Từ gương mặt tử tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều năm trước, khi nhìn ảnh ông Hàn Đức Long đứng trước vành móng ngựa (ông bị giam từ năm 2005), tôi vẫn tự hỏi người đan ông nhỏ thó, xanh xao ấy, liệu có thể là thủ phạm của một vụ hiếp dâm và giết người không? Một tấm ảnh khác vẫn ám ảnh trong đầu tôi, là cảnh ông Hàn Đức Long bị công an Bắc Giang giải đi. Chung quanh là những gương mặt công an viên lạnh lùng, ra vẻ nghiêm trọng đến hung dữ. Người đàn ông ốm yếu hai tay bị còng đó, không có một sức phản kháng nào trên mặt, dù có chống trả cũng không thể đương cự lại nỗi một người trong số đó.

Dĩ nhiên, nhìn và cảm giác là một điều rất chủ quan, không thể chứng minh gì được. Nhưng ít nhất nó cũng cho chúng ta – con người – những cảm giác bất an, dấy lên được một suy nghĩ về số phận con người. Cũng giống như với bức hình ông Huỳnh Văn Nén được giải oan, trả tự do sau 17 năm, khi trở về và nhìn ngôi nhà của mình, ông nở nụ cười nhăn nheo. Nụ cười không giống một nụ cười – nụ cười như tiếng khóc im lặng, khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng rùng mình cho đời người.

Công an Bắc Giang, nơi kết tội ông Hàn Đức Long, cũng là nơi lừng danh về áp đặt tội trạng bừa bãi, nhục hình bức cung trong suốt nhiều thập niên qua. Bắc Giang cũng là nơi có vụ án lừng danh kinh hãi về nỗi oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. bên cạnh đó, không kể xiết về chuyện nhục hình, trấn áp cho ra tội như một cách báo công của nơi này, phủ chụp lên phụ nữ, nhà sư…

Thế mới biết, một nền tư pháp công chính trên đất nước này đang cần thiết biết bao. Ngày 1/7/2016 tới đây, luật về Quyền Im Lặng của công dân Việt Nam chính thức được áp dụng, ắt sẽ phải giảm thiểu được những cái chết vô cớ trong đồng công an, giảm thiểu được những nỗi đau đang giáng xuống từng gia đình, giảm thiểu được những giọt nước mắt đau căm thấu trời xanh của những người cha, người mẹ.

Không có thượng tôn pháp luật, không có quyền con người, thì không bao giờ có thể trông cậy vào sự thống nhất của lòng yêu nước, của sự thương tiếc con người vì bất kỳ chuyện gì. Đất nước oằn mình với bất công và vô pháp thì chỉ có thể bị phân hóa trầm trọng và chia rẽ một cách tồi tệ suy nghĩ con người trước mọi biến cố chung.

Một đất nước chịu ngang trái bởi bị đô hộ bằng tính vô pháp và không thượng tôn quyền con người, thì chính bạn và tôi cũng có thể là nạn nhân trong ngày mai. Và lúc đó, chính chúng ta cũng khó mà gìn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, khó mà níu kéo được sự nhân ái trong tim mình để trung dung chia sớt với bất kỳ ai, bất kỳ chuyện gì. Mọi thứ đều có cội rễ sâu xa của nó.

Hãy sống bằng trách nhiệm của mình hôm nay, để cổ vũ cho một nền tư pháp vững mạnh, độc lập và minh bạch, sống với ý thức về con người cho mình và cho người chung quanh, thì lúc đó, Việt Nam mới có thể tồn tại chung một trái tim, chung một dòng máu.

Tôi đã bắt đầu từ hôm qua, và bạn cũng nên bắt đầu từ hôm nay. Chúng ta hãy cất tiếng nói rằng Việt Nam cần được bắt đầu lúc này, cho ngày mai.

– – –

Bài viết này, cũng như một lời cảm ơn gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai, người đã đứng ra nhận bào chữa (miễn phí) thành công cho ông Hàn Đức Long.

https://www.facebook.com/ngongoctrai.ngo?fref=ts

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.