Vì sao MTTQ không thể có tiếng nói độc lập?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

30-8-2014

Bù nhìn rơm còn tác dụng đuổi chim, giữ cho ruộng lúa chín. Còn MTTQ VN, quả là hình nộm để Đảng khoác lên đó chiếc áo dân chủ ma mị.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam – một văn bản như Luật Đảng: “Đảng viên có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng”. (Điều 2)

Cũng theo Luật Đảng, nhân sự trong bộ máy nhà nước, tất cả đều phải là đảng viên. Những nhân sự chủ chốt như bí thư các tỉnh, thành phố, bộ, ngành đều phải được Bộ Chính trị – cơ quan cao nhất của Đảng chuẩn y. Các tổ chức tiếng là “xã hội nhân sự”, như Mặt Trận Tổ Quốc (MTTQ) cũng không ngoại lệ, tất cả đều phải là đảng viên.

Mà đảng viên thì có nhiệm vụ phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng. Một tiếng nói trái tai Đảng là không thể.

Độc lập trong vòng kim cô của Đảng

Vừa qua đã diễn ra Hội nghị Đoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN lần thứ 15 khóa VII, thảo luận các báo cáo và công tác nhân sự Đại hội Mặt trận lần thứ 8. Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận vừa qua còn mờ nhạt.

Nguyên Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN Lê Truyền góp ý: Cần làm rõ tính độc lập của Mặt trận trong điều kiện Đảng vừa lãnh đạo, vừa là thành viên của Mặt trận. “Tính độc lập không phải là Mặt trận thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, mà độc lập để nói được tiếng nói của các tầng lớp nhân dân”, ông Truyền nói.

Quan điểm của ông Lê Truyền cho thấy sự mâu thuẫn: đã gọi là “độc lập” sao lại phải lệ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng? Tiếng nói của các tầng lớp nhân dân hiện nay, có thể như lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, là không còn tin Đảng. Như vậy, đây có thể coi là “thoát ly sự lãnh đạo của Đảng”?

Bù nhìn rơm còn giữ được ruộng lúa

Hiến pháp 2013, tại Điều 9 quy định “MTTQ VN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.

MTTQ VN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Như vậy, quyền được trao cho MTTQ VN là “tham gia xây dựng Đảng”, mà lại tự ti cho rằng mặt trận không được thoát ly sự lãnh đạo của Đảng – như lời của ông Lê Truyền, thì quả thật khó lòng kỳ vọng vào điều gì ở MTTQ VN.

Bù nhìn rơm còn tác dụng đuổi chim, giữ cho ruộng lúa chín. Còn MTTQ VN, quả là hình nộm để Đảng khoác lên đó chiếc áo dân chủ ma mị.

Nước đẩy thuyền thì cũng lật thuyền

Ông Lê Truyền cũng không sai. Ở văn bản có tên “Quy định 172-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng Trung ương do Bộ Chính trị ban hành”, do ông Lê Hồng Anh ký ngày 7-3-2013, tiếp tục trao cho đảng viên “quyền bắt buộc” là lãnh đạo, chỉ đạo những định hướng chính trong các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng mà cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể có trách nhiệm trong soạn thảo; những nội dung quan trọng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. (Trích Điều 2.2)

Đã nói đến “tiếng nói độc lập” thì không thể chấp nhận một cơ chế giám sát hay hạn chế nào riêng biệt, vì những hành vi quá đà tự thân nó không còn là “tiếng nói độc lập” và đã được các bộ luật hành chánh, dân sự và hình sự điều chỉnh.

Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, kể rằng năm 2011, khi ông cùng cộng sự thành lập hãng truyền thông tại Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục và đã ra mắt, ông đề nghị những cộng sự viên của mình là công dân Hòa Kỳ đến cơ quan quản lý báo chí tiểu bang và liên bang để đăng ký và xin phép cấp mã số báo chí để làm thẻ cho các nhà báo. Các cơ quan chức năng xứ Mỹ bảo rằng quý vị hãy về tự cấp thẻ lấy và tự chịu trách nhiệm về uy tín của tấm thẻ của mình. Ngay các hãng lớn như CNN hay AP cũng làm thế đó.

Nói thật, mất lòng. Trung ngôn thì nghịch nhỉ. Dẫu vậy, mất lòng và nghịch nhỉ cùng lắm chỉ tạo sự khó chịu. Ở đây, nếu “tiếng nói độc lập” không theo ý “lãnh đạo của Đảng” thì chuyện tù tội như từng xảy ra với các anh, chị Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Lê Công Định, Trương Duy Nhất…, có lẽ sẽ còn xảy đến dài dài khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang công nhiên vi hiến.

“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Trích Điều 4.3, Hiến pháp 2013).

Minh Tâm
Trí Nhân Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.