Việt Nam: Tại sao Đảng đàn áp bloggers nặng nề hơn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

RSF công bố ngày 4/8/2017

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kinh ngạc trước tình trạng bất ngờ gia tăng truy bức các nhà bất đồng chính kiến bởi chế độ độc đảng độc đoán tại Việt Nam. 7 bloggers và nhà dân báo đã bị bắt trong mấy tuần gần đây và 2 người đã bị án tù nhiều năm.

Ở một đất nước mà nhiệt tình cách mạng là yếu tố sống còn của chế độ và nhà nước thì tin tức về các thất bại là điều cấm kỵ. Các nhà dân báo nêu những vấn đề đó đều bị xem là kẻ thù của nhà nước.

Chỉ trong vòng 2 tuần qua, 5 người đã bị bắt về tội danh ’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ’hoạt động chống lại nhà nước’ theo điều 79 bộ Luật Hình Sự. Họ đều có thể bị án tử hình chỉ vì những gì họ đã đăng.

Những người bị bắt ngày 30 tháng 7 bao gồm 4 cựu tù nhân lương tâm, là các bloggers Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn, ký giả Trương Minh Đức, và luật gia nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.

Họ bị truy tố đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Đài, một thành viên của hội Anh Em Dân Chủ — hội của những cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài cũng đã bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội ’tuyên truyền chống lại nhà nước CHXHCNVN’ theo điều 88 bộ Luật Hình Sự.

Trong khi đó, Blogger Lê Đình Lượng bị công an thường phục bắt tại tỉnh Nghệ An vào ngày 24 tháng 7 khi đến thăm vợ của ông Nguyễn Văn Oai, một người bảo vệ nhân quyền và cũng là nhà dân báo, bị bắt ngày 19 tháng 1.

Ông Lượng sống tại một trong những vùng bị ảnh hưởng chất độc từ một nhà máy luyện thép của Đài Loan vào tháng 4/2016 và thường viết về sự việc này trên Facebook. Bản thân là một cựu chiến binh, ông cũng viết về cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam vào năm 1979.

RSF tuyên bố ’Chúng tôi mạnh mẽ lên án các vụ bắt bớ và xử án gian trá trong mấy tuần qua. Nhờ công nghệ mới mà các nhà dân báo Việt Nam đã có thể viết về những diễn biến và mô tả thực trạng tại nước này một cách sống động và rất khác với những bài bản tuyên truyền của nhà nước’.

’Những vụ bắt bớ tùy tiện hiện nay đòi hỏi cộng động quốc tế phải có những phản ứng hữu hiệu, áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải thả những người đang bị giam giữ và phải ngưng xách nhiễu các nhà dân báo.

Niềm hy vọng mới cho những kẻ cai trị độc đoán

Một số nguồn tin cho RSF biết nhà nước Việt Nam đang đàn áp quyền thông tin nặng nề hơn vì nhiều lý do. Sóng gió trên chính trường quốc tế dẫn đến việc đắc cử của một số lãnh tụ mới, bao gồm cả ông Donald Trump tại Hoa Kỳ, đã cho chính quyền Việt Nam thêm rảnh tay hành động.

Tuy chính phủ trước của Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam bằng cách không xen vào chuyện nội bộ, nhưng họ vẫn là tiếng nói hàng đầu ủng hộ nhân quyền và tìm cách thúc đẩy các quyền đó.

Việc đắc cử của ông Trump đã chấm dứt chính sách này và, theo ông Jonathan London – một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam, đã góp phần đáng kể vào trận đàn áp bất ngờ hiện nay. Việc ông Trump rút ra khỏi Hiệp ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chắc chắn đã gở bỏ lý do khiến Đảng Cộng Sản đang cai trị Việt Nam phải cải thiện tình trạng tôn trọng nhân quyền.

Phe bảo thủ trong Đảng đang cố gắng tận dụng tình hình này để chiếm ưu thế bằng cách xiết chặt tin tức và dòng thông tin trong nước. Bất cứ ai đăng bài vở phản ánh không tốt về chính quyền đều bị trừng phạt khắc nghiệt, đặc biệt trong lúc đang có căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc vì khai thác dầu khí tại biển Hoa Nam (*).

Các bloggers viết về sự khuynh loát của Trung Quốc trong khu vực thường bị xách nhiễu, tấn công hay truy tố, chẳng hạn như trường hợp của ông Phạm Minh Hoàng, một nhà bất đồng bị tống xuất gần đây ra khỏi nước.

Các bloggers cũng thường viết về cách đối phó luộm thuộm của chính quyền trước thảm họa môi trường do hãng Thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan thải chất độc tại tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 4/2016.

Đã hơn một năm kể từ khi thảm họa xảy ra và Đảng dự kiến đáng lẽ các phê phán đã lặng xuống rồi. Nhưng không, trong nỗ lực tranh đấu cho dân chủ và tự do thông tin, các nhà dân báo không chấp nhận bỏ trôi sự việc. Chính quyền nay rõ ràng muốn bịt miệng họ vĩnh viễn.

Những bloggers bất đồng chính kiến làm Đảng bực mình thường bị đánh đập. Blogger Trần Thị Nga là một trong những nạn nhân bị bạo hành trước khi bà bị bắt và bị kết án 9 năm tù vào ngày 25 tháng 7 về tội ’tuyên truyền chống nhà nước’.

Mẹ của bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger bị kết án 10 năm tù vào cuối tháng 6, báo rằng sức khỏe bà Quỳnh đang tệ hại dần trong tù và giới chức cai tù không cho bà nhận thuốc của gia đình gởi vào.

Cùng lúc, bà Nga đang bị các ’biện pháp kỷ luật’ trong tù, kể cả bị biệt giam trong những điều kiện tồi tệ nhất. Đây là một thủ thuật độc ác để cố gắng gột bỏ lý tưởng của những nhà bất đồng chính kiến.

Việt Nam hiện đứng hàng thứ 175 trong tổng số 180 nước trong thống kê về Tự Do Báo Chí Thế Giới 2017 của RSF.

(*) Nguyên văn tên do RSF dùng

Nguồn: RSF

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.