Triệu Con Tim hướng về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời gian qua, người Việt Nam đã có quá nhiều cơn phẫn nộ từ việc xâm lăng trắng trợn của Bắc Kinh trên biển Đông của Việt Nam, đến những hành động tàn bạo phi nhân của nhà cầm quyền CSVN đối với người dân oan thấp cổ bé miệng, đối với những người vì lòng yêu nước, yêu tự do, dân chủ, công lý đã dám cất lên tiếng nói hoặc bày tỏ thái độ một cách ôn hòa.

Người ta khó mà quên được hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức khi tham dự cuộc biểu tình tự phát ngày 17.07.2011 tại Hà Nội để phản đối Trung quốc gây hấn tại biển Đông của Việt Nam đã bị bốn công an khống chế như súc vật để Đại uý công an Phạm Hải Minh đạp từ trên đạp xuống vào mặt.

Người ta bàng hoàng và bức xúc trước việc nhà cầm quyền điều động một lực lượng hùng hậu công an, quân đội cướp đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và sau đó còn phá hủy ngôi nhà của họ thành đống gạch vụn; khiến vợ con họ phải sống trong túp lều dựng tạm cho đến hôm nay.

Người ta cũng vô cùng phẫn nộ từ việc Linh mục Nguyễn Văn Lý bị liên tục tống vào ngục tù dầu bị liệt một phần thân thể, đến việc các nữ tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, Đỗ Thị Minh Hạnh bị hành hạ, đánh đập dã man trong tù vì tinh thần bất khuất của họ; rồi đến tin nhạc sĩ Việt Khang bị bắt chỉ vì sáng tác 2 nhạc phẩm Anh Là Ai Việt Nam Tôi Đâu để nói lên lòng yêu nước của mình trước sự xâm lăng một cách trắng trợn của Trung quốc và sự nhu nhược của nhà cầm quyền Hà Nội.

Cơn phẫn nộ này chưa dứt thì cơn phẫn nộ kế tiếp lại đến khi bản án không thể tưởng tượng nổi mà nhà cầm quyền CSVN đã chụp lên các bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, và gần đây nhất là vụ bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương Uyên chỉ vì em đã bày tỏ lòng yêu nước qua những vần thơ chống bá quyền Trung Quốc và chống quốc nạn tham nhũng đang hoành hành nước ta:

Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tàu
Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng

Nhưng những cơn phẫn nộ cứ đến rồi đi.

Bên cạnh những cơn phẫn nộ đó, ngoài việc lên tiếng chỉ trích qua những bài viết của một số người và một vài nỗ lực vận động cá biệt; còn lại trong nhiều người là cảm giác bất lực, không biết làm gì trước sự bạo ngược, bất chấp luật pháp, đạo lý và liêm sỉ của công an và những kẻ đang nắm quyền cai trị.

Đầu năm 2012, tại Hoa Kỳ đã có một chiến dịch gởi thỉnh nguyện thư đến chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho nhạc sĩ Việt Khang nói riêng và nhân quyền Việt Nam nói chung do nhạc sĩ Trúc Hồ và đài truyền hình SBTN khởi xướng. Chiến dịch đã thu thập được hơn 150.000 chữ ký để gởi đến Tòa Bạch Ốc. Đây là lần đầu tiên người Việt Nam đã thể hiện sức mạnh của mình cho công việc chung.

Trước những vi phạm nhân quyền càng ngày càng trầm trọng của chế độ CSVN, sức mạnh chung đáng trân trọng đó của người Việt yêu nước đã được tiếp tục khai dụng để càng ngày càng tăng cao bằng các chiến dịch kế tiếp.

Ngày 15 tháng 10 năm 2012, nhạc sĩ Trúc Hồ và SBTN đã khởi xướng một chiến dịch nối tiếp mang tên Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói, cùng với sự hỗ trợ của trên 65 tổ chức, đoàn thể, cơ quan truyền thông khắp nơi trên thế giới. Chỉ tiêu vận động 100.000 chữ ký của mọi người yêu chuộng tự do, dân chủ khắp nơi gởi đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tự do dân chủ nhân ngày Quốc Tế Nhân quyền 10.12.2012 để phản đối các bản án nghiệt ngã, phi pháp, phi nhân đã áp đặt lên những người yêu nước, đồng thời đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng những quyền căn bản của người dân đã được công nhận trong bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà họ đã ký kết. Cho đến thời điểm 16.11.2012 đã có 82,596 người ký tên vào Thỉnh nguyện thư này.

Bên cạnh chiến dịch Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói, hiện cũng có nỗ lực vận động chữ ký nhằm ngăn chận nhà cầm quyền CSVN bước vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Vào cuối tháng 2 năm 2011, tại khóa họp lần thứ 16 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ ở Thụy Sĩ, Hà Nội đã lên tiếng ứng cử vào cơ quan này nhiệm kỳ 2014-2016. Lý do được nêu ra là Hà Nội cần tham gia để cùng các nước thực hiện quyền con người. Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Hà Nội còn nhấn mạnh rằng bảo vệ nhân quyền là “chính sách nhất quán của Việt Nam”.

Thật là một điều khôi hài khi chế độ Hà Nội, một chế độ xem người dân như cỏ rác lại ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và thật là một sĩ nhục cho người Việt Nam khi chế độ Hà Nội được trở thành thành viên của Hội Đồng này. Người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ cần phải lên tiếng để tố cáo và ngăn chận vì không thể vô cảm và thiếu trách nhiệm đối với quê hương và dân tộc. Vì vậy tất cả những nỗ lực này đều đáng quí và đáng tham gia.

Ngoài các mục tiêu trực tiếp của từng nỗ lực, những hành động lên tiếng chung này còn có tác dụng kết đoàn, là nền tảng vận động chính giới quốc tế, và là bước chuyển tiếp để cùng tiến đến những hành động chung, bất bạo động, lớn rộng, và cương quyết hơn nữa.

Ngày hôm nay đã có trăm ngàn người cùng lên tiếng bằng những chữ ký. Rồi mai đây sẽ có triệu người cùng nhịp đập để xuống đường.

Một số hình ảnh vận động chữ ký cho chiến dịch “Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói” khắp nơi trên thế giới:

Nam California, Hoa Kỳ

Đức Quốc

Hoà Lan

Pháp Quốc

Sydney, Úc Châu

Điạ chỉ để vào ký Thỉnh nguyện thư: http://www.democracyforvietnam.net/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.