Trung Quốc, Việt Nam Và Sự Quan Tâm Của Thế Giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

John E. Carey – The Washington Times 15/1/08
(Lê Minh lược dịch)

JPEG - 79.9 kb

Trung Quốc và Việt Nam đứng đầu trong nhiều danh sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc về xúc phạm nhân quyền, về gây ô nhiễm ở mức độ trầm trọng, và dẫn đầu trong việc đặt kinh tế lên trên sự chăm lo cho một dân số lớn lao của họ đang sống không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí, không có các cuộc bầu cử công minh và mở rộng, và không có các quyền tự do khác mà hầu hết mọi người trên thế giới đều coi đó là hiển nhiên.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte sẽ thăm viếng cả hai nước bắt đầu vào ngày 16/01/08. Các đề tài rõ rệt bao gồm sự bất cân xứng to lớn về thương mãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc đánh giá đơn vị tiền tệ của Trung Quốc, sự an toàn của người lao động, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam lẫn Trung Quốc, và sự an toàn của các sản phẩm được xuất cảng sang cho nhau. Nhưng cũng có một số các vấn đề kém quan trọng hơn cần phải được bàn thảo.

• Nhân quyền: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang ở trong một danh sách các nước thường xuyên vi phạm nhân quyền. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận có nhiều sự xúc phạm về nhân quyền nhưng hậu quả là các chính phủ cộng sản của Trung Quốc lẫn Việt Nam đã không làm gì như đã hứa hẹn. Trung Quốc đã đồng ý thuyên giảm việc xúc phạm nhân quyền trong khi đang được cứu xét và để rồi cuối cùng được lựa chọn đứng ra tổ chức Thế vận hội mùa hè vào cuối năm nay

Việt Nam thì nói rằng họ sẽ xem xét vấn đề nhân quyền một cách thẳng thắn hơn khi đang tìm cách để được nhận vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Hầu hết các tổ chức nhân quyền cho biết các lời hứa hẹn đó của Trung Quốc lẫn Việt Nam hóa ra chỉ là những lời nói láo — và cộng đồng thế giới phần lớn thì đứng lặng yên.

• Dafur: Trung Quốc là đối tác buôn bán số 1 của Sudan, nhưng Trung Quốc phần lớn lại tiếp tục quay mặt đi chỗ khác, không nhìn đến những xúc phạm nhân quyền và có thể là ngay cả việc diệt chủng tại Dafur. Trong vài ngày vừa qua, có hai bản tin nổi bật về vấn đề này

(1) Trưởng cơ quan gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc, ông Jean-Marie Guehenno nói với Hội đồng Bảo an vào hôm Thứ Tư tuần trước rằng lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ thiếu quân số và trang bị để cải thiện tình trạng tại Dafur hiện đang bị bạo động làm tan nát, và sẽ tiếp tục không có hiệu quả cho đến ít nhất là vào giữa năm 2008.

(2) Viên chức ngoại giao cao cấp của Trung Quốc tại Sudan và Dafur đã bác bỏ bất cứ sự liên hệ nào giữa các xúc phạm nhân quyền tại Dafur và Thế vận hội của Trung Quốc. Ông Liu Guijin, đặc sứ lưu động Trung Quốc tại Dafur nói rằng Trung Quốc không thể bị quy cho trách nhiệm về những hành động của chính phủ Sudan.

Nhưng chúng ta tự hỏi là Trung Quốc đã phóng ra hết cỡ tầm ảnh hưởng của họ tại Sudan chưa để cân xứng với các quyền lợi kinh doanh to lớn của họ tại đó — bao gồm việc khoan dầu, các công trình hạ tầng cơ sở và buôn bán vũ khí.

JPEG - 68.4 kb

• Ô nhiễm: Trung Quốc và Việt Nam bây giờ đứng vào các nước hàng đầu của thế giới trong việc gây ô nhiễm và làm hâm nóng địa cầu. Cả hai quốc gia đều có nguồn nước ngầm bị ô nhiễm môt cách nghiêm trọng và cao độ, phần lớn là do nguyên nhân của việc xử dụng qúa độ thuốc trừ sâu và phân hóa học. Chúng ta thúc giục Hoa Kỳ hãy đưa ra những phương cách để cải thiện vấn đề này qua việc huấn luyện, khoa học thực dụng và việc thi hành các phương pháp và xử dụng hóa chất tốt hơn.

Vấn đề ô nhiễm không khí tại Trung Quốc bây giờ rất nghiêm trọng đến nỗi các nước tham dự Olympics đang bày tỏ sự quan tâm về sức khoẻ cho các vận động viên của họ trong thời gian tham dự Thế vận hội vào mùa hè này, và các quốc gia như Nhật Bản đã phản đối rằng việc ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các nước khác trên thế giới. Chúng ta thúc giục Hoa Kỳ tiếp tục nêu lên vấn đề này với Bắc Kinh.

• Tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên: Trung Quốc và Việt Nam đang vướng mắc vào một cuộc tranh chấp dai dẳng về chủ quyền trên các quần đảo và tài nguyên trên biển Nam Trung Hoa. Theo các chuyên viên thì hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đứng trụ trên một nguồn tài nguyên về to lớn dầu hoả và giàu có về khí đốt. Sự bất đồng đã trở lên sôi động vào tháng 11 và tháng 12 sau khi Trung Quốc tái xác định chủ quyền của họ trên các quần đảo. Người dân Việt Nam đã phản ứng một cách rất lớn tiếng để phản đối và trên các trang blog đến nỗi nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc phải yêu cầu nhà nước Việt Nam dập tắt sự bất mãn này. Vụ tranh chấp rắc rối này nếu không có cách giải quyết, sẽ đưa đến nhiều hậu qủa mà tất cả đều có hại cho nền hoà bình và sự ổn định của khu vực.

Mặc dù có các vấn đề quan trọng hơn về cân bằng thương mãi và định giá đơn vị tiền tệ, thì một thuyết minh kịch bản lớn về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và Việt Nam nên được bàn thảo một cách công khai hơn với hai nhà nước cộng sản này.

****

China, Vietnam and worldly concerns

January 15, 2008

China and Vietnam top many lists at the U.S. Department of State and the United Nations: human-rights abusers, global polluters of immense proportions, and leaders in putting economics before protection of their vast populations who live without freedom of speech, free media, fair and open elections and other rights most peoples take for granted.

U.S. Deputy Secretary of State John Negroponte will visit both nations starting Jan. 16, 2008. Obvious issues include the huge trade imbalance between the United States and China, China’s currency valuation, worker safety and rights issues in Vietnam and China and the safety of products exported to others. But there are also a host of lesser discussed issues that need to be addressed.

• Human Rights: Both China and Vietnam are on the list of nations that routinely violate human rights. The State Department and the U.N. have documented many abuses yet the consequences for these communist governments of China and Vietnam have been inconsequential. China agreed to alleviate human-rights abuses during its evaluation and ultimate selection to host the Summer Olympic Games later this year.

Vietnam said it would address human rights more directly as it was seeking acceptance to the World Trade Organization (WTO).

Most human-rights organizations say those promises from China and Vietnam turned out to be lies — and the world community has largely stood by idly.

• Darfur: China is Sudan’s No. 1 trading partner; yet China continues to largely look the other way at the abuses and possibly even genocide in Darfur. In the last few days, two news items highlighted this problem.

(1) U.N. peacekeeping chief Jean-Marie Guehenno told the Security Council last Wednesday that U.N. peacekeeping forces lack the troops and equipment to improve the situation in violence-wracked Darfur and will continue to be ineffective until at least mid-2008.

(2) China’s senior diplomat for Sudan and Darfur denied any linkage between the human-rights abuses in Darfur and China’s Olympic Games. Liu Guijin, special envoy for Darfur, said China cannot be held responsible for the actions of the government of Sudan.

But we wonder if China has exerted its influence in Sudan commensurate with its vast business interests there — including oil drilling, infrastructure projects and weapons sales.

• Pollution: China and Vietnam are now among the world’s leaders in pollution and global warming. Both nations have extremely high degrees of polluted ground water, much of it caused by overuse of pesticides and fertilizers. We urge the United States to offer ways to ameliorate this problem though training, scientific applications and the use of better methods and chemicals.

China’s air pollution is now so severe that Olympic teams are expressing concern for the health of their athletes during this summer’s Olympics and nations such as Japan have protested that the air pollution in China is now affecting nations around the globe. We urge the United States to continue to raise this issue with Beijing.

• Territorial and resources dispute: China and Vietnam are embroiled in a longstanding dispute over islands and resources in the South China Sea. The Spratley and Paracel islands straddle vast oil and gas wealth, according to experts, and both China and Vietnam tenaciously claim ownership. The disagreement came to a boil in November and December after China reasserted its claim to the islands. The people of Vietnam reacted so vocally in protests and blogging that the communist government of China asked the communist government in Vietnam to quell the dissent. This ugly dispute, without resolution, has many possible outcomes, all of which would be harmful to regional peace and stability.

Despite the larger issues of balance of trade and currency values, a huge subtext of issues regarding China and Vietnam should be more openly discussed with these two communist governments.

John E. Carey is a former senior U.S. military officer, a specialist in Asia, and president of International Defense Consultants Inc. He is a frequent contributor to The Washington Times.

http://washingtontimes.com/article/20080115/COMMENTARY/910721124/1012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.