Úc Châu và vấn đề Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 31/3 vừa qua, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là Đô Đốc Harry Harris đã tuyên bố rằng, việc Trung Quốc đang xây “trường thành cát” trên Biển Đông qua việc ồ ạt xây các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa đã gây mất ổn định ở Biển Đông.

Đô đốc Harris nói: “Khi nhìn vào các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền khác, sự thiếu minh bạch và không phù hợp với luật pháp quốc tế về vùng biển Lưỡi Bò, và sự bất cân xứng giữa sức mạnh của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ hơn, thì không có gì ngạc nhiên khi phạm vi và tốc độ xây dựng các đảo nhân tạo đang đặt ra câu hỏi nghiêm túc về ý định của Trung Quốc”.

Qua phát biểu của Đô Đốc Harris, ông Michael Wesley, Giám Đốc Trường Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại Học Quốc Gia Úc nhận định rằng đây là một bước nhẩy vọt, phản ảnh quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc muốn giải quyết căng thẳng trong khu vực Biển Đông.

Ông Wesley cũng nói là nước Úc sẽ không đứng ngoài cuộc, vì 60% mậu dịch thông thương của Úc lệ thuộc vào Biển Đông.

Nước Úc và ASEAN

Úc Châu thật sự ở rất xa đối với khu vực Đường 9 Đoạn và quần đảo Trường Sa. Không những xa về khoảng cách địa lý mà còn bị ngăn cách khỏi khu vực này bởi những quần đảo của các nước Nam Dương, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân.

Thêm vào đó, nước Úc căn bản lại là một quốc gia có nguồn gốc từ Anh Quốc, Tây Phương da trắng, khác hẳn với những quốc gia trong khu vực đều là Á Châu da vàng. Tình cảnh giống như một người da trắng lạc vào giữa khu chợ da màu.

Thế nhưng, điều có thể nhiều người không trông đợi đã xảy ra. Đó là việc nước Úc đã liên minh với Mỹ để phản đối Trung Quốc về vụ giàn khoan HD 981 và vụ lấp bãi đá chìm Gạc Ma. Câu hỏi được đặt ra là, Úc sẽ được lợi gì khi liên minh với Hoa Kỳ và nhất là quan hệ với CSVN và Phi Luật Tân trong việc đối phó Trung Quốc ở biển Đông, và vấn đề Biển Đông quan trọng tới mức độ nào trên căn bản lợi ích quốc gia của nước Úc?

Đã từ lâu, nước Úc muốn trở thành một thành viên của Châu Á, đặc biệt là đối với khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu của chính sách đối ngoại của Úc trong nhiều năm qua là hướng về khối ASEAN và vì thế, Úc chia xẻ quan điểm và trách nhiệm chung của khối ASEAN về vấn đề biển Đông.

Ông Simon Merrifield, đại sứ Úc tại ASEAN đã trình bày quan điểm của nước về ASEAN như sau:

“ASEAN giữ vai trò chủ chốt trong việc giúp tất cả chúng ta kiểm soát sự năng động chiến lược đang thay đổi trong khu vực, bao gồm cả các mối quan hệ giữa các nước lớn. ASEAN và các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt có thể tận dụng vai trò trung tâm này để giải quyết một cách chủ động một số vấn đề nhạy cảm hơn của khu vực, trong đó tất nhiên bao gồm cả những căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông.”

Với tầm nhìn đó, nước Úc đã trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN từ năm 1974 kéo dài đến hôm nay. Hiện nay, Úc Châu đã cung cấp cho khối ASEAN một khoản viện trợ phát triển thường niên trị giá 1 tỷ Mỹ Kim cho các nước thành viên kém phát triển. Khối ASEAN hiện là đối tác chiến lược đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Úc, chỉ sau Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Úc và ASEAN lên đến 99 tỷ Mỹ Kim.

Úc Châu và Biển Đông

Vừa là đối tác chiến lược của khối ASEAN, vừa là đồng minh cật ruột của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên dài, đặc biệt trên phương diện quân sự. Hoa Kỳ và nước Úc đã là đồng minh của nhau trong thế chiến thứ hai và sau đó trong cuộc chiến tranh Việt Nam hồi thập niên 60 trong thế kỷ trước.

Tuy nhiên sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4/1975, dưới thời cựu thủ tướng Úc Malcolm Fraser (1975-1983), nước Úc muốn chấm dứt sự phụ thuộc của Úc với Mỹ trong vấn đề an ninh và giành lại khả năng tự chủ. Ông Fraser đã hướng về Bắc Kinh như một khách hàng hơn là một kẻ thù từ sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lực ở Hoa Lục. Nước Úc bắt đầu giàu lên nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô sang Trung Quốc.

Từ cuối năm 2007, Trung Quốc thay thế Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Úc với số lượng hàng hoá trao đổi lên đến hơn 100 tỷ Mỹ Kim hàng năm. Đến năm 2009 Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc.

Trong sách trắng “Úc Châu trong Thế kỷ châu Á” công bố năm 2012, nước Úc đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo dựng mối “quan hệ toàn diện” với Trung Quốc, bao gồm cả kinh tế, tài chánh, du lịch, văn hóa, xã hội và trao đổi du học sinh. Hiện có non 200 ngàn sinh viên Trung Quốc du học tại Úc và hàng năm Úc đón tiếp hơn nửa triệu lượt du khách đến từ Trung Quốc.

Trong mối quan hệ với Trung Quốc nói trên, kể từ thập niên 80 cho đến gần đây, nước Úc luôn gần như bị buộc phải giữ thái độ trung lập trong các cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Nhưng từ khi khủng hoảng biển Đông bùng nổ và nhất là khi Hoa Kỳ tuyên bố chuyển trục về khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, chính quyền Úc đã lấy thái độ rõ rệt: Trung Quốc chỉ đơn thuần là đối tác thương mại. Có nghiã là dù quan trọng nhưng ưu tiên cũng chỉ là thứ yếu so với ưu tiên đồng minh chiến lược quân sự với Hoa Kỳ.

Tại Hội Nghị Shangri-La 2012, Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc Stephen Smith đã tuyên bố rằng: “Mối quan hệ đồng minh Mỹ – Úc là không thể phá vỡ, là nhân tố lâu dài trong những chiến lược an ninh của quốc gia”.

Phát biểu của ông Stephen Smith được coi như sự tái khẳng định đâu là ưu tiên của nước Úc. Nhận định cho rằng nước Úc đứng giữa “ngã ba đường”, với ý nghiã là sự chọn lựa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là khó khăn đối với Úc là không chính xác, vì mặc dù luôn phải cố gắng giữ mối giao thương với Trung Quốc, thực sự Úc không thể có lựa nào khác hơn, và bằng mọi giá, phải là đồng minh của Mỹ.

Theo ông Carl Thayer, nhà bình luận chính trị quốc tế cho rằng chính phủ Úc đã âm thầm đi theo chính sách của Hoa Kỳ, nhưng kín đáo hơn và rất hiếm khi lên tiếng về vấn đề này ở nơi công cộng. Úc ủng hộ hoàn toàn chính sách được tuyên bố của ASEAN về Biển Đông. Đó là kêu gọi tất cả các bên trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông tự kiềm chế và tránh các hành động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực, cũng như đẩy mạnh việc đúc kết các cuộc thảo luận về một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Kết luận

Ngày 11/05/2015 vừa qua, trả lời cuộc phỏng vấn của hãng tin Bloomberg về lời phát biểu của phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc rằng Bắc Kinh có quyền đơn phương thiết lập một vùng ADIZ, trong trường hợp mà Trung Quốc thấy cần thiết, Ngoại trưởng Úc bà Julie Bishop đã khẳng định rằng Bắc Kinh không nên thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông vì điều này sẽ chỉ làm gia tăng các căng thẳng với những hậu quả khó lường.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Julie Bishop một lần nữa cho thấy là nước Úc tuy ở rất xa biển Đông nhưng quyền lợi thì lại rất gần vì 60% mậu dịch thông thương của Úc đi qua vùng biển này.

Với ý hướng hội nhập vào ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia trong vùng đang có xu hướng tách rời khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc; song song với việc đồng minh cốt lõi là Hoa Kỳ đang xoay trục về Châu Á, nước Úc càng có thêm lý do xác đáng để đi theo hướng chung này./.

Đỗ Đăng Liêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.