Từ hai ngọn hải đăng, Trung Cộng sẽ kiểm soát Trường Sa nay mai

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Cộng thực sự bắt đầu từ Bản tuyên bố ngày 4/9/1958 ấn định “bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý”. Trong đó Điều 1 của Bản tuyên bố ghi rõ “bao gồm quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa” nói theo cách Trung Cộng, nhưng đó chính là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Bản tuyên bố do Chu Ân Lai ký và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lúc ấy nhanh chóng tán thành. Điều này đã mở đường cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 trước sự thờ ơ của thế giới.

JPEG - 27.5 kb
Trung Cộng đã loan báo việc hoàn thành hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên và Đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Mai Thanh Hải.

Năm 2009, với bản đồ “đường 9 đoạn” chính thức đưa ra Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng liên tiếp có những hành động nhằm khẳng định chủ quyền ngụy xưng trên Biển Đông, bất chấp luật pháp thế giới và phản ứng của các nước liên quan. Bắc Kinh cho thành lập thành phố Tam Sa, tăng cường lực lượng quân sự trú đóng, mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa, cấm các nước đánh cá hàng năm và thường xuyên diệu võ giương oai bằng tàu chiến.

Từ đầu năm 2015, Bắc Kinh âm thầm nhưng ráo riết biến quần đảo Trường Sa chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ hỏa lực kiên cố trên mặt biển, nhằm khống chế hiệu quả sự kháng cự nếu có của Việt Nam và Philippines. Ít nhất 7 bãi đá được bồi đắp, nới rộng thành những hòn đảo nổi với 3 đường băng dài 3000 mét đủ cho những phi cơ quân sự sử dụng.

Tình trạng quân sự hóa Biển Đông ấy bộc lộ ý đồ của Bắc Kinh, chẳng những thôn tính hết vùng biển phía Nam mà còn biến hải lộ quan trọng này hoàn toàn nằm trong ao nhà Trung Cộng. Nhưng những thách thức ấy chỉ được đáp ứng thận trọng trong chiến lược xoay trục lâu dài của Hoa Kỳ và phản ứng chiếu lệ của Việt Nam là nước chịu nhiều thiệt hại nhất. Bao giờ người ta cũng chỉ nghe phát ngôn viên chính phủ Việt Nam “mạnh mẽ khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi” như một lời thu băng cũ rích.

Mới đây nhất, Trung Cộng đã loan báo việc hoàn thành hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) trên quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến năm 1988. Phát ngôn viên của Bắc Kinh còn hứa hẹn sẽ tiếp tục xây dựng thêm những cơ sở dân sự trên các đảo trong mục đích hòa bình.

Cho dù Bắc Kinh tuyên bố rằng hoạt động của hai ngọn hải đăng đó chỉ nhằm mục đích giúp các tàu bè các nước qua lại trên Biển Đông cũng như gia tăng vấn đề an toàn hàng hải quốc tế, nhưng không ai không hiểu nó chỉ là những lời trấn an vô giá trị.

Đối với Việt Nam, việc Bắc Kinh xây hai ngọn hải đăng ở Trường Sa chẳng khác nào đóng hai cây cọc để đi thêm một bước nữa trong việc mạnh mẽ xác định chủ quyền của họ trên biển Đông. Nó khiến cho người Việt phải nhớ lại chiếc trụ đồng mà Mã Viện ngang ngược để lại vùng biên giới năm 42 sau khi đánh bại Hai Bà Trưng.

Ngày nay, sự xác định chủ quyền trên biển của Trung Cộng không chỉ là một hành động thách đố cả Dân tộc Việt Nam sau khi bồi đắp các đảo nhân tạo mà còn đặt Hoa Kỳ và các nước ASEAN vào sự đã rồi.

Hoa Kỳ là nước có quyền lợi thiết yếu trên Biển Đông nhưng luôn nhấn mạnh “quyền tự do lưu thông hàng hải” và coi tranh chấp đất đai là việc của các nước có liên quan. Dù trong tương lai nào đó, Hoa Kỳ có cho tàu chiến đi vào vùng 12 hải lý chung quanh các đảo mà Trung Cộng mới xây dựng để thách thức, điều đó cũng không có nghĩa là để bảo vệ chủ quyền cho một đồng minh.

Bảo vệ chủ quyền đất nước là trách vụ thiêng liêng của bất cứ chính quyền nào, nhưng từ lâu Hà Nội không làm được điều đó. Mà ngược lại họ đã tỏ ra khắc nghiệt trước các cuộc biểu tình yêu nước bày tỏ thái độ kiên quyết chống bá quyền Trung Cộng.

Ngay cả những buổi tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc hải chiến Hoàng Sa và Trường Sa cũng bị chính quyền sai công an và côn đồ đến phá rối. Kiểu hành xử như thế không có gì khác hơn để minh chứng lòng thần phục đồng thời thi hành chỉ thị của ông chủ Bắc Kinh.

Đảng CSVN luôn tự hào là lịch sử giao phó cho họ cầm quyền, nhưng không ai biết đó là thứ lịch sử nào. Trước nạn ngoại xâm càng ngày càng lộ rõ, chủ quyền biển đảo mất dần, chưa thấy đảng có một hành động hay lời nói nào tỏ ra mạnh mẽ để bảo vệ. Mà cứ mỗi lần Trung Cộng ngang ngược trên Biển Đông người ta chỉ nghe những giọng điệu phản đối chiếu lệ của một bầy tôi quỳ gối xưng thần.

Ngay cả việc giải quyết cuộc tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế theo con đường của Philippines, Hà Nội cũng chỉ đánh trống bỏ dùi, đôi khi còn lộ rõ thái độ lo sợ quan thày Trung Cộng mất lòng.

Trong tình hình hiện nay, nếu người dân Việt Nam không nhìn thấy dã tâm của Trung Cộng và sự ươn hèn của Hà Nội, không dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ để cảnh tỉnh chính quyền thay vì một thái độ bàng quan… Thì mai đây, Trung Cộng lấy cớ chính phủ Việt Nam không phản đối hoặc chỉ phản đối lấy lệ, họ sẽ tiến hành nhiều bước xâm lăng khác.

Các cuộc đấu tranh, vận động của những người Việt yêu nước trong tương lai sẽ bị Trung Cộng coi thường do sự tiếp tay của Hà Nội.

Hơn lúc nào hết, đây là lúc mà cả đại khối dân tộc Việt Nam phải mạnh mẽ lên tiếng, biến thành một phong trào dân sự chống hiểm họa Bắc Triều.

Lý do là sau khi bồi đắp 7 đảo nhân tạo, hoàn tất hai ngọn hải đăng, Trung Cộng sẽ tiến chiếm những đảo, bãi đá còn lại đang nằm trong tay kiểm soát của Hà Nội ờ Trường Sa. Đây là viễn cảnh sẽ xảy ra trước mắt.

Do đó, vì công ơn tổ tiên đổ ra biết bao xương máu dựng nước và giữ nước, vì lòng tự trọng, con cháu Việt ngày nay đừng để lòng yêu nước lụi tàn.

Hãy cùng nhau hành động để không tiếp tục mất Trường Sa vào tay Trung Cộng.

Phạm Nhật Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?