Ts Lê Đăng Doanh: Hiệp định TPP sẽ góp phần cải cách Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trần Quang Thành thực hiện

Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ đã được 20 năm. Một trong những thành tựu nổi bật ghi nhận mối quan hệ Việt – Mỹ trong 20 năm qua là lĩnh vực thương mại. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đánh giá về một số thành quả trong quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Mỹ qua cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện.

Trần Quang Thành: Thưa TS Lê Đăng Doanh, mối quan hệ giữa Việt – Mỹ đang ngày càng ấm lên trong 20 năm bình thường hóa quan hệ, đặc biệt là vấn đề thương mại và kinh tế. Ông bình luận thế nào về vấn đề phát triển thương mại kinh tế Việt Nam – Mỹ trong 20 năm qua?

Ts. Lê Đăng Doanh: Trong 20 năm qua sự tiến bộ về quan hệ giao thương, thương mại và kinh tế giữa Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Mốc quan trọng là Hiệp định thương mại song phương BTA (Bilateral Trade Agreement) được ký kết và được thực hiện vào năm 2001 đã mở đường cho việc tăng trưởng xuất khẩu một cách đột xuất, đột biến sang thị trường Hoa Kỳ; đặc biệt là những mặt hàng như: dệt may, đồ gỗ, nông sản và cá cha, cá ba sa, đã mở rộng thị trường rất đáng kể. Sau đó thì VN đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2007, và quan hệ thương mại sẽ và đã được phát triển một cách vượt bậc. Bây giờ thì VN đang tích cực đàm phán để ký kết Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP, và tôi hy vọng Hiệp định đó sẽ được ký kết vào cuối tháng 7 này. Nếu như vậy thì các dự đoán cho thấy là xuất khẩu của VN sẽ tăng trưởng rất mạnh sang thị trường Hoa Kỳ, và tăng trưởng GDP của VN sẽ có thể được lợi từ Hiệp định TPP vào khoảng 35 tỷ USD, tức có mức tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm sắp tới; nghĩa là quan hệ đó đã giúp tạo thêm công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập cho người lao động của VN.

Trần Quang Thành: Với việc tổng thống Mỹ được quyền đàm phán nhanh như hiện nay thì việc Hiệp định TPP của VN với Mỹ sẽ tiến hành có khả năng sẽ thuận lợi hơn không thưa ông?

Ts. Lê Đăng Doanh: Tôi hết sức là vui mừng khi thấy rằng ngày 29/6 giờ Washington Tổng thống Obama đã ký kết thành luật TPA (Trade Promotion Authority), tức là quyền đàm phán nhanh. Tôi hy vọng rằng trên cơ sở đó thì chính quyền Obama có thể sẽ tiến tới việc kết thúc cuộc đàm phán vào cuối tháng 7 này, mở ra một chương mới cho sự phát triển kinh tế, cũng như sẽ hỗ trợ cho công cuộc cải cách ở VN.

Trần Quang Thành: Với việc vào TPP như vậy thì hiện nay VN có bị rào cản nào về nhân quyền như gần đây thường được đề cập không, thưa ông?

Ts. Lê Đăng Doanh: Tôi được biết là Hiệp định TPP có 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương thuần túy về thương mại; còn lại là các chương liên quan đến cải cách của nhà nước liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy cho nên tất cả những chương đó đều đòi hỏi có các nỗ lực và đám phán hết sức là gay go, nhưng tôi hy vọng rằng với lợi ích chung là tăng cường mối quan hệ kinh tế và thương mại, thì hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung và sẽ có được một thỏa hiệp để đi đến ký kết.

Trần Quang Thanh: Ông nghĩ thế nào về phát triển quan hệ kinh tế Việt – Mỹ có khả năng giúp vượt qua áp lực về kinh tế Việt – Trung đang bị nhập siêu?

Ts. Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng quan hệ thương mại Việt – Mỹ và việc ký kết Hiệp định TPP, ngoài các lợi ịch thuần túy kinh tế và thương mại, thì rõ ràng có một lợi ích địa chính trị, một lợi ích chiến lược rất rõ ràng; tức là VN muốn mở rộng các quan hệ giao thương và bạn bè, qua đó giảm bớt sự phụ thuộc một cách quá nhiều vào thương mại đối với Trung Quốc. Điều này sẽ có lợi cho VN cũng như có lợi cho Hoa Kỳ và các nước trong TPP.

Trần Quang Thành: Vậy thì Trung Quốc có khả năng cản trở gây khó cho VN và quá trình tham gia TPP không thưa ông?

Ts. Lê Đăng Doanh: Chắc chắn là những đòi hỏi về nhân quyền, những đòi hỏi về cạnh tranh bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng như các vấn đề khác, như quyền tự do lập công đoàn; là những cái đòi hỏi mà hai bên hy vọng sẽ phải có những cuộc đàm phán đi đến một thỏa thuận nhất định nào đó. Ngoài ra thì dệt may là một ngành có mức độ tăng trưởng cao và sẽ đem lại nhiều công ăn việc làm, nhưng TPP cũng đòi hỏi yêu cầu về hàm lượng TPP trong hàng dệt may từ sợi trở đi là “yarn-forward”, sẽ phải chiếm 70%. Đó là một đòi hỏi rất cao đối với ngành dệt may của VN hiện nay, và tôi cũng hy vọng rằng hai bên có thể thỏa thuận về một mức độ khởi đầu nhất định nào đó và một thời gian ân hạn; có thể từ 3 đến 5 năm để giúp VN có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Trần Quang Thanh: Chuyến đi Mỹ của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể giúp gì thêm về vấn đề phát triển nhanh và tiến mạnh hướng tới TPP không ạ?

Ts. Lê Đăng Doanh: Tôi đánh giá rất cao ý nghĩa chính trị, kinh tế chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7/7 – 9/7/2015 sắp tới. Chuyến thăm này cũng là dịp để hai bên kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao; sẽ mở ra một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai nước cũng như đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện; không những chỉ về kinh tế mà về giáo dục, về khoa học kỹ thuật và cả về quốc phòng. Các vấn đề có liên quan khác để nhằm phục vụ lợi ích của cả hai bên đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở biển Đông và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của VN theo công pháp quốc tế.

Trần Quang Thành: Xin cảm ơn TS Lê Đăng Doanh.

Nguồn: Radio Chân Trời Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.