Vì sao Thủ tướng Abe thắng lớn bầu cử Hạ viện Nhật?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đứng trước tình trạng trì trệ của Quốc Hội về các đối sách đối với Bắc Triều Tiên gia tăng thử nghiệm các đầu đạn hạt nhân; cũng như trước các phản ứng chần chừ của Tổng thống Donald Trump nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng, Thủ tướng Abe đã chọn phương án “trưng cầu dân ý” về một số hành động cần thiết của chính phủ Nhật, qua việc tổ chức lại cuộc bầu cử Hạ Viện trước thời hạn.

Nếu chiếm đa số trong Hạ Viện, Thủ tướng Abe sẽ chọn phương án quyết liệt đối đầu bằng cách cải sửa hiến pháp và gia tăng các hoạt động an ninh quốc phòng để phòng chống các đe dọa của Bắc Hàn. Nếu không chiếm đa số ở Hạ Viện, Thủ tướng Abe sẽ nhận trách nhiệm từ chức để Hạ Viện chọn một tân thủ tướng tài ba hơn.

JPEG - 53 kb
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Ảnh: The Japan Times/ Yoshiaki Miura

Trong ý nghĩa đó, Thủ Tướng Abe đã tuyên bố giải tán Hạ Viện vào ngày 28 tháng 9 trong khi nhiệm kỳ của Hạ Viện còn hiệu lực cho đến ngày 22 tháng 12 năm 2018. Điều lý thú hơn nữa là thời điểm diễn ra bầu cử chỉ không đầy một tháng sau khi giải tán, khiến cho các đảng đối lập với đảng Tự do Dân chủ của Thủ Tướng Abe rất bất ngờ.

Chủ nhật ngày 22 tháng 10 vừa qua, cử tri Nhật thêm một lần nữa đã sử dụng quyền công dân của mình qua lá phiếu để chọn 465 Đại biểu vào Hạ viện Quốc hội. Tỷ lệ đi bầu ở Nhật thường rất thấp, lần này gặp thêm cơn bão số 21 lên đến cấp 4 (65km/giờ), nhưng số cử tri đi bầu lên đến 53,6%. Điều này cho thấy là cử tri rất quan tâm đến cuộc bầu cử này.

Đây là cuộc bầu cử của nước Nhật nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực, đặc biệt là tình hình Biển Đông vì nếu liên minh đảng cầm quyền gồm đảng Tự do-Dân chủ (Tự Dân) của Thủ Tướng Abe và đảng Công Minh thắng đa số tuyệt đối thì có thể thay đổi Điều 9 Hiến Pháp Nhật, cho phép Tự Vệ Đội nước này phối hợp với quân đội đồng minh đi tuần ở Biển Đông.

Kết quả bầu cử đã được công bố vào rạng sáng ngày hôm sau với thắng lợi vẻ vang cho liên đảng cầm quyền chiếm 313 ghế/465 ghế, trong đó đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Abe chiếm 283 ghế, đảng Công Minh chiếm 29 ghế.

Với kết quả nói trên, liên đảng cầm quyền chiếm hơn 2/3 ghế ở Hạ Viện (cần 310 ghế) sẽ giúp cho Thủ tướng Abe thực hiện hai nỗ lực quan trọng mà ông theo đuổi trong 5 năm qua là sửa đổi điều 9 Hiến pháp và cải cách chính sách tiền tệ, thuế khóa để kích thích nền kinh tế theo chủ thuyết “Abenomisc”.

Lúc đầu tâm điểm của cuộc bầu cử này chính là nữ Đô Trưởng Tokyo chứ không phải là Thủ Tướng Abe. Lý do là tuy chính sách của Thủ Tướng Abe đang thực hiện rất có hiệu quả, nhưng theo thăm dò dư luận do các cơ quan truyền thông thì hơn 52% người Nhật muốn thay đổi lãnh đạo với một lý do đơn giản là ông Abe nắm giữ chính quyền quá lâu (trên 5 năm, một thời gian quá dài đối với lối suy nghĩ của người Nhật).

Trong lúc đó, đảng Dân chủ – Tiến bộ (Dân Tiến) tuy là một đảng đối lập lớn nhất ở Nhật, nhưng rất khó có thể vượt qua đảng Tự do Dân chủ nên tìm cách liên kết với các đảng đối lập khác (ngoại trừ đảng Cộng sản Nhật) cho dù phải giải tán đảng Dân Tiến.

Nữ Đô Trưởng Koike là người sáng giá, đang được người dân Nhật ủng hộ vì đã đánh bại được đảng cầm quyền của Thủ Tướng Abe trong lần bầu cử Hội đồng Đô Thành vào mùa hè năm 2016. Đảng Dân Tiến đã “vận động ngầm” với nữ Đô Trưởng Koike nhằm yêu cầu thành lập một đảng mới. Sau đó, tất cả Dân biểu của đảng Dân Tiến sẽ nhập vào đảng mới này để đưa người ra tranh cử lần này, tránh trường hợp bị chia phiếu thì mới mong thắng lợi. Nếu có thua thì cũng thua sít sao để lần bầu cử tới có thể thắng.

Dư luận Nhật đón nhận nồng nhiệt việc ra đời của đảng Hy Vọng, truyền thông báo chí Nhật chạy nhiều tít lớn như “Có thể Nhật Bản sẽ có nữ Thủ Tướng đầu tiên’’ hay “Chừng nào thì Nhật có nữ Thủ tướng’’…

JPEG - 39 kb
Nữ Đô Trưởng Yuriko Koike. Ảnh: Reuters/Issei Kato

Thế nhưng khoảng 2 tuần trước ngày bầu cử, đảng Hy Vọng bị khựng lại vì bà Koike tuyên bố: “Chúng tôi hân hoan đón nhận các dân biểu của những đảng gia nhập đảng Hy Vọng, nhưng chúng tôi sẽ loại bất kỳ ai chống lại việc sửa đổi Hiến Pháp’’. Sở dĩ bà Koike tuyên bố như vậy là vì có nhiều dân biểu ở đảng Dân Tiến và các đảng khác chống đối việc đưa luật Tự Vệ vào Hiến Pháp.

Phát biểu nói trên của nữ Đô Trưởng Tokyo đã tạo ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trong chính giới làm ảnh hưởng đến cử tri, khiến cho đảng Hy Vọng của bà Koike không đạt số phiếu mong muốn và bản thân của đảng Dân Tiến cũng bị tan vỡ từ sự kết hợp này.

Nói cách khác là qua cuộc bầu cử vừa qua, đảng Dân Tiến, một đảng đối lập đứng hàng đầu trước bầu cử đã không những không xoay chuyển tình hình như dự kiến mà bị phân thây trong hai đảng đối lập sau cuộc bầu cử này là đảng Dân chủ Lập hiến chiếm 54 ghế và đảng Hy vọng chiếm 49 ghế.

Trong khi đó, thế lực của đảng Cộng sản Nhật cũng bị soi mòn trong cuộc bầu cử này. Thứ nhất, lời đề nghị các đảng đối lập liên kết để chống lại liên đảng cầm quyền của đảng Cộng sản Nhật đã không được đảng nào hợp tác. Thứ hai là số phiếu ủng hộ của cử tri đã giảm quá bán trên toàn quốc, khiến cho đảng Cộng sản Nhật mất từ 21 ghế xuống còn 12 ghế.

Có thể nói đảng Cộng sản Nhật đưa người ra tranh cử ở đâu thua đó. Trên toàn nước Nhật có 277 khu vực tuyển cử thì đảng Cộng sản Nhật chỉ thắng được 1 khu thuộc tỉnh Okinawa mà thôi. Chủ tịch đảng này là ông Shi-i không dám ra tranh cử ở địa phương vì sợ thua nên đảng Cộng sản Nhật phải sắp tên vị đảng trưởng của mình đứng đầu danh sách tỷ lệ (liên danh) khu vực phía bắc vùng Kanto (Tokyo và các tỉnh phụ cận).

Sau khi nắm chiến thắng lớn trong tay, chiều ngày 23 tháng 10, Thủ tướng Abe đã tổ chức cuộc họp báo, trình bày một số chính sách tổng quát như sau:

Về đối ngoại, Thủ tướng Abe cho biết sẽ hợp tác với Mỹ, Trung và Nga để có những hành động mạnh và khẩn cấp áp lực lên Bình Nhưỡng chấm dứt các thử nghiệm về đầu đạn. Nếu Bình Nhưỡng tiếp tục ngoan cố thì Tokyo sẽ phản ứng mạnh để không còn mối đe dọa này.

Về đối nội, Thủ tướng Abe cho biết tiếp tục giữ nguyên nội các, tập trung các chính sách nhằm cải thiện tình trạng lão hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp cũng như tập trung vào việc cải tổ chính sách tiền tệ, thuế khóa.

Liên quan đến vấn đề hiến pháp, ông Abe cho biết trong nhiệm kỳ sẽ phải thay đổi Điều 9 Hiến Pháp, theo ông cụ thể là sẽ có một đoạn thêm vào trong Điều 9, nhằm “hợp thức hóa” Lực lượng Tự Vệ như một lực lượng quân sự nhằm chiến đấu bảo vệ đất nước và hòa bình thế giới.

Nói tóm lại, chính nguy cơ Bắc Triều Tiên đã giúp cho Thủ Tướng Abe giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử vừa qua và cũng là khởi điểm quan trọng để Nhật Bản chính thức sửa hiến pháp nhìn nhận Lực Lượng Tự Vệ hiện nay là một quân đội của quốc gia như trước năm 1945.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.