Tường thuật hơn 1000 ngư dân huyện Quỳnh Lưu gửi đơn khiếu nại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(18.10.2016)

16 giờ 20: Sau khi nghe tin phái Đoàn cha Nam bị giới chức cộng sản ngăn cản không cho đi nộp đơn khởi kiện, hơn 1000 bà con giáo dân giáo xứ Phú Yên đã kéo nhau ra Thị trấn Cầu Giát, đứng đợi và đón phái Đoàn.

Ông Thiên, một giáo dân Phú Yên tham dự đón phái Đoàn chia sẻ: “Tôi phẫn nộ trước hành vi của nhà cầm quyền ngăn cản không cho cha và bà con ngư dân đi gửi đơn khiếu nại. Nhiều người dân chúng tôi muốn đi nhưng không được đi vì công an và cảnh sát giao thông cản trở. Khi nghe tin cha về lại giáo xứ nên bà con chúng tôi rủ nhau ra xã An Hòa đón cha và phái đoàn về.” Trên đường đón cha Nam về, bà con vừa đi vừa hát bài hát “Kinh Hòa Bình” ước mong quê hương VN tôn trọng quyền sống của người dân. Gần 1000 bà con ngư dân đi xe máy theo hàng dài biểu tỉnh qua các con đường ở xã An Hòa – Quỳnh Lưu, họ vừa đi vừa hô lớn “Formosa – Cút, Cút!!” Về đến giáo xứ, cha Nam và cộng đoàn đã dâng lời tạ ơn Đức Mẹ về một chuyến đi gian nan và đầy hiểm nguy.

14 giờ 15: Công an tỉnh Nghệ An khẩn cầu đề nghị cha Nam yêu cầu bà con về lại giáo xứ Phú Yên và giới chức sẽ điều phối xe chở bà con ngư dân về lại giáo xứ. Phía công an tỉnh Nghệ An nói rằng, họ không đảm bảo sự an toàn cho phái đoàn khi vào đất tỉnh Hà Tĩnh.

Những thanh niên đeo khẩu trang chạy trên những chiếc xe Honda bám theo đoàn một cách sát sao.

JPEG - 18.1 kb
Xe công an tỉnh Nghệ An dẫn Đoàn về lại giáo xứ Phú Yên

JPEG - 36.8 kb

13 giờ 20: Người trong hình tự xưng là công an tỉnh Nghệ An tên là Sửu đã trực tiếp nói với cha Nam rằng, phái đoàn có thể tiếp tục đi nộp đơn khiếu nại, nhưng ông không bảo đảm sự an toàn cho phái đoàn.

JPEG - 17.5 kb

12 giờ 45: Cha Antôn Đặng Hữu Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Sửu, công an tỉnh Nghệ An, đánh xe xuống tận nơi và nói với phái đoàn có thể tiếp tục đi nhưng ông không đảm bảo sự an toàn tính mạng cho phái đoàn. Vì vậy, cha Nam và phái đoàn quyết định dừng chân tại đây, đợi Đức cha Phaolô đến giải quyết.

Vì sự an toàn, bà con quyết ở trên xe. Cha Nam đã chia sẻ mỗi người một hộp sữa để chống đói.

Ông Huỳnh Quốc Huy vừa cho biết, sáng nay ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh, đích thân gọi điện thoại, yêu cầu các tài xế Taxi hãy trở về, không được đón giáo dân đi khiếu kiện Formosa, nếu không sẽ bị đuổi việc. Và ông tuyên bố từ nay không dùng bất cứ dịch vụ nào của Mai Linh nữa.

11 giờ 40: Rất đông thanh niên mặc thường phục bao xung quanh Đoàn Phú Yên, những người này có hành vi bạo lực đối với Đoàn dưới sự chứng kiến của công an, cảnh sát giao thông nhưng các nhân viên công quyền này không bảo vệ người dân khi những người lạ mặt hành hung bà con. Cha Nam khá lo lắng cho sự an toàn của bà con.

Côn đồ đã nhào vô một xe, lôi những người dân xuống xe, đánh đập. Họ yêu cầu bà con xuống xe nhưng cha Nam đã liên tục yêu cầu mọi người ngồi yên trong xe, giữ sự ôn hòa và đợi Đức cha xuống can thiệp.

11 giờ 20: Cảnh sát giao thông ngăn cản và yêu cầu Đoàn cha Nam qua địa phận Hà Tĩnh để giải quyết nhưng cha từ chối. Cha Nam phản hồi rằng, sẽ đợi Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đến đây giải quyết và có thể Đức cha sẽ đưa phái đoàn đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh gửi đơn khiếu nại.

Cha Nam tố cáo những công viên công quyền đã lôi một số bà con ngư dân đang ở trên xe, xuống xe, hành hung.

Hiện nay, cảnh sát giao thông đã thu giữ giấy tờ xe của cha Nam. Cha Nam nói rằng, cha đã nghe lời Đức cha Phaolô và căn dặn bà con ngư dân quay lại về giáo xứ. Cho đến thời điểm này chỉ chưa đến 100 người cùng đi với cha Nam đến tòa gửi đơn khiếu nại.

10 giờ 50: Rất đông cảnh sát giao đông, xe đặc vụ ngăn cản xe của bà con ngư dân tại Cầu Bến Thủy thuộc xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, giáp ranh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh, cách Tòa án Thị xã Kỳ Anh khoảng 150 km.

Cha Nam xuống xe làm việc với nhóm cảnh sát giao thông ngang nhiên cản trở giao thông của Đoàn Phú Yên.

10 giờ 45: Giới chức huy động khá đông cảnh sát giao thông đứng tại cung đường Nguyễn Du, Tp.Vinh, chặn đoàn xe, không cho giao thông.

10 giờ 20: An ninh, cảnh sát, cảnh sát cơ động đang theo dõi Đoàn Phú Yên. Hiện nay, Cha Nam đang hướng dẫn và căn dặn Đoàn một số điều, tại chân Cầu Vượt thuộc xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

9 giờ 50: Cha Nam và gần 30 người khác đã đến điểm tập trung tại chân Cầu Vượt thuộc xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Trong tinh thần Kitô Hữu, giáo dân giáo xứ Yên Đại thuộc xã Nghi Phú, huyện Nghi Lộc và giáo xứ Thượng Lộc thuộc xã Nghi Vạn huyện Nghi Lộc đã tiếp tế nước cho Đoàn Phú Yên. Mỗi bà con giáo dân chung tay góp sức hỗ trợ cho Đoàn ngư dân trong khả năng có của mỗi người.

9 giờ 25: Trong một diễn biến khác tại Khu công Nghiệp Vũng Áng Formosa Hà Tĩnh xuất hiện các công an, cảnh sát cơ động, chó nghiệp vụ… sẵn sàng đàn áp người dân nếu có biểu tình xảy ra tại đây.

Từ facbook Sơn Văn Lê cho hay, một người dân tại khu vực Formosa nói với anh rằng: “Ở đây công an, cảnh sát cơ động đã có tư thế sẵn sàng đàn áp người dân nếu theo giáo xứ Phú Yên đến Tòa án Kỳ Anh”.

Lực lượng công an, cảnh sát cơ động… đã bày binh bố trận rải khắp khu vực Formosa. Họ đem cả xe cứu hỏa án ngữ ngay tại các cung đường đi vào khu vực này. Theo người dân địa phương cho hay “xe cứu hỏa này sẽ là vòi rồng phun bắn vào người dân”.

9 giờ 05: Hiện tại, công an gây khó khăn cho các xe taxi chở ngư dân và bắt bà con xuống đi bộ. Những nhóm ngư dân này phải đi bộ khoảng 2km để đến được nơi tập trung tại chân Cầu Vượt thuộc xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Đường đi tìm kiếm công lý dài và xa lắm, nhưng “ai” cản được nỗi khát khao tìm kiếm sự thật của người dân? Nhà cầm quyền gây khó khăn và cản trở các phương tiện đi lại thì người dân dùng đôi chân miệt mài đi tìm công lý.

8 giờ 35: Khoảng gần 100 công an mặc sắc phục và thường phục tập trung ngay xã Nghi Liên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Tại đây, công an bắt các xe taxi dừng lại, yêu cầu người dân xuống xe và không cho các xe taxi tiếp tục chở bà con. Nhiều người dân đã xuống xe, đi bộ, tuy nhiên có một thanh niên lạ mặt mặc áo đỏ đã trà trộn vào Đoàn ngư dân.

8 giờ 30: Phóng viên GNsP đang có mặt tại Thị xã Hồng Lĩnh, thuộc tỉnh Hà Tĩnh và cách Tòa án Thị xã Kỳ Anh 70 km, cho biết: giới chức huy động khá đông cảnh sát, cảnh sát giao thông đứng chờ đón sẵn Đoàn Phú Yên. Xuất hiện một nhóm người dân mặc thường phục khoảng hơn 100 người cũng đang đứng đợi. Phóng viên GNsP đặt nghi vấn đây có thể là người dân được giới chức thuê để gây rối cho Đoàn ngư dân.

8 giờ 20: Một số xe taxi chở bà con ngư dân đã đến được xã Nghi Kim, Tp.Vinh cách giáo xứ Phú Yên khoảng 50 cây số. Hiện nay, côn đồ xuất hiện tại khu vực này mỗi lúc một đông hơn. Cảnh sát giao thông đứng nhiều hai bên đường và có dấu hiệu ngăn cản xe của Đoàn Phú Yên.

8 giờ 00: Những viên an ninh mặc thường phục đi trên chiếc xe gắn máy có hành vi rải đinh trên các tuyến đường mà Đoàn Phú Yên sẽ đi ngang qua, đồng thời gây khó khăn cho bà con ngư dân trên đường đi. Trong số những chiếc xe này có xe mang biển số 48-F2 8623.

7 giờ 45: Những người mặc thường phục đi trên những chiếc xe gắn máy theo Đoàn Phú Yên từ nhà thờ, đang có hành vi rải đinh trên các tuyến đường mà Đoàn đang đi và sẽ đi qua để đến được Tòa án Thị xã Kỳ Anh.

Tại ngã tư Giát thuộc huyện Quỳnh Lưu, công an chặn 30 taxi không cho đi và ép phải quay đầu trở lại nhà thờ Phú Yên. Bà con ngư dân phản đối hành vi sai trái và lạm quyền này của các viên công an và cảnh sát giao thông.

6 giờ 15: Công an địa phương đã gây áp lực và gây khó khăn cho các chủ nhà xe hợp đồng với Đoàn Phú Yên, yêu cầu không được chở Đoàn đi khiếu nại, nếu chủ xe nào tham gia sẽ bị kết vào tội “chống nhà nước”.

Mặc dù không đủ xe hợp đồng như dự kiến, cha đã tìm cách thuê những xe taxi khác để thuyên chở bà con đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh.

5 giờ 45: Trước giờ lên đường, Cha Nam chia sẻ với bà con ngư dân: “Việc chúng ta lên đường khởi kiện Formosa là không sai với pháp luật. Việc khởi kiện này đáng ra phải là công việc của Chính phủ nhưng chúng ta vô phúc nên mới phải làm. Chính vì vậy mà chúng ta hôm nay mới tiếp tục lên đường vào Kỳ Anh để khởi kiện Formosa để đòi lại công lý cho chính chúng ta và mọi người…”

5 giờ 00: Cha Nam và bà con ngư dân đã dùng bữa ăn sáng chung với nhau gồm bánh mì và sữa.

Trong bữa ăn sáng, cha chia sẻ những khó khăn mà đoàn sẽ phải đối mặt và cha mong muốn bà con luôn giữ tinh thần ôn hòa khi dối chất hoặc hành xử với các cán bộ công an hoặc an ninh mặc thường phục.

Cha Nam còn bày tỏ những trở ngại khó khăn mà các chủ nhà xe đang gặp phải và bị gây áp lực bởi nhà cầm quyền địa phương.

Sáng sớm ngày 18.10.2016, hơn 1000 bà con ngư dân sống tại khu vực Quỳnh Lưu quy tụ về sân giáo xứ Phú Yên từ tờ mờ sáng, để kịp chuyến đi vượt hơn 200 km đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, gửi đơn khiếu nại do Tòa án trả lại đơn khởi kiện của bà con.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, là người đại diện pháp lý cho bà con ngư dân trong quá trình khởi kiện và khiếu nại.

Như GNsP chúng tôi đã bình luận văn bản “trả lại đơn khởi kiện” Tòa án Thị xã Kỳ Anh cho hơn 500 bà con ngư dân là cố tình bao che, tiếp tay cho “thủ phạm” Formosa và giới chức cộng sản – là những người có liên quan trực tiếp trong việc xả thải độc tố ra biển Miền Trung.

GNsP cũng chỉ ra rằng, chính sự “thừa nhận” của công ty Formosa và sự “xác nhận” của chính phủ VN là những “tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết” và là chứng cứ quan trọng mà bà con ngư dân không cần phải chứng minh bằng “tài liệu, chứng cứ” với Tòa án trong vụ kiện này.

Điều vô lý, mâu thuẫn thể hiện ngay trong chính văn bản của Tòa, Thẩm phán trả đơn vì không có chứng cứ, nhưng ngay sau đó lại lấy Quyết định số 1880/QĐ-TTg về “bồi thường thiệt hại” để căn cứ trả đơn. Chính Quyết định 1880/QĐ-TTg với nội dung gọi là “định mức bồi thường… cho các đối tượng bị thiệt hại…” là chứng cứ chứng minh bà con ngư dân “bị thiệt hại”. Quyết định này chính là “tài liệu, chứng cứ hiện có” theo qui định tại khoản 5 Điều 189 BLTTDS. Nếu bà con ngư dân “không có chứng cứ chứng minh thiệt hại”, thì “chính phủ” mà có người đọc trại là “chú phỉnh” đã lừa đảo cả Formosa lẫn người dân để “chiếm đoạt” 500 triệu đô la của Formosa đã “bồi thường thiệt hại”?

Và, Quyết định 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng về phương án bồi thường không thể là “căn cứ” để trả lại đơn kiện, khi quyết định ấy trái luật cả hình thức lẫn nội dung.

PV.GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.