Toronto biểu tình phản đối Tập Cận Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Toronto – Canada: Hòa cùng làn sóng phản đối chuyến viếng thăm Việt Nam của Tập Cận Bình, đại diện cho tập đoàn xâm lược Bắc Kinh đang diễn ra một cách đa diện ở trong và ngoài nước, nhiều đoàn thể, tổ chức tại Thành phố Toronto đã phối hợp tổ chức cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào trưa ngày 1/11/2015.

Lúc 1 giờ trưa, hơn 200 đồng hương đã tụ họp trước Lãnh sự quán Trung Quốc, tọa lạc tại 240 St George St, Toronto, ON M5R 2N5 với một rừng cờ Vàng và nhiều biểu ngữ Anh – Việt như “Tập Cận Bình Hãy Cút Khỏi Việt Nam – Xi Jinping Keep Out Vietnam”, “China Must Stop Invading Vietnam’s Islands Now!!!”, “Xi Jinping Go Away”, thu hút sự chú ý của người Canada trong vùng.

Sau nghi thức khai mạc và phát biểu của ban tổ chức về lý do tổ chức cuộc biểu tình phản đối, đồng bào đã cùng hô các khẩu hiệu phản đối các hành vi xâm lược của Bắc Kinh và sự hèn nhát của tập đoàn lãnh đạo CSVN. Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và chấm dứt lúc 3 giờ chiều cùng ngày.

JPEG - 180 kb
Đoàn biểu tình trước Lãnh sự Trung Quốc tại Toronto.

JPEG - 144.5 kb
Hình ảnh đoàn biểu tình phản đối Tập Cận Bình viếng thăm VN trước Lãnh sự Trung Quốc ở Toronto.

JPEG - 219.7 kb
Giới trẻ Toronto tích cực hòa đồng cùng các các nhà dân chủ quốc nội: No Xi To Vietnam.

Hình Ảnh từ: https://www.facebook.com/dinh.tue?fref=ts

Trương Can tường trình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.