Tường thuật hành trình Ngư dân Miền Trung đi gửi đơn khởi kiện Formosa ngày thứ hai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(27.09.2016)

12 giờ 00: Bà Têresa Trần Thiện tuổi đi tham dự chia sẻ: “Qua đợt đi nộp đơn khởi kiện Formosa như thế này tôi thấy rất đúng và phải làm cho đúng, làm cho được để khởi tố Formosa để nó cút ra khỏi Việt Nam. Còn nếu nhà nước mình mà còn để nó hoạt động, còn nằm lại trong Việt Nam mình thì chắc chắn sau này nó còn làm hại dân mình, mà dân mình là dân biển (dân làm nghề biển) mà nó đã đưa chất độc hại thải ra biển, nó còn đưa lên cả đất liền nó đưa đi ba miền Bắc – Trung – Nam. Cho nên ô nhiễm không chỉ 4 tỉnh Miền Trung mà là cả nước, nếu vụ kiện này mà không thành công có thể nó hành hung mình. Cảm ơn cha Nam và giáo dân xứ Phú Yên đã tổ chức khởi kiện, đây là một cảm nghiệm chưa từng có, được ơn Chúa đến để mà có vụ khởi kiện này.”

Khi được hỏi sau đợt kiện của giáo xứ Phú Yên thì giáo xứ Quý Hòa có muốn kiện Formasa không, bà nói: “Giáo xứ Quý Hòa rất muốn kiện, trước đây giáo xứ Quý Hòa đã muốn kiện rồi nhưng chưa làm xong…”

11 giờ 50: Bà Bùi Thị Nhiệm, giáo dân Gx Phú Yên, Gp. Vinh đi tham dự cho biết: “Yêu cầu Formosa phải cút khỏi đất nước Việt Nam, trả lại tôm cá cho Việt Nam, không dùng Formosa, phải làm cho người dân được sống nên đề nghị Formosa phải cút khỏi Việt Nam.”

“Khi mọi người vào đây (tòa án Thị xã Kỳ Anh) thì họ cũng tiếp đón người dân, nhưng còn một số công an nữa đóng giả người dân để hành hung, quay phim chụp ảnh để trả thù người dân; Nhưng người dân chúng tôi không bao giờ đánh trả lại, chúng tôi là một người dân là một người con của Chúa Kitô cho nên chúng tôi phải ứng xử hòa nhã.” Bà Nhiệm nói.

11 giờ 40: Những câu hát “Dân tộc anh ở đâu? Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu? Để ngàn sau ghi dấu. Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào…” được vang lên từ bà con ngư dân đang đi gởi đơn khởi kiện Formosa tại Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh. Mặc dù thời tiết rất nóng và gay gắt nhưng bà con vẫn giữ trật tự và chờ đợi các cán bộ “làm các thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện” họ.

11 giờ 15: Hiện tại, bên ngoài Tòa án rất đông công an, cảnh sát giao thông theo dõi một cách cẩn mật.

Rất đông ngư dân giáo xứ Quý Hòa xuống tòa án Thị trấn Kỳ Anh cùng đồng lòng với bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu. Bà con ngư dân Quý Hòa chia sẻ một nước uống cho những người tham gia.

Các phóng viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết, khu vực tòa án đã bị phá sóng.

9 giờ 40: Phía ngoài cổng tòa án, rất đông đảo bà con đến đồng hành cùng bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Họ cầm băng rôn với những dòng chữ “Ai đã ưu đãi cho Formosa trái pháp luật?”, “Yêu Cầu khởi tố Formosa…” và đồng thanh hô các khâu hiệu phản đối Formosa.

“Đáp trả” khát vọng tìm kiếm công lý của bà con ngư dân, các cán bộ đã mở loa phóng thanh rất to và yêu cầu “người dân giữ gìn trật tự, không được tụ tập, không dơ băng rôn, biểu ngữ trước cổng Tòa án…”. Người dân càng hô to nhiều hơn và yêu cầu giới chức tắt loa bên ngoài tòa án. Giới chức cộng sản đã nhờ cha Antôn Đặng Hữu Nam can thiệp và giúp bà con giữ trật tự, không hô hào và căng băng rôn biểu ngữ.

Cha Antôn đã ra nhắc nhở mọi người giữ trật tự, không hô hào để tránh bị kẻ gian lợi dụng và xúi dục; ngài cũng nhắc cho mọi người biết vào ngày hôm qua [26.09] có một số người cầm cờ đỏ sao vàng, nhảy múa trước mặt các công an viên mặc sắc phục và ngài xác nhận những người đó không phải là người đi khởi kiện cũng không phải là những người đến để ủng hộ bà con khởi kiện, bởi qua cách hành động và những giao tiếp sau đó của họ thì có thể xác nhận được họ là người của “ai”.

9 giờ 20: Đài truyền hình HTTV đến đưa tin, quay phim bà con ngư dân và các cán bộ đang “làm các thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện”.

Không rõ Đài truyền hình HTTV sẽ đưa tin như thế nào về sự kiện ngư dân nghèo, thất nghiệp, tương lai mù mịt làm đơn khởi kiện và tiến trình khởi kiện Formosa. Nhưng, cùng trong hệ thống báo lề đảng và có tiếng như HTTV là VTV đã từng miệt thị, vu khống Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh khi ngài ra bản Thư Chung nêu thực trạng “ … đã hơn một tháng qua, các nhà chức trách vẫn tránh né việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa này”, và ngài kêu gọi con cái G.p Vinh có trách nhiệm lên tiếng bảo vệ môi trường sạch.

Tuy nhiên, trong bản Thư Chung của Đức cha Phaolô, VTV lại cho rằng “diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân…”

Chính vì thế, suốt nhiều tháng từ khi cá biển chết trắng vào tháng 4.2016, trong các cuộc biểu tình, bà con giáo dân G.p liên tục yêu cầu “VTV xin lỗi Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp”, nhưng VTV – “Vua Tin Vịt” như nước đổ đầu vịt.

Khoảng 600 bà con ngư dân dưới sự điều phối của cha Antôn Đặng Hữu Nam tiếp tục đến Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, để gửi trực tiếp đơn khởi kiện khu công nghiệp Formosa đã làm ô nhiễm môi trường biển, gây thiệt hại nặng nề cho đời sống của bà con ngư dân, vào sáng nay, ngày 27.09.

Đặc biệt trong ngày hôm nay, bà con ngư dân mặc hàng loạt các áo thun trắng in hình xương cá, trước áo là dòng chữ Formosa gạch chéo và hình xương cá, phía sau áo là logo lớn biểu tưởng Dân Chài, với thông điệp “Chúng tôi không muốn chết như cá”, hoặc bà con đội mũ “Hãy bảo vệ môi trường”.

Phái đoàn khởi hành đi vào khoảng 6 giờ 30 sáng cùng ngày.

8 giờ 00: Đoàn xe đưa bà con đi khởi kiện đến nơi và dừng ở ngoài đường Quốc lộ 1A. Từ đây bà con nghe theo lời dặn dò của Cha Antôn Đặng Hữu Nam. Họ xếp hai hàng dài đến vài trăm mét và vừa tiến vào tóa án nhân dân thị xã Kỳ Anh vừa cất lên bài hát Kinh Hòa Bình.

JPEG - 30.2 kb
Các đơn khởi kiện của từng hộ dân ngư dân Miền Trung được xếp, đóng cẩn thận trong các thùng carton.

Tại tòa án, công an viên mở cổng để bà con tiến vào sân, rất nhiều an ninh, công an đã có mặt bên trong sân tòa án. Tuy nhiên, phía ngoài cổng tòa án lại xuất hiện một chiếc xe trật tự đô thị với chiếc loa phóng phát to gây mất trật tự tiếng ồn trong khu vực.

Cha Antôn nhắc nhở bà con giữ trật tự, nhất là giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác ra sân, thấy rác ở dưới chân thì nhặt bỏ vào thùng rác, ngài nói những hành động nhỏ này cũng chính là việc làm bảo vệ môi trường.

Rất nhiều người dân cùng đồng hành với bà con ngư dân Quỳnh Lưu đứng ở phía ngoài cổng tóa án, cha Antôn cũng nhắc nhở những người ở ngoài giữ gìn trật tự, không la hét, không gây rối làm ảnh hưởng đến đường giao thông là huyết lộ của đất nước, mọi người phải tôn trọng.

Hiện nay, thời tiết ở Hà Tĩnh khá nóng, oi bức lên đến 30 ºC. Tuy nhiên, bà con ôn hòa và ngồi lần chuỗi Mân Khôi – sức mạnh, niềm tin Công lý và Sự thật sẽ chiến thắng của người Công Giáo.

Được biết hôm qua, hơn 1000 bà con ngư dân từ Đoàn ngư dân Phú Yên do cha Nam phụ trách, bà con ngư dân giáo xứ Quý Hòa, giáo xứ Dũ Yên đến chia sẻ và cùng hợp lực.

Mọi người đến Tòa khá ôn hòa, trật tự, giữ gìn vệ sinh chung và trong khi chờ đợi Tòa án “ làm các thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện” bà con đã lần chuỗi Mân Khôi, cầu xin Mẹ Maria ban muôn ơn lành và đoái thương người dân Miền Trung cơ hàn.

Đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã ủng hộ, đồng hành với bà con ngư dân Miền Trung khởi kiện Formosa. Ngài đã đến chia sẻ cách đặc biệt với bà con ngư dân vào ngày 26.09. Tuy ngài không gặp trực tiếp bà con, nhưng ngài luôn hướng về bà con mỗi ngày trong lời cầu nguyện của vị Mục tử “Chạnh Lòng Thương”.

Sự nâng đỡ còn mạnh mẽ hơn, tin vào những gì bà con đang làm vì sự sống còn không chỉ cho bà con ngư dân mà cho cả dân tộc Việt Nam khi được sự khích lệ, sẻ chia từ người “Cha chúng con” – Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Nguyên Giám Mục G.p Kontum.

Trong chuyến thăm của Đức cha Micae cùng đi với cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, một người ủng hộ bà con ngư dân cách âm thầm, ngài đã chia sẻ rằng: “Kiện Formosa là để cứu anh em chúng ta, và cứu cả họ. Cứu họ để họ không tiếp tục làm điều xấu xa nữa. Chấm dứt việc tác hại cho anh em, không phải chỉ hôm nay, không phải chỉ cho bốn tỉnh miền trung, không phải chỉ năm mươi năm, mà là lâu dài. Kiện Formosa còn là cứu cả dân tộc này”.

Pv.GNsP đang cập nhật tin

Pv.GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.