Từ chạy chức, chạy quyền đến chạy tội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi thành trì của cách mạng vô sản sụp đổ kéo theo chủ nghĩa Mác Lê-nin đi vào nấm mồ quên lãng, đảng CSVN vội vàng tung ra cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh” như một chủ thuyết mới. Từ đó lãnh đạo đảng CSVN thay phiên nhau ca tụng và bắt đàn em phải “học tập đạo đức và tư tưởng bác” mỗi khi có dịp.

Nhưng xem ra cái gọi là đạo đức và tư tưởng của ông Hồ vốn đã lỗi thời ngay trước lúc cán bộ đảng viên nhận ra nó vốn từ chỗ không có gì mà biến thành có.

Núp sau điều 4 Hiến pháp, đảng CSVN nắm toàn quyền như một hoàng đế thời trung cổ, vì thế bao nhiêu quyền lực và quyền lợi đảng gom chung về một mối. Đảng tha hồ ban phát từ chức vụ cao đến chức vụ thấp, tạo cơ hội cho cán bộ đảng viên tìm đến con đường dễ nhất để được thăng quan tiến chức.

PNG - 77.7 kb

Nếu trước đây Ban Tổ Chức Trung Ương nằm trong bàn tay sinh sát của một người mệnh danh Sáu Búa, thì ngày nay muốn được “đề bạt”, đảng viên cũng phải biết khôn khéo luồn lách đến tận cửa những nhân vật quyền thế nhất của Ban này.

Do đó cán bộ đảng viên, và cả nhân dân thường kháo nhau bằng từ đơn giản: CHẠY. Chạy chức, chạy quyền, kể cả chạy tội khi bị bắt quả tang… làm bậy. Mới đây trong một bài phỏng vấn, ông Lê Thọ Bình gọi đây là một thứ “tư duy con buôn” mà không ít trí thức xã hội chủ nghĩa không còn biết xấu hổ khi đua nhau chen chân vào bộ máy cai trị của đảng để thủ lợi.

Đầu năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đó cũng được báo chí nhà nước thuật lại lời nói của ông ta “sốt ruột vì chạy chức” trong hệ thống quyền lực các cấp. “Cứ nghe bao nhiêu tỷ để vào chức nọ chức kia mà sốt cả ruột! Ai chạy, chạy ai làm rõ nếu không đổ hết cho công tác cán bộ thì oan cho anh em.”

Câu nói của Nguyễn Phú Trọng không khác gì lời thừa nhận điều mà đảng muốn giấu kín. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đổ tiếng “oan” cho công tác nhân sự của đảng khi các vị trí trong bộ máy cầm quyền đều tính bằng tiền.

Đây là hệ quả của bộ máy độc tài toàn trị trong cơn lốc đổi mới từ kinh tế chỉ huy qua kinh tế thị trường nhưng được định hướng bởi tư duy xã hội chủ nghĩa mà ông Lê Thọ Bình gọi là “tư duy con buôn”. Hay nói khác đi, trong thời kỳ này đảng viên được định hướng bởi đồng đô-la kiếm được từ những chức vụ béo bở.

Từ đó, trên nền tảng lợi ích phe nhóm, diễn ra những cuộc đấu đá để tranh giành quyền lực đồng thời là quyền lợi. Vở tuồng Đại hội 12 cũng như màn kịch ráo riết “kiện toàn nhân sự” bầu bán tam trụ vừa hạ màn cho thấy ngay trong thành phần chính phủ, một thạc sĩ từng vi phạm “quy chế thi cử” cũng được đứng vào hàng bộ trưởng.

Trí thức là “nguyên khí quốc gia” trong trường hợp này thật mỉa mai, khi nhìn lại cách sử dụng nhân tài của đảng theo con đường mòn “hồng hơn chuyên”. Nếu trí thức là tài sản dân tộc thì tài sản ấy càng ngày càng hao hụt, thui chột và câu chuyện chảy máu chất xám đã thành chuyện cổ tích.

Cán bộ đảng viên thi nhau chạy chức, chạy quyền ai cũng thấy, chỉ có Nguyễn Phú Trọng giả vờ không thấy. Ai chạy, chạy ai, chạy bao nhiêu để chạy tội với cương vị tổng bí thư, ông Trọng hẳn phải được báo cáo rất kỹ. Còn hơn thế nữa, việc công khai chạy, công khai đút lót lại được xây dựng trên một chủ nghĩa hoang tưởng Mác-Lênin nhằm giữ độc quyền chính trị. Chưa hết, với cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 22/5 sắp tới, giai đoạn hiệp thương của Mặt Trận Tổ Quốc đang diễn ra để lộ trò hề của đảng, cố vẽ rồng vẽ rắn hầu biện minh cho sự duy trì quyền lực của một thiểu số.

Những thành phần trí thức đáng được gọi là tài sản của quốc gia đã bị loại khỏi danh sách ứng cử bằng những lý do hết sức vu vơ. Cả nước, cả đảng dựa trên tư duy “nói láo” và dưới sự chỉ đạo của đảng, số phận những người tự ứng cử bị quyết định bởi một nhóm nhỏ những người vô danh nơi phường khóm, xã ấp.

JPEG - 55.3 kb
“Hội nghị cử tri” nơi Ls. Võ An Đôn tự ứng cử.

Một khi đã nói láo thì con người không còn đối xử nhau theo đạo đức thông thường. Nhân nghĩa, hay liêm chính cũng vứt bỏ mà chỉ là làm sao cho mình và phe cánh mình có lợi nhiều nhất mà thôi. Đó là điều mà lâu nay đảng thường xuyên lo lắng và gọi là “suy thoái đạo đức” dù có được che chắn bằng cách kêu gào “học tập noi gương đạo đức HCM”. Nhưng càng kêu gào, cả đảng càng nhắm mắt lao vào con đường một chiều u ám.

Vì thế sự vận hành của xã hội Việt Nam hiện nay không nhằm giữ nguyên khí quốc gia như ông Lê Thọ Bình mong đợi mà chỉ nhằm giữ chặt quyền lực độc tôn của thiểu số lãnh đạo.

Không thể nói “đội ngũ trí thức đang bị hư hỏng bởi một vài người làm chính trị, một vài con buôn trí thức” như bài báo nói… Mà người ta phải thừa nhận, trí thức chân chính của đất nước đang bị đầu độc bởi sự lãnh đạo u tối của một nhóm người tự nhận toàn quyền thống trị kẻ khác.

Cứ nhìn vào cách miễn nhiệm rồi trao quyền cho ba chức danh Chủ tịch quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng trong những ngày vừa qua, người ta mới thấy rõ sự chia chác quyền lực và lợi nhuận giữa các phe phái bất chấp sự hợp tình, hợp lý của quyền lợi và nguyên khí quốc gia.

Một quốc hội bù nhìn sắp mãn nhiệm được đảng chỉ tay gấp rút tổ chức bầu bán, nhấn nút bỏ phiếu cho những người đã được đảng chỉ định sẵn. Nhân dân bị gạt sang bên lề dù rằng nhà nước và đảng luôn tự đề cao mình là do dân, vì dân. Để rồi Tháng 7 tới đây, sân khấu quốc hội khóa 14 cùng nhau múa may diễn lại tấn tuồng cũ.

Rõ ràng không ai khác hơn đảng CSVN là con buôn chính trị lớn nhất đã khuyến khích và dung túng nạn chạy chức, chạy quyền trực tiếp hủy diệt nguyên khí quốc gia.

Phạm Nhật Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.