Tổng Trọng ‘nằm mơ giữa ban ngày’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng 1 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ được ghế chức vụ Tổng bí thư đảng ở tuổi 72, cái tuổi mà đáng lý ra ông phải cầm sổ hưu vui thú điền viên. Nhưng vì lòng hận thù phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng và đàn em đã bằng mọi mưu mô thâm độc loại cho bằng được Nguyễn Tấn Dũng trong những giờ phút cuối Đại hội 12.

Lần này thắng được đối thủ từng làm mình dở khóc dở cười, ông Trọng mừng như mở cờ trong bụng vì ít nhất ông còn ngồi trên chiếc ghế tổng bí thư được thêm hai năm nữa. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn cò mồi của một nhà báo, ông giả vờ ngơ ngác như một ông già lú lẫn thật sự. Ông nói, “Tôi cũng không ngờ được Đại hội tín nhiệm giới thiệu, được Ban Chấp hành trung ương bầu làm Tổng bí thư gần như 100% tuyệt đối. Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ có hạn, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ rồi.” Đã biết mình tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn lao vào một cuộc tranh hùng đầy thủ đoạn gian manh. Sự giả dối ấy không làm xúc động được ai vì tham vọng quyền lực của ông được che đậy một cách vụng về qua những ngón đòn ông tung ra trong đại hội để hạ gục đồng chí ”X” của ông.

Thế nhưng mới đây ông Trọng lại vừa ký ban hành “Quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ”. Quy định này nhấn mạnh cán bộ đảng thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực… không tham nhũng và nhất là không vướng mắc các biểu hiện nguy hiểm như tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ…

Nếu quy định này thành sự thật thì rõ ràng người dân Việt Nam thật tốt phúc vì được cai trị bởi những người đạo cao đức trọng. Không tham vọng quyền lực, không tham nhũng và nhiều thứ không khác, các lãnh đạo cao cấp giờ đây sẽ là những ông thánh sống. Nhưng tiếc thay trong thực tế lại không được như vậy, những ông thánh sống ấy lại đang cai trị người dân Việt bằng dùi cui của công an và đứng vững nhờ những tướng lãnh thành thạo làm sân golf hơn đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh. Đã từ lâu Ban chấp hành Trung ương, ngay cả Bộ chính trị đã như cá mè một lứa thì ai là người xứng đáng với quy định này?

Nói một cách tổng quát, cho đến ngày nay bản chất của những người cộng sản chưa bao giờ tách khỏi tham vọng quyền lực và lừa bịp. Chỉ cần nhìn qua những nét lịch sử ngắn gọn của hai đảng cộng sản lớn nhất đứng đầu khối xã hội chủ nghĩa đã cho người ta thấy tham vọng của giới lãnh đạo cộng sản là liên tục và khủng khiếp. Nó đã gây ra cảnh sắt máu và đảo lộn xã hội mà mọi tầng lớp người dân đều phải gánh chịu.

Tại Liên Xô, từ khi Staline nắm quyền thống trị nhưng vẫn chưa hài lòng vì tham vọng quyền lực vô giới hạn. Để tiến tới một chế độ cực quyền, nhà độc tài khét tiếng đã thanh trừng hàng ngàn Ủy viên của Đại hội XVII bằng cách xử bắn và giam tù với tội danh “phản cách mạng”.

Tại Trung Cộng, cuộc đấu đá trên thượng tầng lãnh đạo đưa đến cái chết của nhân vật số 2 Lâm Bưu, sau đó là cuộc “Đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông khởi xướng nhằm mục đích loại trừ những đối thủ chính trị trong đảng CSTQ, củng cố vị thế cho người cầm lái vĩ đại.

Riêng tại Việt Nam, khi nhìn lại lịch sử của đảng CSVN từ ngày thành lập đầu năm 1930 đến nay, bản chất nổi bật vẫn là phe nhóm và đấu đá, tranh chấp để tóm thu quyền lực vào tay một người hay một nhóm rất ít người ở cấp cao nhất. Và sau đó là chia chác, ban phát quyền lợi cho phe nhóm của mình nhằm củng cố ngôi vị thông qua tuyên truyền sùng bái lãnh tụ thành thần thánh.

Người ta ghi nhận trong nội bộ đảng từ những năm đầu tiên mới thành lập đã có biết bao phe nhóm xâu xé nhau. Đầu tiên là tranh chấp giữa Hồ Chí Minh và Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên đưa đến việc đổi tên đảng thành đảng Cộng sản Đông dương và thông qua “Luận cương chính trị” của Trần Phú thay cho “Chính cương và sách lược vắn tắt” của họ Hồ. Nhưng với cái chết của Trần Phú năm 1931 được mô tả có bàn tay phản bội trong đảng nên bị Pháp bắt, vai trò của Hồ Chí Minh trở nên nổi bật.

Khi Trường Chinh mất chức tổng bí thư đảng vào năm 1956 sau cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, Lê Duẩn tóm thâu quyền lực với vai trò bí thư thứ nhất, đẩy Hồ Chí Minh vào chỗ vô thực quyền cho tới khi qua đời. Cứ thế các lãnh đạo đầu sỏ của đảng ngoài miệng thì hô hào đoàn kết, bên trong tận tình giết nhau bằng đủ thứ âm mưu.

Đại hội đảng lần thứ VI vào cuối năm 1986 là thời điểm diễn ra cuộc chiến bất phân thắng bại giữa Trường Chinh và Lê Đức Thọ, rốt cuộc phải chọn Nguyễn Văn Linh vào phút cuối làm trái độn. Tương tự tranh chấp giữa Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt năm 1991 đem thắng lợi về cho Đỗ Mười với chức tổng bí thư. Và lần thứ 2 vào năm 2001 đảng phải đưa trái độn Nông Đức Mạnh ra để hóa giải tranh chấp của thái thượng hoàng Đỗ Mười với Lê Khả Phiêu.

Giai đoạn gần đây nhất, năm 2011 Nguyễn Phú Trọng nắm được ghế tổng bí thư nhờ cuộc đấu đá bất phân thắng bại giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Nhưng chính trường Việt Nam chưa bao giờ ổn định vì các lãnh đạo đảng CSVN xuất thân từ môi trường phi dân tộc, luôn đặt quyền lợi cá nhân, phe nhóm lên trên quyền lợi đất nước. Sự đấu đá thanh trừng lẫn nhau đối với họ là một nhu cầu để tồn tại và xây dựng nền độc tài thêm vững chắc.

JPEG - 50 kb
Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: AFP

Trong đại hội XII diễn ra cuối tháng 1 năm 2016, cuộc đấu đá công khai giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng biến đại hội thành một đấu trường La Mã kiểu mới. Các “đồng chí” trong đảng tận tình ra tay sát phạt lẫn nhau trong niềm hân hoan bè cánh. Mục đích duy nhất là giành cho được cái ghế tổng bí thư để tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của đảng là “hèn với giặc, ác với dân”, tạo cơ hội tóm thâu quyền lợi về tay phe mình. Cuối cùng với sự tán trợ của hảo chủ Bắc Kinh, các hảo nô của Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc đẩy “đồng chí X” về vườn.

Với những diễn trình đấu đá nói trên ngay từ ngày thành lập đảng cộng sản, nếu những lãnh tụ đầu sỏ không tham vọng quyền lực thì gọi là gì?

Ngày nay, sau khi loại được Dũng, ông Trọng vẫn còn chưa hài lòng với vị thế chưa mấy chắc chắn của mình. Vì các đối thủ của ông vẫn còn đó, nỗi lo quyền lực sang tay kẻ khác luôn là nỗi sợ hãi trong lòng người tổng bí thư già nua. Vì thế ông Trọng không ngồi yên. Ông vẫn tiếp tục tấn công và vây bắt người của Nguyễn Tấn Dũng để lùa ông này vào chân tường. Ngoài mặt thì ông luôn rêu rao chiêu bài chống tham nhũng để khỏa lấp chuyện đấu đá, nhưng kỳ thực trong lòng thì chỉ nghĩ đến việc triệt hạ phe cánh của Dũng còn sót lại. Giam lỏng Đinh La Thăng, bắc cóc Trịnh Xuân Thanh, triệt hạ một số trùm ngân hàng chưa phải là đủ. Chặt được hết đám tay chân lâu nay bám vào viên thủ tướng cũ, chắc chắn lần này ông sẽ kỹ luật được Nguyễn Tấn Dũng, điều mà ông muốn làm từ lâu nhưng đã thất bại ê chề trong Hội nghị trung ương 6 năm 2012.

Không thể nói gì khác hơn, rõ ràng là ông Trọng đang muốn tóm thu quyền lực thêm một lần nữa vì cái kết quả không mấy vẻ vang của ông trong đại hội XII, là chỉ được cho ngồi đến hết nửa nhiệm kỳ. Nhưng dù đã đem ra mọi phù phép truy bắt, kỹ luật tay chân Nguyễn Tấn Dũng, Trọng lại sợ âm binh nổi lên quấy phá theo đúng câu nói “thầy pháp sợ âm binh”. Cho nên ông Trọng đưa ra cái gọi là “lãnh đạo không tham vọng quyền lực” cảnh báo mọi người để cho Trọng yên thân. Nhưng Trọng làm sao yên thân được, vì chính ông ta hơn ai hết cho thấy dã tâm tham vọng quyền lực của mình trong buổi xế chiều của đảng CSVN.

Ban hành một quy định làm trò cười cho thiên hạ, quả tình Tổng Trọng đang mơ một giấc mơ giữa ban ngày.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.