Từ Duy Thức đến Tỉnh Thức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mỗi người trên con đường học vấn, để đạt được địa vị Trí Thức bởi số lượng bằng cấp mà người đó có được bằng cách tự trưng dẫn, hoặc do đồng môn, đồng khóa và đồng đẳng tuyên dương.

Đằng sau học vị Trí Thức là một góc khuất nhưng rất quan trọng được đánh giá bởi khả năng và kết quả mà người Trí Thức thực hiện với mục đích cống hiến cho lợi ích loài người trong nhu cầu tiến bộ khoa học trên nền tảng Nhân Bản khi Trí Thức được triển khai đúng tầm Tri Thức.

JPEG - 110.5 kb
Nguồn ảnh: Nguyễn Trà My

Người có Trí Thức mà thiếu Tri Thức chỉ có giá trị hướng ngoại mà thiếu nội lực sáng tạo và phát huy đúng yêu cầu của xã hội. Hình thức của sáng tạo chỉ có giá trị của giai đoạn, nội dung của công trình sáng tạo mới thực sự có giá trị qua tầm nhìn khách quan viễn kiến vượt khỏi sự định vị chủ quan phiến diện. Hiệu quả Tri Thức là đòn bẫy tích cực nâng Duy Thức lên Tỉnh Thức.

Vận dụng Tri Thức đẩy Duy Thức lên Tỉnh Thức là một quá trình hội nhập sinh động phù hợp với xã hội tiến bộ vì lợi ích muôn loài trên nền tảng Nhân Bản.

Cấu trúc nào không xây dựng trên nền tảng Nhân Bản sẽ bị thoái hóa vì phản tự nhiên theo chu trình sinh học cộng hưởng và phát triển.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, Đất và Nước đang bị nhiễm độc trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân. Đạo Đức và Văn Hóa bị suy nhược dẫn đến tình trạng bạo hành trên hầu hết các sinh hoạt thường ngày. Lương tâm đồng chủng phát ra lời kêu gọi toàn dân Tỉnh Thức vượt khỏi vòng cương tỏa và kềm chế của tập đoàn thống trị, cùng kết hợp Tri Thức thực hiện cuộc cách mạng toàn diện, loại trừ sự độc ác để phục hưng tiềm năng dân tộc đã bị phân hóa bởi tập đoàn cộng sản. Lịch sử toàn cầu đương đại minh chứng: Nơi nào chủ nghĩa cộng sản thống trị đều triệt tiêu quyền làm người và nền văn hóa dân tộc.

Đất và Nước Việt Nam đang bị nhiễm độc, một sự nhiễm độc đúng nghĩa của hủy diệt môi trường và hủy diệt sinh mạng toàn dân. Chủ nghĩa cá nhân thụ hưởng liệu còn tồn tại được bao lâu khi mức độ nhiễm độc lây lan theo tốc độ sóng gió tràn lướt và thấm nhập trên khắp cùng nội địa và lãnh hải quốc gia? Chỉ có triệt tiêu nguyên nhân sự nhiễm độc, giòng giống Văn Lang mới sinh tồn và phát triển. Nguyên nhân chính tạo sự nhiễm độc toàn diện là ý đồ thôn tính Việt Nam của cộng sản Trung Quốc với sự thỏa hiệp của đảng cộng sản Việt Nam.

Mọi diễn biến đau thương về Người và Đất của Việt Nam trong từng ngày cần phải được thấu hiểu bởi toàn dân với ý thức sinh tồn của một dân tộc. Sự vô cảm đồng nghĩa với từ chối Cội Nguồn Dân Tộc, thờ ơ với Vận Mệnh Đất Nước mà chính mình cưu mang ơn nghĩa tiền nhân đổi máu xương diệt thù lập quốc.

Không người Mẹ nào an lòng khi thấy những đứa con của mình quên ơn nghĩa sinh thành. Mẹ Việt Nam đang âm thầm khóc bởi gia tài đang bị bọn tà quyền cắt xén bán cho kẻ thù truyền kiếp của Việt Tộc; Mẹ khóc bởi sự ly tán nhân tâm và khóc cho sự lưu lạc của hằng triệu đứa con phải xa rời quê Mẹ. Đau đớn hơn, Mẹ khóc khi nhìn con cháu của mình đang bị nhiễm độc và ngã chết bởi âm mưu của giặc ngoài và thù trong!

Mong rằng tiếng khóc của Mẹ sẽ làm thức tỉnh được lòng dân, vì tình mà nhập cuộc, vì nghĩa mà hy sinh cho vận hội chung của một quốc gia. Mong mỗi người dân đều ý thức được rằng: Tự Do Dân Chủ không là món quà Thượng Đế ban cho, mà là sự tự nguyện của toàn dân đồng tâm và đồng sức kiến tạo.

Lập Dân Chủ cho Quốc Gia Độc Lập
Xây Tự Do vì Việt Tộc Anh Hùng!

Cao Nguyên
Đông Bắc Mỹ – 18/7/2016

Tác giả gởi Web Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.