Nguyễn Phú Trọng ra đi, Đinh Thế Huynh chuẩn bị lên thay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chân Trời Mới Media phỏng vấn ông Lý Thái Hùng

Uyên Nguyễn (CTM Media): Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư đảng CSVN đã có hai chuyến đi liền nhau, viếng thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21 tháng 10 và Hoa Kỳ từ ngày 23 đến 31 tháng 10. Chuyến đi của ông Huynh mang mục tiêu gì khi Hoa Kỳ đang trong mùa bầu cử và nhiệm kỳ của Tổng thống Obama chỉ còn vài tháng nữa? Sau đây xin kính mời quý vị theo dõi phần nhận định của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân trong chương trình phát thanh hôm nay.

Kính chào ông Lý Thái Hùng. Trước hết ông nhận định như thế nào về hai chuyến viếng thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ của ông Đinh Thế Huynh?

Lý Thái Hùng: Với một người vừa mới nắm giữ trách vụ Thường trực Ban bí thư khoảng 9 tháng, từ tháng 2 tới nay, mà đã có đến hai chuyến công du liền nhau tại hai quốc gia có tầm quan hệ chiến lược đối với Việt Nam, thì phải nói là không bình thường.

Không bình thường ở chỗ, Thường trực Ban bí thư là người phụ tá Tổng bí thư trực tiếp điều hành công việc trong nội bộ đảng hàng ngày, ít phải lo những công tác đối ngoại. Nếu phải đi ra ngoại quốc, đặc biệt là đến Hoa Kỳ và Trung Quốc, phải là người đóng vai trò đại diện Tổng bí thư để trao đổi hay điều đình một vấn đề nào đó có tầm chiến lược.

JPEG - 76.3 kb
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Đinh Thế Huynh trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 25-10-2016. Ảnh: Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Còn nếu Thường trực Ban bí thư chính thức đi thăm viếng mang tính ngoại giao với một số nước theo lời mời thường phải ở nhiệm sở từ hai đến ba năm. Lý do là trong thành phần lãnh đạo thượng tầng của các đảng Cộng sản, các quan hệ đối ngoại của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và Thường trực ban bí thư đều được phân nhiệm rõ ràng và không thể dẫm chân.

Vì thế, việc ông Đinh Thế Huynh viếng thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến 21 tháng 10 và Hoa Kỳ từ 24 đến 31 tháng 10 không đóng vai trò của một quan chức cộng sản nhằm trao đổi về chính sách hay thảo luận về các hợp tác chiến lược. Ông Huynh được sắp xếp đưa đi thăm viếng, hoàn toàn mang tính ngoại giao hay nói rõ hơn là để xây dựng tư thế chính trị cho ông ta trong một sứ mạng mới mà thôi.

Uyên Nguyễn: Thưa ông có thể nói rõ hơn tư thế chính trị hay sứ mạng mới đó của ông Huynh là gì? Liệu có phải là sứ giả mang thông điệp Hà Nội xoay trục đi gần với Hoa Kỳ, trong lúc Tổng thống Phi Luật Tân đoạn giao với Hoa Kỳ để đi gần với Trung Quốc?

Lý Thái Hùng: Việc ông Duterte tuyên bố đoạn giao với Hoa Kỳ tại Bắc Kinh trong chuyến viếng thăm từ ngày 19 đến 21 tháng 10, đã tạo một cú sốc rất lớn trong dư luận. Nhưng ngay sau khi quay trở lại thành phố Davao của Phi, ông Duterte chữa lại rằng ông chỉ muốn chọn đường lối ngoại giao độc lập, chứ không đoạn giao với Hoa Kỳ, khiến dư luận coi ông Duterte như một người bốc đồng.

Thái độ thiếu nghiêm chỉnh trong phát ngôn của ông Dueterte đã khiến cho nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng Phi Luật Tân đã xoay trục về với Trung Quốc, mà trong thực tế, ông Duterte chỉ muốn làm hài lòng Bắc Kinh để mong có được hợp đồng thương mại trị giá 13 tỷ Mỹ Kim nhằm phát triển Mindanao, quê hương của ông ta.

JPEG - 72.7 kb
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Phi Luật Tân Duterte tại Bắc Kinh hôm 20-10-2016. Ảnh: AP

Phi Luật Tân không chỉ quan hệ song phương bình thường đối với Hoa Kỳ mà đã gắn chặt mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quân sự trong hơn 6 thập niên. Ông Duterte không thể một sớm một chiều tuyên bố đoạn giao với Hoa Kỳ và dễ dàng xoay trục về phía Bắc Kinh.

Trong khi đó quan hệ giữa CSVN và Trung Quốc không chỉ dài hơn quan hệ giữa Phi và Mỹ, mà còn sâu đậm hơn về mặt ý thức hệ. Sau biến cố giàn khoan HD 981 vào năm 2014, Hà Nội muốn giữ một khoảng cách với Bắc Kinh và tìm đến Hoa Kỳ để gia tăng đối tác thương mại và mua vũ khí chiến lược, nhưng trong đầu óc của lãnh đạo CSVN không bao giờ tách rời khỏi Trung Quốc để xoay trục về phía Hoa Kỳ.

Ông Đinh Thế Huynh là một trong những người lãnh đạo mang đầu óc lệ thuộc Bắc Kinh rất nặng, và chính ông Huynh đã tuyên bố “quan hệ với Trung Quốc là một chọn lựa chính trị của CSVN” trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vừa qua, cho thấy là ông Đinh Thế Huynh không phải là người sẽ xoay trục về Hoa Kỳ.

Ông Huynh hay bất cứ lãnh đạo CSVN nào chỉ muốn tiếp tục đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng nhích gần hơn với Hoa Kỳ so với trước đây để che bớt cái bóng lệ thuộc Bắc Kinh và muốn được bảo đảm gia nhập TPP cũng như mua vũ khí sát thương mà thôi.

Uyên Nguyễn: Qua những phân tích của ông thì thực chất chuyến viếng thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ của ông Đinh Thế Huynh nhằm chuẩn bị điều gì?

Lý Thái Hùng: Như tôi đã đề cập bên trên, vị trí Thường trực Ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh là lo vấn đề nội bộ đảng. Trong tình hình rối rắm nội bộ đảng vì chiến dịch chống tham nhũng thất bại, lại thêm các tác động tiêu cực của vụ Formosa, và vụ lũ lụt miền Trung do việc xả lũ bừa bãi của nhà máy thủy điện Hố Hô, ông Đinh Thế Huynh lại càng không có nhu cầu phải rời khỏi Việt Nam. Nhưng ông Huynh đã sắp xếp để đến Trung Quốc, rồi liền sau đó đến Hoa Kỳ trong lúc chính quyền Tổng thống Obama sắp mãn nhiệm; theo tôi có ba giả thuyết sau đây:

Thứ nhất là thay mặt Tổng bí thư để nói với lãnh đạo Trung Quốc là CSVN không lên tiếng về phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc, tức là không tấn công Trung Quốc về Biển Đông. Đồng thời đến Hoa Kỳ để coi Hoa Thịnh Đốn có thực sự tôn trọng thể chế của CSVN như ông Obama đã nói, cũng như yêu cầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận việc mua các vũ khí sát thương và vấn đề gia nhập TPP. Nếu chỉ nói những điều này thì ông Huynh không cần đi.

Thứ hai là thay mặt Tổng bí thư để nói với lãnh đạo Trung Quốc là CSVN không đi theo Hoa Kỳ để Bắc Kinh an lòng, nhưng muốn thăm dò phản ứng của Hoa Thịnh Đốn về tình hình biển Đông và Đông Nam Á sau vụ ông Duterte tuyên bố đoạn giao với Hoa Kỳ. Nếu chỉ nói điều này, ông Huynh lại càng không nên đi mà giao cho Phó thủ tướng Phạm Bình minh là đủ.

Thứ ba là ông Đinh Thế Huynh đến Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm chuẩn bị trở thành nhân vật số 1 của CSVN trong thời gian tới để tránh tình trạng ngỡ ngàng của lãnh đạo hai siêu cường khi có thay đổi vai trò Tổng bí thư.

Đối chiếu với tình hình chính trị nội bộ đảng CSVN và mối quan hệ tay ba giữa CSVN với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong 9 tháng qua cho thấy là uy tín ông Trọng quá xuống dốc và phải thay thế, do đó việc ông Huynh đi Mỹ và Trung Quốc là nhằm chuẩn bị cho sự thay thế ông Trọng trong năm 2017.

Uyên Nguyễn: Ông nhận định ra sao về tình hình chính trị Việt Nam sau chín tháng lãnh đạo của ông Trọng ở nhiệm kỳ thứ hai?

Lý Thái Hùng: Ông Nguyễn Phú Trọng tuy giữ được ghế Tổng bí thư sau những xung đột gay gắt với phe ông Nguyễn Tấn Dũng trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII, nhưng nhìn lại tình hình nội bộ đảng CSVN trong 9 tháng qua thì phải nói là suy thoái trầm trọng, và mầm mống bất mãn nội bộ gia tăng ngày một lớn.

Ông Trọng đi theo con đường “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình với chính sách chống tham nhũng, để mong trong sạch đảng và trong sạch nhà nước. Nhưng sự kiện Trịnh Xuân Thanh không những chạy thoát sang Đức mà còn quay lại thách đố quyền lực Tổng bí thư, đã làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của ông Trọng.

JPEG - 75 kb
Những màn đấu đá gay gắt giữa phe Nguyễn Phú Trọng và phe Nguyễn Tấn Dũng diễn ra trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII và tiếp tục mãi đến ngày hôm nay. Ảnh: Reuters

Có thể nói, vụ Trịnh Xuân Thanh đã làm cho chủ trương chống tham nhũng của ông Trọng trong 9 tháng qua biến thành một sự đàm tiếu trong dư luận. Nhưng quan trọng hơn là trong nội bộ đảng CSVN thấy là ông Trọng không có khả năng chống tham nhũng, hoặc chỉ là nguỵ quân tử, tức là miệng nói chống tham nhũng mà lại đang bao che cho đàn em tranh đoạt những tài sản của phe ông Dũng đã thất sủng, lập ra cái gọi là “lợi ích nhóm” mới của phe ông Trọng.

Khi tung chiêu bài “chống tham nhũng” để mong kiểm soát chặt chẽ nội bộ đã bị coi là thất bại thì ông Trọng phải đổi chiêu khác để duy trì sự ủng hộ cho cái ghế Tổng bí thư. Ông Trọng chỉ còn có thể dùng chiêu bài cải cách thể chế để sửa đổi hệ thống chính trị đang ruỗng nát như một khẩu hiệu mới. Nhưng với con người nặng giáo điều và là lý thuyết gia về Mác – Lênin, ông Trọng không dám đụng đến cải cách thể chế vì sẽ bị cho là chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Bế tắc nói trên đã buộc ông Nguyễn Phú Trọng phải ra đi, nhường lại ghế Tổng bí thư cho đàn em là ông Đinh Thế Huynh. Ông Huynh cũng nặng giáo điều, nhưng hy vọng chữa cháy cho đảng một thời gian ngắn trong lúc uy tín chính trị của ông Trọng đã cháy tiêu tan.

Nói tóm lại, trong 9 tháng lãnh đạo ở nhiệm kỳ 2, ông Trọng tưởng là đã thắng và loại được phe Nguyễn Tấn Dũng nhưng không ngờ, những đàn em của ông Nguyễn Tấn Dũng đã phản công và xóa tan uy tín chính trị của ông Trọng. Cùng lúc, những hệ lụy của các quyết định sai lầm do hệ thống cai trị độc tài và tham nhũng gây ra như các vụ Formosa, Hố Hô, Bauxít Tây Nguyên v. v… đang bùng vỡ, kéo theo không chỉ ông Trọng mà còn bất cứ lãnh đạo nào cũng như toàn bộ cơ chế trong dòng đổ nát, hỗn độn của giai đoạn cáo chung.

Uyên Nguyễn: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.