Với tư cách người làm chứng, Lm Nguyễn Đình Thục sẽ nói gì trước tòa?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

21-01-2018

Vừa qua, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục làm đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An tôn trọng quyền “làm chứng” của cha và có quyền được vào tham dự phiên tòa với tư cách “người làm chứng” trong vụ án của anh Hoàng Đức Bình và anh Nguyễn Nam Phong, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/01/2018 sắp tới.

Được biết, anh Hoàng Đức Bình bị truy tố và đưa ra xét xử với tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; còn anh Nguyễn Nam Phong bị truy cứu về tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” trong vụ án hai anh cùng với hàng ngàn người dân lên đường đi nộp đơn khởi kiện Formosa vào ngày 14/02/2017.

Nếu Cha JB Nguyễn Đình Thục được vào tham dự phiên tòa với tư cách là người làm chứng, cha sẽ nói gì trước tòa, cha Thục cho hay:

“Tôi sẽ nói với họ là anh Hoàng Bình và anh Nam Phong không chống người thi hành công vụ. Những gì mà tôi nghe thấy trên facebook và tôi nghe nói lại cho thấy họ hành xử đúng luật và rất tình người.”

Cha Thục nói: “Thứ nhất, CSGT đã chặn xe trong khi họ đang tham giao thông đúng luật. Thứ hai, khi xe bị chặn lại, rất nhiều công an sắc phục và cả những người mặc thường phục vây quanh chiếc xe với những hành vi thô bạo, như giật cửa xe, đấm vào kính xe, bẻ cần gạt nước kính… Bằng lương tâm của người có đạo, lương tâm của một công dân Việt Nam chân chính, lương tâm của một tài xế, anh Phong phải bảo vệ sự an toàn của những người trong xe với sự ôn hòa. Nếu lúc đó anh Phong mở cửa xe, những người ngồi trong xe chắc chắn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bị tấn công và thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng. Thật vậy, lúc đó chúng tôi đang bị bao vây và rất nhiều người trong chúng tôi đang bị tấn công bởi công an, cảnh sát cơ động và cả những an ninh mặc thường phục. Những người có chức năng đã không can thiệp để bảo vệ chúng tôi, tệ hơn, chính lực lượng này đã hành hung những người dân vô tội, chỉ vì họ đi kiện Formosa để đòi Formosa bồi thường thiệt hại mà công ty đã gây ra cho dân tộc Việt Nam. Thứ ba, anh Hoàng Bình, Nam Phong và những người ngồi trên xe hôm đó luôn giữ thái độ ôn hòa, bình tĩnh, đọc kinh, cầu nguyện. Ngay cả chiếc xe ôtô chở họ còn bị lực lượng công an cẩu về trụ sở công an thì làm sao nói hai người này chống người thi hành công vụ được. Thứ tư, bằng lương tâm và trách nhiệm của một linh mục, một người cha, tôi yêu cầu tài xế và những người khác phải hành xử đúng luật và tôn trọng pháp luật, tôi yêu cầu anh Phong phải bảo vệ sự an toàn cho những người ngồi trong xe với sự ôn hòa.”

“Do đó, tôi khẳng định Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong là nạn nhân chứ không phải tội phạm. Họ hoàn toàn vô tội!” Cha Thục khẳng định.

Theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và 2013 quy định: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan … về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”. Có nghĩa vụ “trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan … về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó”. Có quyền: “Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa”; “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng…”

Do đó, yêu cầu của cha Thục với mong muốn được tham gia tố tụng với tư cách “người làm chứng” trong phiên tòa của anh Hoàng Đức Bình và anh Nguyễn Nam Phong là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Huyền Trang, GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.