Truyền đơn phản đối Formosa xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÀI GÒN (CTM Media) – Để đánh dấu một năm Formosa xả thải làm nhiễm độc môi trường biển miền Trung Việt Nam (6/04/2016 – 6/04/2017), nhiều địa điểm tại Việt Nam đã được dán đầy những poster để cảnh báo cho dân chúng biết thủ phạm gây ra thảm cảnh này của dân tộc.

Các tổ chức Xã Hội Dân Sự (XHDS) độc lập đã mở chiến dịch phát tán truyền đơn trên cả nước, để chia sẻ với nỗi đau của người dân các tỉnh chịu thảm họa đồng thời tạo nhận thức về vấn nạn môi sinh trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Những truyền đơn với nội dung phản đối Formosa, và kêu gọi ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi tới Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế để đòi công lý cho nạn nhân môi trường đã được dán nhiều tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh miền Trung.

Chiến dịch rải truyền đơn của các nhóm xã hội dân sự như để tiếp lửa vào công cuộc đấu tranh vì môi trường biển và vì quyền lợi của những nạn nhân Formosa.

Xin nhắc lại, ngày 6 tháng Tư 2016, trên hơn 250 km bờ biển miền Trung đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt cách bất thường. Sau hàng tháng trời với nhiều cuộc biểu tình đòi minh bạch nguyên nhân cá chết, Formosa Hà Tĩnh đã phải thú nhận chính công ty này xả chất thải trực tiếp xuống biển Vũng Áng.

Sự kiện này đã biến miền Trung vốn đã nghèo khó, ngày càng điêu linh hơn, khi đời sống của người dân ven biển đảo lộn cách nặng nề. Bên cạnh đó, họ còn bị nhà cầm quyền chà đạp lên quyền lợi chính đáng, kể cả khi đi đòi công lý, cũng bị đàn áp dã man.

Giáo phận Vinh, nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa Formosa, đã bằng nhiều cách lên tiếng về hiện trạng khốn cùng của người dân nơi đây, điển hình là vào cuối tháng Ba vừa qua, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Môi Trường giáo phận Vinh đã kêu gọi mọi người ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi tới Liên Hiệp Quốc, các quốc gia dân chủ, và các tổ chức nhân quyền nhằm tố cáo hành động của Formosa ra với thế giới.

Tính đến nay, thỉnh nguyện thư nhanh chóng đạt hơn 112 ngàn chữ ký của các nạn nhân cũng như nhiều người Việt trong và ngoài nước và bạn bè quốc tế chỉ sau hơn ba tuần từ khi phát động.

Ngoài ra, cũng vào ngày 6 tháng Tư, 2017 đã có nhiều cuộc biểu tình và tưởng niệm tập thể trên cả nước, nhất là tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn người tham gia, nhằm lên án tội ác do Formosa gây ra.

Báo chí quốc tế đã đưa tin về những sự kiện này. Thông tấn xã Reuters loan tin về các cuộc biểu tình và đề cập đến việc nhà cầm quyền vẫn chưa chịu chi trả bồi thường, mà còn giam giữ những nhà hoạt động môi trường để dập tắt vụ việc này.

JPEG - 26.6 kb

JPEG - 26.7 kb
Ảnh: Facebook

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?