Truyền thông công dân tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(24.03.2015) – Manila, Philippines – Nhà cầm quyền rất sợ mạng xã hội vì tính liên kết và lan tỏa vừa thông tin vừa nguồn nhân sự, nên họ tìm mọi cách ngăn chặn. Nhưng đến nay họ đã thất bại và quyết định sống chung với nó.

1. Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều này phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (năm 1948), và các Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (năm 1966), mà Việt Nam đã tham gia làm thành viên.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản dùng mọi thủ đoạn để vô hiệu hóa các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thậm chí biến nó thành một “vật” nguy hiểm, ai đụng vào sẽ bị thương, bị tù và bị chết như nhiều nhà báo, blogger đã bị nhốt tù và tạm giam theo các điều luật mơ hồ của Bộ luật hình sự (88, 258).

Bản chất các luật Báo chí và Xuất bản là cắt bỏ quyền tự do Hiến định về báo chí và ngôn luận, và là công cụ quản lý báo chí và xuất bản của chính phủ. Ngay việc cấp phép ra báo và phát hành thẻ nhà báo cũng là cách hợp thức hóa việc cấm tự do báo chí, ngôn luận.

Họ chỉ cho phép các cơ quan thuộc đảng hoặc có liên quan đến đảng cộng sản mới được quyền ra báo. Họ cấp thẻ nhà báo cho khoảng 20,000 người và cho những người này có quyền làm báo, để lấy cớ cấm 90 triệu dân khác không được cấp thẻ, không được làm báo.

Có thể nói quyền của công dân về tự do ngôn luận và báo chí bị quản thúc từ khi đảng cộng sản cai trị trên toàn cỏi Việt Nam cho đến nay.

Các công dân Việt Nam bất lực, không thể làm gì với việc các quyền chính đáng của mình bị cướp mất. Nhưng cách đây khoảng 25 năm, Internet bắt đầu biết đến trên thế giới, và đã nhanh chóng du nhập vào Việt Nam, Internet đã mở ra một cơ hội để công dân tự tìm lại các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí cho chính mình.

Nhiều công dân với tính cách cá nhân, nhóm và tổ chức đã sử dụng Internet để thực thi quyền của mình, trong đó có Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam (Vietnamese Redemptorists).

2. Với Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (Vietnamese Redemptorists’ News – VRNs), chúng tôi đã chính thức sử dụng Internet để làm tin và chuyển tin từ tháng 6 năm 1998. Đó là thời điểm thanh niên Công giáo thế giới đang nô nức chuẩn bị gặp nhau tại Ngày giới trẻ thế giới lần thứ 13 tại Paris vào tháng 8 sắp tới. Chúng tôi làm eNewsletter về chủ đề này gởi cho những ai đã dung email và có liên lạc mục vụ với chúng tôi.

Sau khi những Ngày giới trẻ thế giới kết thúc, chúng tôi chính thức phát hành báo Ephata qua email và qua các bản photocopy. Rồi tiếp tục ra đời các phiên bản báo khác nhằm đáp ứng những nhu cầu mục vụ khác nhau như Abba-Cha ơi!, Gospelnet.

Đến năm 2005, VRNs chính thức phổ biến tin trên website www.chuacuuthe.com với sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ và vọng lại tiếng nói của dân oan, của người bị đối xử bất công, của những người không có tiếng nói.

Từ năm 2010 đến nay, với kỹ nghệ web và multimedia phát triển không ngừng, chúng tôi đã tạo ra kênh truyền hình Internet mang tên Đức Mẹ Tv và Radio Anphong vừa chạy độc lập vừa tích hợp vào website chuacuuthe.com vừa tích hợp vào các mạng xã hội.

Các kênh truyền thông này đã chuyển tải đến các công dân Việt Nam và thế giới những sự thật đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng bị hệ thống truyền thông của đảng Cộng sản cố tình che giấu. Người dân oan, người bị đàn áp có diễn đàn để lên tiếng đối thoại, kêu cứu và phản kháng. Hình ảnh các phiên tòa công khai, nhưng những người tham dự không được vào, nhưng người đưa tin bị bắt. Những người bị bỏ rơi, loại trừ được cộng đồng biết và đến chia sẻ…

Có thể nói Internet đã giúp các công dân Việt Nam giành lại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình từ tay đảng cộng sản, và giúp VRNs thi hành sứ mạng truyền thông của mình cách hiệu quả.

3. VRNs từ khi thành lập đến này vẫn gặp phải 3 thách đố lớn, mà chúng tôi tự nhận thấy, mình chỉ đủ sức vượt qua từng phần và từng thời điểm trong sự tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa, chứ chưa bao giờ thấy mình có thể dễ dàng chiến thắng các thách thức đó.

Một là làm sao tin tức của mình đến được với mọi người dân, ít là công dân mạng, trong lúc nhà cầm quyền đặt tường lửa website www.chuacuuthe.com bằng hai lớp DNS và IP. Ở Việt Nam chỉ có những người hiểu biết rõ về IT mới có thể tự do vào đọc website này, còn những người khác muốn vào phải dung trung các website biến đổi proxy, nhưng các proxyweb này thường không hỗ trợ multimedia, nên không xem được video, nghe âm thanh, và đôi khi cả hình ảnh cũng không xem được. Nhất là các proxyweb này có nhiều quảng cáo. Thách thức này còn tăng lên gấp nhiều lần với những đợt tấn công (hack) trực tiếp vào website.

Hai là việc công khai tiếp cận các nguồn tin khi sự kiện xảy ra thường bị cản trở và bắt bớ. Cá nhân tôi đã 3 lần bị bắt về đồn công an nhiều giờ khi đang thu thập thông tin cho phiên tòa xét xử Điếu Cày tại Sài Gòn, khi tìm thông tin làm rõ vụ tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ blogger Tạ Phong Tần ở Bác Liêu, và phiên xử Facebooker Đinh Nhật Uy ở Long An. Không chỉ tôi, mà tất cả các phóng viên công khai của chúng tôi đều bị đối xử như vậy. Khó khăn này khiến chúng tôi tiếp cận thông tin qua trung gian là chính. Chỉ có những nhân chứng dám tìm đến với chúng tôi thì chúng tôi mới có nguồn trực tiếp.

Ba là khả năng làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi. Mặc dù đã cố gắng cải thiện bằng huấn luyện trường kỳ hàng tuần và ngắn hạn từng khóa, nhưng kỹ năng làm việc của chúng tôi cũng chỉ mới ở bước khởi đầu, vì tất cả những khóa huấn luyện của chúng tôi luôn luôn phải thực hiện trong tiêu chí nhanh gọn, nếu ê a kéo dài sẽ bị cấm và thậm chí bị bắt. Nhiều người trong chúng tôi bị cấm xuất cảnh ra nước ngoài để tham dự các Hội nghị và các khóa huấn luyện về báo chí.

Lm. Antôn LÊ NGỌC THANH, CSsR

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.