Văn hóa phong bì “lót tay”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiện tượng phải dúi phong bì “lót tay” đã trở thành như một thói quen văn hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Người ta dễ dàng nhìn thấy lót tay xảy ra thường ngày, ở mọi nơi từ trường học, bệnh viện, ngoài đường phố, trên đường giao thông, ở cửa khẩu, sân bay đến các cơ quan công quyền. Phong bì có thể đơn giản là một khoản tiền khiêm tốn để mong công việc của mình mau lẹ hơn. Cũng có thể là một khoản tiền cực kỳ lớn để chạy một chức vụ, một dự án.

Đây là thứ văn hóa tiêu cực, chính quyền Việt Nam có muốn chống lại nó không? Họ rất muốn nhưng hầu như không thể vì nó chính là sản phẩm của chế độ, một chế độ chỉ biết dựa trên quyền lực để quản lý xã hội. Do vậy, càng chống thì hình thức phong bì lót tay càng tinh vi và kín đáo hơn, không những chẳng giảm đi mà ngày càng lan tràn rộng rãi và phổ biến trong toàn xã hội Việt Nam đương thời.

Không ai bảo ai, nhưng những điều sau đây đã thành quy ước bất thành văn và dường như là bắt buộc:

– Muốn được y, bác sĩ chăm sóc chu đáo hơn, Tiền.
– Muốn con được cô giáo quan tâm hơn, Tiền.
– Muốn việc làm ăn không bị cơ quan công quyền làm khó dễ, Tiền.
– Muốn xe chở hàng, chở khách trên đường quốc lộ được êm thấm, Tiền.
– Muốn công an cửa khẩu, hải quan không gây phiền hà, Tiền.
– Muốn làm hộ khẩu, chứng minh thư, hộ chiếu nhanh, Tiền.
– Muốn xin một việc làm, khá nhiều Tiền.
– Muốn chạy một chức vụ, chức càng ngon càng bộn Tiền.
– Muốn doanh nghiệp làm ăn yên ổn, ráng lo đủ hàng trăm thứ tiền “thuế”. Danh sách này khó mà liệt kê hết được.

Xã hội Việt Nam đang ngày càng nhiễu nhương. Đút lót, hối lộ, tham nhũng đang hoành hành làm mục ruỗng xã hội, băng hoại con người Việt Nam. Con người dần trở nên ích kỷ, thờ ơ, vô cảm với đồng loại. Tôi phải nộp tiền cho anh trên lĩnh vực của anh, thì anh phải chi trả lại tôi trên lĩnh vực của tôi. Ai cũng sử dụng quyền lực, quyền hành của mình một cách tuyệt đối. Nhà giáo, thầy thuốc, quan chức, công an, hễ ai có quyền hành là người đó có quyền hách dịch. Đến nhà hàng cũng tự cho mình quyền chặt chém, doanh nghiệp cũng đối phó bằng gian dối. Vệ sinh an toàn thực phẩm đe dọa tính mạng con người cũng từ đó mà sinh ra.

JPEG - 75 kb
Việc cảnh sát giao thông ăn hối lộ diễn ra thường xuyên và đã trở thành thông lệ tại Việt Nam. Ảnh minh họa từ Internet.

Suy cho cùng chính đảng cộng sản Việt Nam là thủ phạm gây ra tình trạng này. Để bảo vệ chế độ, họ đã xây dựng một xã hội dựa trên quyền lực. Đảng biết rõ rằng với đồng lương thực tế, công chức không đủ sống, đảng đã ban phát cho họ quyền lực, quyền hành để có thể kiếm thêm bù vào và hơn nữa đảng cũng muốn như vậy để mua sự trung thành của giới công chức với chế độ.

Đảng đã cho ông bác sĩ, cô giáo viên có cơ hội dành thêm phong bì. Đảng cho ông quan chức phường, xã tí quyền hành đủ để nhũng nhương dân lành. Đảng cho ông công an tha hồ hoành hành trên đường để thu lộ phí. Đảng cho ông ngoại giao có cơ hội ra nước ngoài, làm ngơ cho thu phí visa, hộ chiếu. Đảng cho ông ngoại thương quyền hành để chi phối doanh nghiệp muốn có cơ hội vươn ra buôn bán bên ngoài. Đảng cho ông giao thông dự án làm đường tha hồ xà xẻo. Đảng cho ông xây dựng tha hồ bòn rút xi măng, sắt thép. Đảng cho các địa phương quyền lực để thu hồi đất của nông dân, bán cho các ông chủ dự án. Đảng cho ông quân đội tha hồ làm ăn kinh tế, sử dụng sức lao động của quân nhân mà không phải trả thêm lương.

Đảng rất kém, rất tồi trong quan lý và làm ăn kinh tế để ra tiền, nhưng đảng có quyền để ban phát khắp nơi, để mọi người tự kiếm sống. Đảng đã tạo ra một vòng luẩn quẩn, công dân Việt Nam chém đẹp lẫn nhau.

Cuối cùng, mọi gánh nặng, khổ đau đổ lên đầu người dân lành không có quyền lực và cả những người muốn sống liêm khiết, không biết sử dụng quyền hành mà đảng đã ban cho. Giữ được liêm chính trong xã hội Việt Nam hiện nay quả là quá khó.

Như một câu khẳng định đang lưu hành, tuy rất buồn cười, nhưng lại vô cùng đúng, đó là: “Không có đảng thì không có xã hội Việt Nam như ngày nay”.

Nhìn khối tài sản của các vị lãnh đạo đảng và nhà nước hiện thời, thí dụ như của ông Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu mà mọi người đã được chứng kiến qua hình ảnh trên mạng thông tin. Những khối tài sản này từ đâu ra, chắc chắn không thể từ đồng lương của các vị cựu tổng bí thư đảng này, mà là do nhiều cái phong bì lót tay mà ra. Hối lộ đã thành nan bệnh khó chữa vì ngay những người nhiễm bệnh nặng không nhìn nhận ra mình bị bệnh.

JPEG - 111.8 kb
Hình ảnh Cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (phải) ngồi trên chiếc ngai vàng đầu rồng tại tư gia làm “nóng” dư luận khi ảnh này xuất hiện ngày Mồng Một Tết năm 2015. Ảnh: Internet

Đút lót, hối lộ, tham nhũng là sản phẩm tổng hợp của sự lạm dụng quyền lực, được dung túng bao che bởi sự thiếu minh bạch. Nó là sản phẩm của sự độc quyền lãnh đạo và tài bưng bít sự thật của đảng cộng sản Việt Nam.

Mới đây, Việt Nam đã “vinh dự” chiếm vị trí thứ hai về tham nhũng sau Ấn Độ, tại châu Á. Tuy nhiên, độ tinh vi trong gian lận, tham nhũng, hối lộ của Việt Nam, chắc Ấn Độ phải thua xa.

Chủ nghĩa xã hội tại Venezuela đang sụp đổ, đảng cộng sản Việt Nam chắc chắn cũng không thoát khỏi được cái kết cục này. Đó là tiến trình phát triển tất yếu của nhân loại. Tuy nhiên, để khắc phục được những căn bệnh do đảng cộng sản gây ra cho nhân dân, dân tộc Việt Nam thì không hề đơn giản. Nó đã bị đảng cộng sản nhồi sọ, hằn sâu trong văn hóa, trong tiềm thức, trong thói quen của người Việt Nam.

Công cuộc canh tân đất nước và con người Việt Nam, không nên chờ đợi thời hậu cộng sản. Không phải khi cộng sản sụp đổ thì những tệ nạn tham nhũng, đút lót, hối lộ sẽ mất theo. Mà nó chắc chắn phải trải qua những cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ. Sửa chữa thói xấu của một con người đã khó, huống chi của cả một dân tộc.

Những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước, dân tộc nên bắt tay thực hiện công cuộc canh tân ngay từ bây giờ. Nó nên được gắn liền với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền. Gắn với cuộc đấu tranh chống lại độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Gắn với cuộc đấu tranh đòi minh bạch mọi chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Gắn với cuộc đấu tranh đòi mọi quyền lực thuộc về nhân dân, người dân phải được dùng quyền lực của mình để lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng lãnh đạo đất nước.

11/4/2017
Bằng Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”