Tường trình Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva 2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 20 tháng 2, 2018

Hàng năm từ năm 2009 cho đến nay, vài ngày trước khi Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc diễn ra thì có Hội Nghị Thượng Đỉnh cho Nhân Quyền và Dân Chủ, thường gọi là Geneva Summit. Năm nay là lần thứ 10 Hội Nghị được tổ chức, với mục đích là tạo cơ hội để các nạn nhân của những sự vi phạm nhân quyền lên tiếng trước dư luận quốc tế. Năm 2018, diễn giả đại diện cho Việt Nam là anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, 23 tuổi, con của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn. Ngoài anh Nghĩa, còn có 25 diễn giả khác đến từ 18 quốc gia trên thế giới.

Chương trình Geneva Summit 2018 (GS18) bắt đầu vào ngày 19/02/2018 với buổi lễ khai mạc tại Liên Hiệp Quốc, Palais des Nations. Trong diễn văn khai mạc, ông Hillel Neuer, Tổng giám đốc UN Watch nhắc lại Geneva Summit được tổ chức bởi một liên minh gồm 25 tổ chức quốc tế như Tập Hợp Khẩn Cấp Cho Darfour, Forum 2000, Freedom Rights Project, Human Rights Foundation, Ingénieurs du monde, Initiative for Venezuela, Initiative for China, Stop Child Execution, Lantos Foundation for Human Rights and Justice, và Việt Tân. Ban Tổ Chức chọn làm lễ khai mạc tại Liên Hiệp Quốc để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhân viên Liên Hiệp Quốc đến nghe phát biểu của diễn các giả.

JPEG - 37.3 kb
Lễ khai mạc Geneva Summit 2018 tại Liên Hiệp Quốc.

Tiếp theo buổi lễ khai mạc, các diễn giả được mời đến Toà đại sứ Canada để trao đổi riêng với các nhà ngoại giao của một số quốc gia Tây Phương như Anh Quốc, Thụy Điển, Ireland, v.v… Mỗi diễn giả được 2 phút để trình bày trường hợp của mình và đưa ra những đề nghị cụ thể. Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa yêu cầu các quốc gia Tây Phương làm áp lực lên nhà cầm quyền CSVN để các phiên tòa xét xử các nhà dân chủ phải thật sự được minh bạch, với sự quan sát của các nhân viên tòa đại sứ nước ngoài.

Ngày đầu tiên của GS18 kết thúc bằng một buổi tiếp tân tại Hotel Beau-Rivage trên bờ hồ Leman, dành cho các diễn giả và quan khách do Ban tổ chức tuyển chọn. Trong buổi tiếp tân, ông Vladimir Kara-Murza, một nhà đối lập ở Nga và Chủ tịch Boris Nemtsov Foundation đã lên án mạnh mẽ sự độc tài của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo ông Kara-Murza, cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 2 tháng 3, 2018 sắp tới không có giá trị vì ông Putin đã loại ra tất cả những ứng cử viên đối lập khác bằng mọi cách, kể cả ám sát người như trường hợp của ông Boris Nemtsov, bị ám sát năm 2015. Cá nhân ông Kara-Murza đã thoát khỏi hai lần âm mưu ám sát bằng chất độc.

JPEG - 24.9 kb
Hình lưu niệm với ông Hillel Neuer, Giám đốc UN Watch.
JPEG - 22.9 kb
Hình lưu niệm với ông Vladimir Kara-Murza.

Qua ngày 20/02/2018 là ngày cao điểm của GS18. Như mọi năm, Hội Nghị được tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế của thành phố Genève, cách Liên Hiệp không đầy một cây số. Tại đây, phần thuyết trình của 26 diễn giả được chia ra thành 9 đề tài: Chống lại bạo quyền; Ký giả bị tấn công, trường hợp của Pakistan; Trung Quốc hậu Lưu Hiểu Ba; Người phụ nữ thoát khỏi ISIS; Venezuela có nên vào Hội Đồng Nhân Quyền; Quyền bình đẳng ở Uganda; Làn sóng phản đối ở Iran năm 2018; Tra tấn tại Bắc Hàn và đề tài cuối cùng là Những suy tư nhân dịp 70 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Bản tổ chức sắp xếp phần thuyết trình của anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa trong đề tài thứ nhất: Chống lại bạo quyền, cùng với ba diễn giả khác là bà Asli Erdoğan, một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, tranh đấu cho nhân quyền và cũng là cựu tù nhân lương tâm Ông Guillermo Fariñas Hernández, một nhà tâm lý học, ký giả và cựu tù nhân lương tâm ở Cuba và Mục Sư Evan Mawarire, một nhà đối kháng ở Zimbabwe, chống lại chế độ của ông Mugabe.

JPEG - 30.6 kb
Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội Nghị.

Trong phần thuyết trình bằng anh ngữ, anh Nghĩa trình bày những vi phạm nhân quyền, những sự đàn áp thô bạo đối với gia đình của anh, và đặc biệt với người cha của mình, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn. Đặc biệt, anh kể lại một sự kiện xảy ra vào năm 2005, lúc đó anh mới được 10 tuổi: “… hàng trăm người xông vào nhà của chúng tôi ban đêm, bủa vây ông và buộc ông quỳ xuống và chối bỏ Thượng Đế, nếu không sẽ đối diện với tử thần; ông bảo rằng ‘Tôi sẽ không quỳ trước bất cứ ai khác, và tôi sẽ không bao giờ từ bỏ niềm tin vào Thượng Đế.’”.

Anh Nghĩa tường thuật lại cho Hội Nghị sự việc Mục Sư Tôn bị bắt cóc vào ngày 27/02/2017 và bị đánh đập dã man suýt chết. Năm tháng sau, cha của anh bị nhà cầm quyền bắt và ghép tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 của BLHSVN. Anh Nghĩa nhắc lại Mục Sư Tôn là một trong những người sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC), cùng với Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Hiện nay có 13 thành viên của HAEDC đang bị giam cầm.

Anh Nghĩa kết thúc phần thuyết trình với lời khẩn cầu các bạn tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva “hãy gióng lên tiếng nói của mình trong vai trò người bảo vệ nhân quyền. Hãy làm áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam qua mọi phương cách quốc tế. Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Liên Hiệp Quốc nên đem những trường hợp này ra để chính quyền Việt Nam không thể tiếp tục nói láo nữa.” Phần thuyết trình của anh Nghĩa đã gây được nhiều sự chú ý và thậm chí làm nhiều người xúc động.

Xen kẽ với 9 đề tài là phần trao giải thưởng với đại diện các tổ chức trong liên minh Ban Tổ Chức cùng với UN Watch. Giải Thưởng Phụ Nữ Quốc Tế 2018 được trao cho bà Julienne Lusenge, từ nước Congo. Bà Lusenge là Chủ tịch hội Solidarité féminine pour la paix et le développement intégral – Người phụ nữ đoàn kết cho hòa bình và phát triển toàn diện. Bà Julienne Lusenge tranh đấu chống lại thảm họa dùng sự hãm hiếp phụ nữ như một vũ khí ở Phi Châu. Hội của bà Lusenge hỗ trợ sự truy lùng và xét xử những kẻ phạm tôi hãm hiếp phụ nữ và trẻ em trong vùng chiến tranh.

JPEG - 35.1 kb
Trao giải Cam Đảm Geneva Summit 2018

Kế đến, Giải Thưởng Can Đảm Geneva Summit 2018 được trao cho ông Vladimir Kara-Murza, nhà đối lập ở Nga, Chủ tịch tổ chức Boris Nemtsov mà một người có dịp nghe ông phát biểu trong buổi tiếp tân ngày trước đó.

Sau phần thuyết trình, anh Nghĩa được đài SBTN, VOA và RFI phỏng vấn. Trong tình huống đàn áp nhân quyền khốc liệt tại Việt Nam, sự hiện diện và phát biểu của một diễn giả Việt Nam trước diễn đàn quốc tế là một điều vô cùng cần thiết để lên án nhà cầm quyền CSVN trước công luận quốc tế.

JPEG - 32.5 kb
Hình lưu niệm với bà Ruth Dreifuss, cựu Tổng thống Thụy Sĩ nhiệm kỳ 1993-2002. Bà Dreifuss là người Nữ tổng thống đầu tiên của Thụy Sĩ.
JPEG - 26.8 kb
Hình lưu niệm với các diễn giả Geneva Summit 2018.

Từ tháng 10/2017, đảng Việt Tân cùng một số tổ chức trong và ngoài nước đang tiến hành chiến dịch Stop The Crackdown, với những nổ lực như các lá thư chung gửi đến các lãnh tụ quốc tế, chuyến vận động ở Quốc Hội Âu Châu vào tháng 11/2017 với kết quả là Nghị Quyết 2017/3001 của QHAC lên án nhà cầm quyền CSVN, cuộc điều trần tại Quốc Hội Úc vào tháng 12/2017 với sự hiện diện của anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa. Bài phát biểu của anh Nghĩa trong Hội Nghị Thượng Đỉnh 2018 cũng nằm trong những nỗ lực của chiến dịch Stop The Crackdown.

Nguyên văn bài phát biểu của anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.