao trọn vẹn năm 2020 mà nhiều đảng viên cao cấp đã nghe từ một số buổi họp — và nhiều phần vừa được chính Tập Cận Bình lập lại trong chuyến thăm 2 tuần trước — bước lôgíc đầu tiên là loại bỏ sử Việt để dọn đường cho các bước kế tiếp trong 5 năm tới: từ gia tăng tiếng Tàu trong trường học, đến bình thường hóa việc dùng tiền Tàu trong xã hội, phổ thông hóa bảng hiệu Tàu khắp phố phường, luật pháp hóa sự sinh sống vô thời hạn của công nhân Tàu trên đất Việt, v.v… trước khi chính thức cho người Việt học sử Tàu.

Và thế là hoàn tất… Thế là hết!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”