Trung Quốc đi xây đảo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Andrew S. Erickson & Conor M. Kennedy, Tạp chí Foreign Affaris, tháng 4/2015 – Trần Thi lược dịch

Chiến Tranh Nhân Dân trên mặt biển

Hình chụp vệ tinh gần đây cho thấy quần đảo Trường Sa nở rộng với tốc độ chóng mặt. Hàng tấn cát, đá, san hô, xi măng biến đổi các mỏm đá tí hon thành những hòn đảo đáng kể có cảng, tòa nhà nhiều tầng, sân bay và các phương tiện của chính quyền. Vừa gia tăng sự hiện diện trong vùng biển Nam Hải, Trung Quốc vừa gia tăng khả năng theo dõi, bắt nạt và hăm dọa vũ lực với láng giềng. Mượn lời của Machiavelli, Bắc Kinh đã quyết định rằng thiên hạ sợ mình quan trọng hơn là yêu mến mình – và phải thực hiện cho lẹ trước khi vị Tổng Thống Hoa Kỳ sắp tới đẩy lùi các nỗ lực này.

THEO VẾT

Chiến lược của Trung Quốc tại biển Nam Hải có nhiều phần nhưng gánh nặng nằm trên vai của một người: Chủ tịch Tập Cận Bình. Từ khi lên nắm quyền năm 2012, họ Tập đã điều hướng quốc gia để trở thành một “Cường Quốc Biển” có khả năng bảo vệ quyền lợi ngoài khơi, luôn cả các tranh chấp trong vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải, và Nam Hải.

Để đạt mục tiêu này, họ Tập đẩy mạnh xây dựng hải quân Trung Quốc dưới quyền của Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli). Kể từ khi hiện đại hóa hải quân vào giữa thập niên 90 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều tàu ngầm tấn công hơn Hoa Kỳ.

Đã có một quá trình căng thẳng với các tác nhân khác trong vùng biển Trung Quốc chiếm đóng. Vào ngày 5 tháng Ba năm 2009 một khu trục hạm Trung Quốc quan sát 3 chiếc tàu dân sự và 2 chiếc tàu lưới quốc doanh cùng phối hợp xách nhiễu tàu thăm dò Impeccable của Hoa Kỳ trong hải phận quốc tế. Hải quân Trung Quốc né tránh đối đầu trực tiếp và để cho các lực lượng khác ra tay. Thế đánh này cho phép hải quân Trung Quốc đóng vai “ông Thiện”, để tạo quan hệ gần gũi và học hỏi từ hải quân Hoa Kỳ. Còn các lực lượng bán quân sự nhỏ hơn, khó theo dõi hơn thì đóng vai “ông Ác” để thoải mái xúc tiến việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông Hải và Nam Hải. Một số việc ở cấp thấp nhất, ít hào hứng nhất thì giao cho lực lượng cấp dưới cùng: dân quân biển của Trung Quốc.

Sự cố Impeccable không phải là chuyện duy nhất. Các tàu cảnh sát biển của Trung Quốc thường xuyên xách nhiễu tàu của chính quyền Inđônêxia. Vào ngày 26 tháng Ba năm 2013, tàu tuần tiễu tối tân nhất của Trung Quốc, Yuzheng 310, chạm trán với tàu của Bộ Hàng Hải Inđônêxia trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi đảo Natuna của Inđônêxia, phá sóng để tàu Inđônêxia không liên lạc về được với bộ chỉ huy. Mục đích của tàu Trung Quốc là áp lực tàu Inđônêxia phải thả các ngư phủ Trung Quốc bị bắt giữ về tội đánh cá bất hợp pháp. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã ức hiếp tàu Việt Nam, Phi Luật Tân, tấn công tàu đánh cá ngay trên hải phận quốc tế.

Các lực lượng hàng hải dân sự hợp nhất lại thành một đơn vị cảnh sát biển thống nhất. Hạm đội cảnh sát biển của Trung Quốc vốn dĩ đã to lớn hơn cả Nhật, Việt Nam, Inđônêxia, Mã Lai và Phi Luật Tân cộng lại, và còn dự tính phát triển thêm 25 phần trăm trong khoảng 2012-2015 với các đợt tàu lớn và mới hơn thay thế các tàu nhỏ và cũ. Sắp tới đây cảnh sát biển Trung Quốc sẽ có những chiếc tàu 10 nghìn tấn mà hải quân láng giếng chỉ có mơ tưởng.

Cuối cùng dựa vào đoàn tàu đánh cá lớn nhất thế giới Trung Quốc củng cố lực lượng dân quân biển, một lực lượng có hai nhiệm vụ bao gồm các tàu đánh cá có đăng ký đặc biệt với thủy thủ đoàn vừa là ngư phủ vừa là binh sĩ. Lực lượng này được dùng như những đơn vị tác chiến nhỏ có nhiệm vụ thi hành những công tác đặc thù để hỗ trợ hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đã có lực lượng dân quân biển từ thập niên 50 nhưng gần đây nó trở nên quan trọng hơn khi Trung Quốc muốn có sự hiện diện thường trực tại vùng biển Nam Hải. Việc sử dụng lực lượng dân quân biển là một lối khác thường mà ít quốc gia nào làm. Các nhà lập chính sách Hoa Kỳ cần phải lưu tâm. Gộp chung lại hết, hải quân Trung Quốc, lực lượng địa phương, cảnh sát biển, dân quân biển quả thật có biến Trung Quốc thành một cường quốc biển.

MỞ CỔNG

Tọa lạc ở vị trí phía nam Trung Quốc, tỉnh Hải Nam quản lý tất cả lãnh thổ và lãnh hải trong vùng biển Nam Hải. Trước đây chỉ là tỉnh lẻ bây giờ Hải Nam trở thành tuyến đầu về quyền lợi biển của Trung Quốc. Các viên chức Hải Năm thăng quan tiến chức vù vù.

Năm 2012, Bắc Kinh thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tam Sa có cảng, phi đạo, nhà chứa máy bay, cơ sở truyền thông, vị trí phòng thủ ven biển và đơn vị đồn trú. Tam Sa có 28 dự án hạ tầng cơ sở trị giá 3.8 tỉ đô-la.

Để khẳng định chủ quyền trên các đảo đang tranh chấp này, Trung Quốc nỗ lực đưa dân ra cư trú thường trực. Hiện nay có khoảng 1.443 cư dân thường trú và hơn 2 ngàn người tạm trú. Trung Quốc cũng bồi đắp năm bãi san hô tại Trường Sa năm 2014, và có những hoạt động tương tự tại Hoàng Sa. Từ đầu năm 2015 Trung Quốc thiết lập các đơn vị Quân Đội Nhân Dân trên đảo Phú Lâm và 2 đảo khác ở Hoàng Sa, một đảo chưa rõ tên tại Trường Sa. Các đơn vị này được lập ra để đặc biệt củng cố hoạt động dân quân trên đảo.

HUY ĐỘNG DÂN QUÂN BIỂN

Vào ngày 8 tháng Tư năm 2013, Tập Cận Bình viếng thăm một làng chài ở bờ biển phía nam đảo Hải Nam, và đi thanh tra Công Ty Dân Quân Biển Xã Tanmen để khen thưởng thành quả của họ. Chuyến viếng thăm của họ Tập không phải là ngẫu nhiên. Được thành lập năm 1985, Công Ty Tanmen đã nhận được 20 bằng khen từ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân và chính quyền tỉnh vì đã nêu gương sáng cho các công ty khác noi theo. Tanmen có 8.500 nhân viên và 300 tàu đánh cá chuyên trị vùng Trường Sa. Họ áp dụng tư tưởng du kích chiến trên mặt biển, xem biển Nam Hải như “chiến trường”, các tàu đánh cá là “nhà”, và các dân quân vừa quan sát và báo cáo tình hình địa phương, vừa tập luyện để thực hành các thao tác khi cần. Họ bảo vệ thẳng thừng chủ quyền tranh chấp của Trung Quốc. Họ cũng tích cực trong việc huy động chính trị các làng chài lân cận, khuyến khích các nhóm khác đầu tư và tàu đánh cá mới, có chất lượng hơn. Những nỗ lực này giúp bành trướng đoàn tàu đánh cá “yêu nước” Trung Quốc gấp bội lần trong những năm gần đây.

Công tác được chỉ định mới đây nhất cho Tanmen là hỗ trợ việc xây cất đảo trong vùng biển Nam Hải – là vùng hoạt động quen thuộc của công ty này trước giờ chuyên cung cấp vật liệu xây dựng trong vùng. Từ thập niên 80 Tanmen đã giao xi măng, đá, cốt thép, nước uống và thực phẩm đến bảy đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa. Từ thập niên 90, nhân viên Tanmen đã giao 2.65 triệu tấn vật liệu cho các trạm quân đội ở Trường Sa, và thường cắm trại ở trên đảo để trợ giúp xây dựng. Với số đông tàu có khả năng vào vùng nước cạn, tàu bè của Tanmen và các nhóm dân quân khác đôi khi hữu hiệu hơn là tàu tiếp vận quân sự to lớn. Tàu nhỏ có thể tiếp vận cùng lúc nhiều trạm thay vì phải dùng trực thăng tốn xăng hoặc các tàu chuyên tiếp vận không có nhiều. Tàu đánh cá cũng ít bị chú ý về mặt chính trị hơn là tàu hải quân hay cảnh sát biển.

Báo quân đội có uy tín của Trung Quốc nhấn mạnh đến khía cạnh linh động và hợp pháp của các ngư dân này, “mặc áo ngụy trang vào họ thành binh sĩ, cởi ra thì họ trở thành ngư dân tôn trọng pháp luật.” Các đơn vị dân quân biển được giao trách nhiệm đóng góp trong thời bình và thời chiến theo đề mục Bảo Vệ Quyền Lợi Biển, Chiến Tranh Nhân Dân trên Biển. Lực lượng dân quân biển thường diễn tập để tập bảo vệ các giàn khoan, hộ tống các tàu tiếp vận, đẩy lui các tàu nước ngoài. Công ty Tanmen từng được khen thưởng cho các hoạt động trinh sát, cung cấp tin tình báo hữu ích cho quân đội.

Các hoạt động dân quân biển tương tự đang mở rộng dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc. Một viên chức của công ty đánh cá quốc doanh Trung Quốc là He Jianbin đã công khai nói đến việc trang bị vũ khí cho ngư dân cho mục tiêu chính trị hoặc quân sự. Ông ta cho rằng lực lượng dân quân biển Việt Nam đe dọa đoàn tàu đánh cá Trung Quốc và tàu Việt Nam có vũ khí trong khi tàu Trung Quốc không có. Nếu trang bị vũ khí cho đoàn tàu đánh cá của Hải Nam thì 5 ngàn chiếc tàu sẽ có 100 ngàn tay súng ngư phủ, một lực lượng lớn hơn các đối thủ trong vùng. Tuy loại ngôn ngữ kích động này không thể hiện chính sách hiện thời của Trung Quốc, nhưng những phát biểu, trình bày mấp mé trong các tài liệu quân sự cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ cho những biện pháp phụ trội.

BIỂN DẬY SÓNG

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã chuyển tập trung vào quần đảo Trường Sa. Cùng với các vật liệu xây dựng đã được giao hàng và thiết đặt, tiếp theo sẽ là phi đạo, ra-đa và những thiết bị phòng thủ khác. Mục tiêu của Trung Quốc nhiều phần là gia tăng kiểm soát vùng biển Nam Hải, cũng như gia tăng khả năng giám sát hải phận và không phận trong vùng – tất cả để thắng mà không cần phải đánh trận nào. Với đà này, đại đa số bầu trời trong vùng biển Nam Hải sẽ trực thuộc Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) của Trung Quốc trước khi chính quyền Obama hết nhiệm kỳ – một mục tiêu có thể xảy ra vì Bắc Kinh đánh giá là vị tổng thống Hoa Kỳ sắp tới sẽ cứng rắn hơn trong việc đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc nhanh chóng xây dựng thêm đất đai trong vùng – các đảo nhỏ ngày càng nở rộng ra. Tất cả những điều này khiến cho đánh giá của Christopher Johnson, một cựu phân tích gia về Trung Quốc của CIA, làm mọi người phải quan tâm: “Họ tin là Obama về cơ bản là yếu và không quan tâm.” Trong vùng biển Nam Hải có lý do để lo lắng là Bắc Kinh ra sức khai dụng khi vẫn còn thuận lợi.

Andrew S. Erickson là Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Hàng Hải Trung Quốc / China Maritime Studies Institute (CMSI) và là nghiên cứu gia tại Trung Tâm Fairbank Nghiên Cứu về Trung Quốc, thuộc đại học Havard. Conor M. Kennedy là Nghiên Cứu Sinh tại CMSI.

Nguồn: Foreign Affaris, tháng 4/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.