Tuổi 20 và quyền tự do phản kháng theo lương tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những cái tên được xiển dương với gương sống dấn thân vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam ngày càng trẻ hóa và nhiều hơn trong những năm gần đây. Họ là những nam thanh nữ tú đang độ tuổi 20, lứa tuổi của những ước mơ, khao khát, hoài bão, lý tưởng và đầy đam mê. Họ tự nguyện ném tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trong chốn lao tù vì tình yêu quê hương. Họ hãnh diện và vui sướng vì điều đó.

Ngày 03 tháng 7 năm 2017, nhà cầm quyền Hà Nội thông báo cho gia đình Trần Hoàng Phúc biết anh bị bắt và truy tố theo điều 88, bộ luật hình sự. Phúc là ai? Phúc còn rất trẻ, mới sinh năm 1994, là sinh viên năm cuối khoa luật thuộc Trường đại học Luật TP.HCM. Tuy nhiên, vì những dấn thân cho hoạt động dân chủ, nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ, và không trao bằng tốt nghiệp.

Phúc là trường hợp mới nhất, nhìn lại hàng thập niên vừa qua, thành phần dấn thân đấu tranh có xu hướng trẻ hóa ngày càng lớn. Lứa tuổi từ 20 đến 30 bị nhà cầm quyền bắt giam cầm tù lên tới con số hàng trăm người. Họ xuất thân từ những sinh viên, học sinh, nhà báo, công nhân và cả những bạn trẻ ở vùng thôn quê, miền núi.

Tại sao họ phản kháng ?

Một cựu tù nhân lương tâm chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy bất công tràn lan trong xã hội ngày hôm nay, bất nhân giữa con người với nhau, bất trung của những vị lãnh đạo đối với đất nước và nhân dân, vì lẽ đó, chúng tôi cần phải lên tiếng. Trong tâm hồn chúng ta định sẵn một tình yêu mãnh liệt với quê hương, với đồng bào, cho nên chúng tôi đau đáu, thổn thức, lắng lo trước hiểm họa xâm lăng đất nước mà Trung Quốc đã, đang thực hiện. Lên tiếng, phải lên tiếng, đó là mệnh lệnh của hồn thiêng sông núi và mệnh lệnh của lương tâm mình”.

Thực vậy, biểu hiện của quyền phản kháng mà tuổi trẻ ngày nay đang thực thi chẳng chút mơ hồ, nhưng nó rất hiện hữu, rất chân, rất thiện và khẳng định vai trò, giá trị phẩm giá của con người một cách hoàn hảo.

Cho dù chế độ cộng sản dùng những điều luật mơ hồ, hà khắc để triệt hạ tuổi trẻ yêu nước, thương người, nhưng nó chẳng thể khu trừ được lương tâm rộng mở của họ. Không ai được quyền làm trái với lương tâm, nghe theo tiếng lương tâm là hệ quy chiếu cho đời sống đúng đắn. Vì thế lương tâm không cho phép họ tuân phục một thể chế cầm quyền đang chống lại các quyền căn bản của con người.

Trong bất cứ đất nước nào, công dân cần phải thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên không loại trừ những sáng kiến và phản kháng có thể có của người dân, vì không phải lúc nào pháp luật cũng được thiết định để phục vụ và điều tiết xã hội mà nó chỉ phục vụ một nhóm lợi ích. Và khi mà người dân thấy được những bất công thì sự phản kháng lại càng cấp thiết và đáng trân trọng để xây dựng xã hội tốt đẹp, công bằng hơn chứ không phải là cầm tù họ.

Và họ chấp nhận hy sinh để cứu đất nước

“Tương lai chúng tôi, con cháu chúng tôi cần phải có tự do đích thực nên hiện tại chúng tôi sẵn sàng đánh đổi nó trong song sắt nhà tù của chế độ độc tài cộng sản này” – Cựu tù nhân lương tâm trẻ tuổi nói.

Tuổi trẻ là đam mê, nhiệt huyết, tuổi trẻ cháy bỏng trong tình yêu, tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước, tuổi trẻ cũng dần trưởng thành trong nhận thức về thực tại xã hội, nhân tình thế thái.

Đừng tự biến mình thành một con rô bốt cúi phục trước cường quyền. Đừng để tâm hồn trở nên tê liệt, sơ cứng trước cảnh tượng đất nước điêu linh. Đất nước này đang rỉ máu, xã hội này đang trở nên bất nhân, hệ thống lãnh đạo trở nên hèn nhát trước giặc thù bành trướng. Đất nước này đang như là một sa mạc khô héo, chính vì thế hơn bao giờ hết lý tưởng sống, lòng nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ cần được gieo vào đó. Nó có thể chết đi để cải hóa sa mạc trở thành mảnh đất mầu mỡ trù mật mà nảy mầm ra lá đơm bông.

Cảm ơn đời, cảm ơn những bạn trẻ đang sống một cuộc đời có mục đích sống rõ ràng, họ không né tránh, thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước, nhưng lại dìm mình vào những đau khổ, hy sinh để nâng đất nước lên khỏi nơi tối tăm, khỏi vùng vực thẳm.

Đất này trong thịt tôi
Nước này trong máu tôi
Lương tâm của tôi reo hò
Lòng tôi hớn hở mừng vui
Việt Nam hai tiếng Tự Do

07.7.2017
Paulus Lê Sơn

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.