Ước mơ ’làm thuê’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cả cái xã hội này nháo nhào lên bàn tán, tranh luận về một giấc mơ “lớn” của một cô học sinh bằng việc nêu ra câu hỏi “học thế nào để ra trường đi làm sẽ được hưởng mức lương 2.000 USD”?

Những người ủng hộ thì cho đó là ước mơ lớn, và đáng khích lệ.

Hôm qua, khi đối thoại hướng nghiệp với các bạn trẻ học phổ thông ở Vinschool, tôi nhấn mạnh với các bạn rằng: các bạn đừng hỏi câu hỏi như một học sinh vừa rồi đã đặt ra là, học thế nào để ra trường có mức lương 2.000 đô. Vì chỉ có doanh nghiệp khi họ tuyển dụng mới biết người ngồi đối diện họ mà họ đang phỏng vấn ở mức nào và bạn cho họ tìm thấy tiềm năng gì ở bạn. Chứ chẳng có trường nào dạy bạn ra để có thể đòi hỏi một mức lương nào ở đây được cả.

Hơn nữa, đừng hỏi thế, vì làm vậy là tự giới hạn ước mơ của chính mình lại, biến mình thành những con rô bốt chỉ biết đi làm vì tiền và thoả mãn bởi đã đạt được mức giá đó.

Và quan trọng hơn tất thảy, các bạn đừng nghĩ đi làm thuê nữa, hãy nghĩ làm chủ, đó mới là thứ đất nước này cần, thực sự cần hơn bất cứ lúc nào hết. Chứ chúng ta đi làm thuê mấy chục năm trên chính quê hương mình một cách miệt mài và cần mẫn để làm giàu cho các quốc gia khác, mà không những thế lại còn bán cạn kiệt cả tài nguyên quốc gia rồi nhưng cũng vẫn ngày càng nghèo và suy thoái.

Mà họ đâu có nghĩ, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước chiếm đến gần 80% tổng thị phần thị trường toàn quốc trong các lĩnh vực quan trọng và lớn. Thế thì lấy đâu ra mức lương kia cho một người mới ra trường ở cái nền giáo dục lạc hậu này? Tôi nói với các bạn trẻ rằng, họ được đào tạo ra mà chẳng có kỹ năng nào cả, viết cái đơn xin việc không xong. Thế thì đòi hỏi mức lương ấy có xứng đáng không? Hoặc bạn phải là thiên tài hoặc chí ít là phải rất khác người thường.

Ước mơ ấy lớn đối với các bạn trẻ Việt Nam vì nước ta quá nghèo, đi học còn chật vật vì tiền học phí, nên ra trường chỉ nghĩ đi làm thuê để trả nợ. Trầy trật kiếm việc trong nền kinh tế èo uột, rỗng ruột, với định hướng và nhiệm vụ chính trị, thì ước mơ ấy chẳng có gì để bàn đến nhiều ở đây. Đứng trên đất Mỹ, Úc hay Nhật thì có thể được, nhưng ở Việt Nam ư, hãy chứng minh rằng, bạn vừa cầm tấm bằng tốt nghiệp ra bạn phải là một thiên tài hoặc có khả năng vượt trội nào đó người ta cần mà cũng đồng thời họ phát hiện ra nó đang ngự trị trong bạn.

Và đã đến lúc ước mơ làm chủ chứ đừng làm thuê cả đời để còm cõi sống nhỏ mọn nữa. Cái giá của làm thuê thì luôn luôn rẻ mạt, dù là với định mức tiền bạc nào đi nữa.

Không ai đánh thuế ước mơ, nên hãy học và tích trữ trí tuệ ưu tú, lúc đó, tiền bạc không còn là giới hạn của những ước mơ. Hãy để ước mơ trở nên đáng giá hơn tiền bạc.

Và trước tiên, hãy bắt tay vào dọn dẹp cuộc sống đầy bất công đến phi lý và tha hoá này đi để có chỗ cho những ước mơ có cơ hội trở thành hiện thực.

Big Think, hãy nghĩ lớn là điều Tổ quốc này đặc biệt cần ở những người trẻ để cho đất nước trở mình và lột xác mà vươn tầm lên với văn minh thế giới. Nếu không sẽ là đất nước của những kẻ làm thuê. Chỉ là vậy thôi.

Nguồn: FB Luân Lê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.