Từ Điếu Ngư đến Hoàng – Trường Sa và Con Đường Tơ Lụa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong mấy tháng vừa qua Trung Quốc làm một số trò để củng cố cho sự nhận vơ của họ đối với các hòn đảo trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trước hết, theo tin tức tình báo, Tokyo biết được Bắc Kinh cho nhân viên ngoại giao của họ ở các nước Âu châu đi lục lọi để mua lại các tấm bản đồ thế giới mà Trung quốc đã phát hành vào năm 1969, trong đó ghi rõ Điếu Ngư Đảo (Senkaku) thuộc chủ quyền Nhật Bản.

Đầu tháng 6 vừa qua, Tokyo đã lên tiếng báo cho Bắc Kinh là đừng mất công làm chuyện như thế nữa, vì Nhật Bản đã có tấm bản đồ đó trong tay. Chỉ cần đưa bản đồ đó cho bất cứ một cơ quan kiểm định có uy tín thẩm định là biết ngay thực – giả. Tokyo còn tiết lộ Nhật đã mua bản đồ đó ở Trung quốc ngay sau khi biết tin Bắc Kinh sẽ ngầm ra lịnh thu hồi tất cả các bản đồ loại này để đốt đi và hủy luôn cả bảng kẽm dùng để in.

Trong cuộc họp báo ngày 22/06/2015, phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Bắc Kinh không đả động gì về tấm bản đồ thế giới vừa kể, mà nói rằng họ có hàng trăm hàng ngàn bản đồ cũ xác nhận đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Trung quốc. Ông Hồng Lỗi còn cho các ký giả biết rằng từ ngày 26/06 đến ngày 10/07/2015 Cục Hải dương Trung quốc sẽ có một cuộc triển lãm về quần đảo Điếu Ngư; qua đó sẽ trưng bày nhiều tài liệu lịch sử, nhiều bản đồ xác nhận đảo Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Trung quốc, nhiều cổ vật của người Trung Quốc sinh sống ở đảo Điếu Ngư trước khi bị Nhật chiếm đóng cũng được trưng bày ở cuộc triển lãm này.

JPEG - 29.4 kb
Bản đồ thế giới Trung quốc vừa in ở cuộc triển lãm ngày 26/06/2015 (gom hết những nơi đang còn tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông là lãnh hải và lãnh đảo của mình).

Chuyện Trung Quốc triển lãm linh tinh về quần đảo Điếu Ngư khiến người ta nhớ lại tiểu xảo của Trung Quốc trong việc họ làm những mộ giả mới tinh, bên dưới chôn một đồ vật (vừa đem đến) trên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (quần đảo Hoàng Sa). Ngày 17/1/1974, khi toán biệt hải Việt Nam Cộng Hoà đổ bộ từ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư lên các đảo vừa kể để nhổ bỏ cờ Trung Quốc thay bằng cờ VNCH, các chiến sĩ VN CH đã kịp khai quật và phá huỷ những ngôi mộ giả đó trước khi bị cả đại đội quân lính Trung Quốc đổ bộ, dùng lực lượng áp đảo gấp năm bảy lần đánh bật ra khỏi đảo.

Tiểu xảo của Trung Quốc hơn 40 năm trước trên Hoàng Sa nay được lập lại bằng cách khác .

Được biết, năm 2014, chín đô thị ở vùng duyên hải Trung quốc đã bắt tay vào việc chuẩn bị đăng ký yêu cầu UNESCO công nhận Con Đường Tơ Lụa trên đất và trên biển của Trung quốc là di sản văn hóa thế giới. Để phụ họa cho kế hoạch này Tổng nha Bảo tồn Di tích & Văn hóa của Trung quốc cho biết họ thường xuyên tiến hành việc điều tra về lịch sử và đã tìm thấy nhiều công trình xây dựng đời nhà Thanh có trên hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam), rồi còn cho biết thêm đến năm 2016 sẽ đi tìm các chiếc thuyền của Trung quốc ngày xưa bị chìm ở gần hai quần đảo này.

Trung Quốc hiện đang dùng bạo lực chiếm giữ các đảo vừa kể của Việt Nam nên họ có điều kiện để bày trò triển lãm nguỵ tạo. Ở điểm này, tương tự như bản đồ ghi rõ quần đảo Điếu Ngư của Nhật do chính Trung Quốc ấn hành thì Nhật đã có trong tay; bản đồ Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam do chính Trung Quốc ấn hành, Việt Nam cũng đang nắm giữ. Bản đồ này ghi rõ điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến điểm cuối cùng của đảo Hải Nam. Chỉ có điều là, không biết đến bao giờ CSVN mới dám đàng hoàng đưa những bằng cớ đó ra cơ quan quốc tế có thẩm quyền, để ít nhất quốc tế ghi nhận rằng Việt Nam đã đòi lại đất đai của mình, như năm 1974 VNCH đã ra tuyên cáo cho cả thế giới biết sự xâm lược của Trung Quốc.

Bên cạnh trò triển lãm ngụy tạo, việc Trung Quốc làm đảo nhân tạo ở Trường Sa, phá hoại môi sinh trong cả khu vực, rồi lại đòi UNESCO thừa nhận đó là di tích văn hóa thế giới thì chẳng còn gì ngược đời hơn.

Theo những người Nhật đang làm việc tại UNESCO thì Bắc Kinh cũng đang rục rịch tiến hành việc nạp đơn yêu cầu UNESCO công nhận quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) của Trung Quốc là di sản văn hóa Thế giới.

Lập luận của Bắc Kinh là Trung quốc đã góp công nhiều trong việc mở ra Con Đường Tơ Lụa (Silk Road) cổ đại trên đất liền, nhờ đó đem lại nhiều lợi ích cho con người không chỉ về kinh tế mà còn giúp nhau trao đổi văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật…. Nay Trung Quốc muốn lập thêm một con đường tơ lụa khác trên biển, mà trên danh nghĩa là để giúp các nước hiểu chính sách của nhau, cùng xây dựng hạ tầng cơ sở, liên kết giao thông với nhau; từ đó giúp việc trao đổi mậu dịch, đầu tư dễ dàng hơn.

Chuyện Con Đường Tơ Lụa trên biển của Trung Quốc thực ra chỉ là một âm mưu bành trướng và khống chế các nước liên hệ của Trung Quốc sau khi Trung Quốc tung tiền ra mua chuộc, lũng đoạn những nước này. Chẳng hạn như việc Trung Quốc giúp Sri Lanka xây cảng Colombo. Cảng này cho phép tàu hải quân các nước cập bến, nhưng phải đặt dưới quyền sắp xếp của Ban quản lý hải cảng. Tháng 4/2015, tàu hải quân Trung Quốc ghé cảng này nhưng không chịu theo quy định vừa kể. Thay vì phải cập ở khu riêng thì tàu hải quân Trung Quốc ngang nhiên thả neo ở bến dành cho thương thuyền. Cứ làm như đó là cảng của Trung Quốc, muốn thả neo đâu là cứ thả. Chính phủ Sri Lanka đã kháng nghị về chuyện này, nhưng Bắc Kinh trả lời lấp liếm một cách nực cười rằng, có lẽ hạm trưởng không biết chỗ đậu tàu.

Liên quan đến Con Đường Tơ Lụa trên biển của Trung Quốc, trang mạng Business Insider ngày 4/7 có bài viết nhan đề “Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc, Tai Hoạ Đang Chực Chờ” (*) nội dung phân tích về những dự án đầu tư trong số 300 dự án của nhà nước Trung Quốc cho “con đường” này (nhằm phô trương sức mạnh kinh tế của Trung Quốc), đang có nguy cơ trở thành ….”những con voi trắng” vô dụng, để rồi có thể sẽ mất cả chì lẫn chài, vì sự tính toán ngu dốt, chủ quan của Trung Quốc.

– – –

(*) China’s new Silk Road is a disaster waiting to happen http://www.businessinsider.com/chinas-new-silk-road-2015-7

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.