Vì sao gọi bọn phản động là… phản động

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tình hình phản động ở đất nước này đang diễn ra nghiêm trọng. Bọn họ ngày càng đông hơn về số lượng, đa dạng hơn về thành phần và trẻ hóa rõ rệt. Đặc biệt, lượng phản động là Đảng viên, đang hoặc đã nắm các trọng trách trong Nhà nước có xu hướng tăng vọt.

Tuy nhiên, ngồi nghiên cứu kỹ thì thật sự không biết bọn phản động đang làm cái gì để bị gọi là … phản động. Nếu gọi chuyện viết thư kiến nghị, yêu cầu, phản đối gửi lên Nhà nước là phản động thì chắc cả nước Mỹ, cả nước Đức, Nhật; nghĩa là toàn bộ dân các nước phát triển nhất trên thế giới là phản động hết. Và không phải không có lý khi nói “số lượng phản động tỉ lệ thuận với… phát triển kinh tế”. Bằng chứng cụ thể là ngay Việt Nam, hồi xưa ít phản động thì nghèo đói, bây giờ thoát nghèo thì … nhiều phản động.

Đi tìm cái họ làm để bị gọi là phản động thì tìm không ra. Mà đã không thể hiểu tại sao gọi là phản động thì càng không hiểu tại sao họ đi tù. Thế thì phải tìm hiểu xem bọn phản động đang … không làm gì.

JPEG - 62.3 kb

– Bọn phản động không thu hồi đất đai với giá rẻ mạt, chuyển cho tư nhân bán ra với giá cao hàng trăm lần; đẩy nông dân vào con đường bần cùng.

– Bọn phản động không gây ra cho Vinashin số nợ hơn 80.000 tỷ đồng, Vinaline 43.000 tỷ đồng…

– Bọn phản động không bắt người dân vào nhà giam, đến sáng hôm sau người con nhận được “tin đâu như sét đánh ngang, bố mình đang sống chuyển sang từ trần”.[i]

– Bọn phản động không bảo kê cho “xe vua” phá nát các “con đường ta rộng thênh thanh ta bước”.

– Bọn phản động không cho Trung Quốc thuê đất rừng nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.

– Bọn phản động không mua dâm nữ sinh và “sang tay” cho lãnh đạo.

– Bọn phản động không giao cho nhà thầu Trung Quốc thi công các công trình trọng điểm gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chất lượng, an toàn, tiến độ.

– Bọn phản động không biến giáo dục thành cái chợ, nơi cãi vã, tranh ăn, buôn bán, kiếm chác.

– Bọn phản động không nhân bản những xét nghiệm y tế, không chích ngừa

– Bọn phản động không lừa chính phủ về GDP.

– Bọn phản động không đưa con cháu , người nhà vào các vị trí béo bở, ngon ăn trong chính quyền.

– Bọn phản động không chơi trò bẩn thỉu như ném mắm tôm, chuột chết, cứt đái vào nhà người “không phản động”.

– Bọn phản động không ăn hối lộ để rừng bị tàn phá như kiểm lâm.

– Bọn phản động không mua quan bán chức.

Vậy tại sao gọi bọn phản động là phản động?

Nguyễn Đại (tháng 8/2014)

– – –

[i] Thơ Bút Tre “tin đâu như sét đánh ngang, bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”.

Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.