Việt Nam: Cần phóng thích các nhà hoạt động tôn giáo ngay lập tức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các hành động đàn áp đe dọa tự do tôn giáo

NGÀY 29 THÁNG 9, 2011

(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố chính quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo và phóng thích 15 người bị bắt vì đã bày tỏ niềm tin của mình. Các vụ bắt bớ, chủ yếu nhằm vào các tín đồ Công giáo Dòng Chúa Cứu thế, là một vết đen nữa trong bảng thành tích vốn đã nhiều vấn đề của Việt Nam về tự do tôn giáo.

Đợt bắt bớ này khởi đầu từ ngày 30 tháng Bảy năm 2011, khi công an bắt 3 nhà hoạt động Công giáo tại sân bay Tân Sơn Nhất Tp. HCM ngay khi họ vừa từ nước ngoài trở về. Trong bảy tuần tiếp theo, chính quyền tiếp tục bắt thêm 12 nhà hoạt động tôn giáo nữa. Đến thời điểm này, 10 người đã bị khởi tố theo điều 79 bộ luật hình sự, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, với mức án quy định là từ 5 đến 15 năm tù đối với người “đồng phạm” và 12 năm đến chung thân hoặc tử hình đối với những người được coi là “tổ chức,” hoặc có hành vi “gây hậu quả nghiêm trọng.”

JPEG - 51.5 kb
15 nhà hoạt động tôn giáo bị bắt giam trong Tháng 7, Tháng 8 và Tháng 9 năm 2011. Từ trái sang phải: Trần Vũ Anh Bình, Tạ Phong Tần, Trần Minh Nhật, Thái Văn Dung, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai.

“Những vụ bắt bớ mới nhất nói trên thể hiện mối ác cảm của chính quyền Việt Nam đối với những người muốn tự do thực hành tín ngưỡng của mình bên ngoài sự kiểm soát của chính quyền,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Hành động của chính quyền đối với những người vận động tự do tôn giáo một cách ôn hòa nói trên là một chỉ dấu khá rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam.”

Nhiều người bị bắt trong hai tháng qua có quan hệ với Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và Nhà thờ Kỳ Đồng ở Tp. HCM, đều thuộc dòng Chúa Cứu thế. Trong sáu tháng vừa qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi thắp nến cầu nguyện cho sự bình an của các nhà hoạt động đang ở trong tù hoặc trại tạm giam, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Ts. Cù Huy Hà Vũ, nhà vận động Hòa Hảo Nguyễn Văn Lía, blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), blogger Phan Thanh Hải (Anhbasg) và blogger Phạm Minh Hoàng. Ngày 25 tháng Chín, nhà thờ Kỳ Đồng tổ chức một buổi thắp nến nữa để cầu nguyện cho 15 nhà hoạt động tôn giáo mới bị bắt trong hai tháng gần đây, cùng với các nhà hoạt động nổi tiếng khác. Dòng Chúa Cứu thế, trước đây được biết với tên dòng Chúa Cứu chuộc, là một dòng truyền giáo Công giáo được thành lập ở Italy vào năm 1732, hiện có mặt tại hơn 77 quốc gia trên thế giới.

Vụ bắt giữ hai blogger Công giáo có ảnh hưởng, Lê Văn Sơn và Tạ Phong Tần, là điểm kết của chiến dịch sách nhiễu, câu lưu và thẩm vấn của công an đối với cả hai người về việc viết blog. Buổi sáng ngày mồng 2 tháng Tám, ngày xử phúc thẩm Ts. Vũ, Lê Văn Sơn đến khu vực gần Tòa án Nhân dân Tối cao để bày tỏ sự ủng hộ đối với Ts. Vũ, và bị công an theo sát. Sáng ngày hôm sau ông bị công an bắt. Tạ Phong Tần thì bị bắt ngày mồng 5 tháng Chín, sáu ngày sau khi bà đăng bài phân tích tính chất tùy tiện và trái luật của việc bắt giữ Lê Văn Sơn trên blog của mình vào ngày 30 tháng Tám. Tạ Phong Tần đã được trao giải thưởng uy tín Hellman Hammett vào ngày 14 tháng Chín vì đã dũng cảm viết dù liên tục bị đàn áp.

Lãnh đạo mục vụ của cả hai nhà thờ cho biết họ bị công an giám sát và sách nhiễu thường xuyên. Ngày mồng 10 tháng Bảy, công an xuất nhập cảnh Tp. HCM ngăn cấm Linh mục Phạm Trung Thành, lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam, xuất cảnh để dự một hội nghị tôn giáo ở Singapore, tuyên bố lý do rằng ông “thuộc diện chưa được xuất cảnh.” Công an không đưa ra được bất cứ lời giải thích nào về việc tại sao ông lại bị xếp vào diện đó. Hai ngày sau đó, công an xuất nhập cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh lại ngăn cấm một vị lãnh đạo khác của Dòng Chúa Cứu thế, Linh mục Đinh Hữu Thoại, xuất cảnh. Ngày 19 tháng Bảy, ông Đinh Hữu Thoại nộp đơn kiện trạm kiểm soát cửa khẩu đã vi phạm quyền tự do của mình, nhưng Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh bác đơn kiện đó vào ngày 26 tháng Chín, tuyên bố rằng vấn đề này “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”

“Tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, được tôn vinh trong Hiến pháp Việt Nam và được bảo hộ bằng các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết,” ông Roberson nói. “Qua việc ngăn chặn các lãnh đạo Dòng Chúa Cứu thế ra nước ngoài tham dự các sự kiện tôn giáo, chính quyền Việt Nam đã cho thấy, ở Việt Nam, pháp quyền bị coi rẻ đến mức nào.”

Vụ bắt bớ gần đây nhất diễn ra vào ngày 19 tháng Chín, khi công an Tp. HCM bắt giam Trần Vũ Anh Bình khi ông vừa về nhà sau khi dự một đám tang ở Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp trong thành phố. Tới giờ chính quyền vẫn chưa thông báo lý do bắt ông.

Trong bản báo cáo mới đây về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định, “Tiếp tục có các báo cáo về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở nước này,” và bổ sung rằng “Không có sự thay đổi về mức độ tôn trọng tự do tôn giáo từ phía chính phủ trong phạm vi thời gian đánh giá của bản báo cáo này.”

“Washington cần nhận định công khai rằng Việt Nam thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, và gây áp lực yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả những người bị giam giữ vì đã ôn hòa bày tỏ tiếng gọi của lương tâm mình chứ không phải đường lối của đảng,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam cần ghi nhận rằng tự do tôn giáo không có nghĩa là chỉ được tự do hành xử theo cách đã được chính quyền cho phép trước.”

***

Vietnam: Free Religious Activists Immediately

Crackdown Threatening Freedom of Religion

SEPTEMBER 30, 2011

(New York) – Vietnamese authorities should immediately end their crackdown on religious activists and free 15 people detained for expressing their beliefs, Human Rights Watch said today. The arrests, primarily targeting Catholic Redemptorists, are a new blot on the country’s already problematic record on freedom of religion.

The current wave of arrests began on July 30, 2011, when the police arrested three Catholic activists at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City as they returned from abroad. During the next seven weeks, the authorities arrested 12 more religious activists. So far, 10 have been charged with violating penal code article 79, subversion of the administration, which carries a 5-to-15-year sentence for “accomplice” and 12 years to life, or the death penalty, for those designated as “organizers” or those whose actions have “serious consequences.”

“These latest arrests demonstrate the Vietnamgovernment’s hostility toward people who seek to practice their faith freely, outside government constraints,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “The authorities’ actions against these peaceful religious advocates are a telling indicator of Vietnam’s deepening abuses of human rights.”

Many of those arrested in the last two months are affiliated with the Redemptorist Thai Ha church in Hanoi and Ky Dong church in Ho Chi Minh City. Over the last six months, both churches have regularly held prayer vigils calling for the safety of activists in prison or in detention, including the legal advocate Dr. Cu Huy Ha Vu, the Buddhist Hoa Hao activist Nguyen Van Lia, the blogger Nguyen Van Hai (Dieu Cay), the blogger Phan Thanh Hai (Anhbasg), and the blogger Pham Minh Hoang. On September 25, the Ky Dong church held another vigilto pray for the 15 religious activists arrested in the last two months, as well as other prominent activists. The Redemptorists, formally known as the Congregation of the Most Holy Redeemer, are a Catholic missionary congregation founded in Italy in 1732 that currently operate in more than 77 countries worldwide.

The arrests of the influential Catholic bloggers Le Van Son and Ta Phong Tan capped a police campaign of harassment, short-term detention, and interrogations against both bloggers related to their writings. On August 2, the morning of Vu’s appeals court hearing, Le Van Son traveled to the area near the People’s Supreme Court to express his support for Vu, and he was closely followed by police. The next morning police arrested him. Ta Phong Tan was arrested on September 5, six days after she posted an analysis of the illegality and arbitrary nature of Le Van Son’s arrest on her blog, dated August 30. Ta Phong Tan was awarded the prestigious Hellman Hammett prize on September 14 for her writings in the face of ongoing persecution.

Pastoral leaders at both churches report they suffer from regular police surveillance and harassment. On July 10, the immigration police at the Ho Chi Minh City airport prevented Father Pham Trung Thanh, the leader of the Redemptorists in Vietnam, from leaving the country to attend a religious meeting in Singapore, stating that he belongs to “the category of those who have not been allowed to leave the country” (thuoc dien chua duoc xuat canh). The police did not provide any explanation of why he has been placed in this category. Two days later, immigration police at the Moc Bai border checkpoint in Tay Ninh prevented another Redemptorist leader, Father Dinh Huu Thoai, from leaving the country. On July 19, Dinh Huu Thoai filed a lawsuit against the officials at that checkpoint for violating his rights, but the People’s Court of Tay Ninh dismissed it on September 26, ruling that the matter is “not under the jurisdiction of the Court.”

“Freedom of movement is a basic human right, enshrined in Vietnam’s Constitution and protected by international human rights covenants ratified by Vietnam,” Robertson said. “By preventing Redemptorist leaders from traveling abroad to attend religious events, the government is showing just how little the rule of law means in Vietnam.”

The most recent arrest occurred on September 19, when Ho Chi Minh City police detained Tran Vu Anh Binh as he returned home from a funeral at the Mother’s Savior Church in the city.

In the recent report on freedom of religion in Vietnam, the US State Department asserted that “[t]here were continued reports of abuses of religious freedom in the country,” and added that “[t]here was no change in the status of respect for religious freedom by the government during the reporting period.”

“Washington needs to publicly acknowledge that Vietnam carries out severe repression against religious dissidents and to press the government to release everyone being held for peacefully expressing the dictates of their conscience rather than the party line,” Robertson said. “Vietnam’s government should acknowledge that freedom of religion does not mean freedom to only behave in ways pre-approved by the government.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini

Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Ảnh minh họa: Philip Cheung/ the New York Times

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt?

Cử tri xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu ở Moscow, Nga, vào Chủ nhật 17/03/2024. Ảnh: AP

Bầu cử tổng thống Nga: Cử tri được kêu gọi đi bỏ phiếu ồ ạt vào 12 giờ trưa nhưng không bầu Putin

Hôm nay 17/03/2024 là ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng trong kỳ bầu cử tổng thống Nga. Dưới sự trấn áp phe đối lập của điện Kremlin, dĩ nhiên Putin sẽ tái đắc cử tổng thống Nga. Dẫu vậy, để bày tỏ thái độ phản kháng chế độ, và để cho thấy phe đối lập vẫn tồn tại, các nhà đối lập kêu gọi cử tri ồ ạt đi bỏ phiếu lúc 12 giờ trưa nay, nhưng không bầu cho Putin.

Ảnh: FB tác giả (mượn báo Tiền Phong)

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh 64 liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số 64 người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!

Thời gian gần đây, nghe người ta nói nhiều tới chấn hưng văn hóa. Con số gần 15 tỉ đô-la Mỹ (350 ngàn tỉ đồng) được đưa ra như một yêu cầu của sự chấn hưng!

Để chấn hưng văn hóa chống xâm lăng như cụ Hoàng Nhỏ thể hiện cần bao nhiêu tiền?