Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tiếp tục tranh đấu quyết liệt trong tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ nhà tù, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu kêu cứu

(11.4.2014) – Sài Gòn – “Hiện nay sức khỏe của Diệu rất yếu. Diệu kêu cứu những người yêu chuộng công lý và hòa bình hãy quan tâm đến Diệu. Ngày 09.04.2014, Diệu tuyệt thực đến ngày thứ 16, để phản đối cán bộ K3 trại 5 Yên Định, Thanh Hóa đã không giải quyết các đơn khiếu nại của Diệu vào ngày 24.12.2013.” Ông Hà, anh trai của Đặng Xuân Diệu, một trong 14 TNCG và TL, cho VRNs biết sau chuyến thăm nuôi của gia đình vào ngày 09.04.2014.

Ông Hà khẳng định: “Cán bộ trại giam Thanh Hóa cho tôi biết, đến trưa ngày 09.04 Diệu vẫn chưa nhận cơm của trại giam và Diệu đã tuyệt thực 16 ngày.”

JPEG - 44.6 kb
Anh Đặng Xuân Diệu trong một chuyến công tác xã hội, trước khi bị bắt

Trong chuyến thăm nuôi này, cán bộ trại giam không cho gia đình gặp Đặng Xuân Diệu với lý do “trong trại giam, Diệu vẫn khẳng định Diệu vô tội, không chịu mặc áo phạm nhân, cho nên cán bộ trại giam không cho Diệu thăm gặp gia đình. Và tháng 3 nay Diệu cũng không được gọi điện thoại về nhà.” Ông Hà cho biết.

Những thông tin về Đặng Xuân Diệu được cán bộ trại giam thông báo ra bên ngoài chủ yếu bằng văn bản. Ông Hà nói: “Diệu luôn làm việc với cán bộ trại giam bằng văn bản. Do đó, [hôm thăm nuôi vừa rồi] cán bộ đưa cho tôi đọc, không cho mang về và bắt tôi ký nhận vào nội dung văn bản đó.”

Ông Hà lo lắng: “Tôi lo nhất sức khỏe của Diệu. Em tôi vô tội, vậy tại sao họ lại giam lâu như thế, không giải quyết các đơn khiếu nại của Diệu, không cho Diệu gặp luật sư, đơn gia đình gửi vào cho Diệu cũng không cho gửi, thư của Diệu gửi về cho gia đình họ cũng không cho… Từ khi Đặng Xuân Diệu bị bắt giam cho đến nay, gia đình mới chỉ được thăm gặp Diệu một lần duy nhất hồi tháng 12.2012, tại trại tạm giam Hà Nội.”

Anh Đặng Xuân Diệu bị bắt giam vào ngày 30.07.2011, tại Sài Gòn. Vào ngày 09.01.2013, trong phiên tòa sơ thẩm, tòa án tỉnh Nghệ An tuyên án anh Đặng Xuân Diệu 13 năm tù giam, với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS. Trong phiên tòa này, anh Diệu đã từ chối luật sư bào chữa vì anh Diệu khẳng định, anh vô tội và tự bào chữa.

Trong thời gian kháng cáo, quản giáo và cán bộ trại giam đã cố tình không cho anh Diệu kháng cáo như nhận định của luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho anh Diệu, gửi tới Tòa án và VKS tối cao hồi ngày 11.04.2013.

Anh Đặng Xuân Diệu là một trong những người ký tên phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho Luật sư Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa.

Theo trang Mạch Sống, vào cuối tháng 3.2014 vừa qua, cộng đồng người Việt tại Hải ngoại có “Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, nhằm vận động Hạ Viện lẫn Thượng Viện Hoa Kỳ đặt điều kiện nhân quyền vào cuộc thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam, và điều kiện tiên quyết vẫn là trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm.

Pv.VRNs

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?