Tình hình Giáo Dục Tại Việt Nam Đang Ở Mức nghiêm trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vấn đề giáo dục tại Việt Nam nói chung đang là mối ưu tư hàng đầu không phải chỉ đối với đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam mà còn đối hàng triệu phụ huynh trên cả nước. Đó là tình trạng chi phí giáo dục cho con em mỗi năm tốn khá nhiều nhưng kết quả đã không đạt như ý muốn. Tình trạng cạnh tranh nhau đi học các lớp luyện thi đầy tốn kém để tham gia các cuộc thi tuyển đầy khó khăn; nhưng khi ra trường thì sinh viên đã không có việc làm như mong đợi, đa số đã sống một cuộc đời long bong với những dịch vụ chợ trời, áp phê, buôn lậu. Mặc dù từ năm 1996, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đưa giáo dục lên hàng quốc sách và đã ra một bộ luật về Giáo Dục công bố vào tháng 12 năm 1998 để quy định Giáo dục là mục tiêu tối quan trọng của nhà nước trong chính sách hiện đại hóa; nhưng kết quả đã không đạt như ý muốn. Trước những áp lực của mọi giới, từ nhiều năm qua, chính quyền Hà Nội đã lập ra Hội Đồng Quốc Gia Giáo Dục để mời một số nhà giáo, nhà quản lý giáo dục tham dự những hội nghị mở rộng nhằm tìm ra một hướng đi cho ngành giáo dục tại Việt Nam.

Ngày 12 tháng 7 năm 2004, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phan Văn Khải đã chủ tọa một Hội nghị quy tụ 100 đại biểu là những nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục, nhà văn hóa tiêu biểu trong cả nước để bàn thảo về hướng đi cũng như những vấn đề của tình trạng giáo dục hiện nay. Trong hội nghị này, đa số ý kiến đều cho là nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay không đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội. Cung quá thấp so với nhu cầu. Từ những yếu kém này, đa số các nhà giáo dục đều đề nghị tích cực đẩy mạnh nỗ lực xã hội hóa giáo dục, mà đã từng được nêu ra trước đây nhưng không được bộ giáo dục – đào tạo xúc tiến. Chỉ có xã hội hóa giáo dục, mới giải quyết bài toán giáo dục Việt Nam, khi mà chính quyền tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi ngưòi, dù là hoàn cảnh của họ thế nào, cũng có những cách học phù hợp để có thể tham gia học tập được. Hội nghị đã nêu ý kiến là Bộ giáo dục – đào tạo nên giảm thiểu vai trò quản lý, tổ chức hệ thống giáo dục mà để cho xã hội tự do phát triển, để cho đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các loại hình dạy và học, để mọi người, ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia.

JPEG - 7.3 kb
Giáo sư Võ Tòng Xuân

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân (xem bài phỏng vấn đính kèm bên dưới), cho biết là Việt Nam cần một cuộc đổi mới thứ hai: đổi mới giáo dục vì theo ông tình trạng suy thoái chất lượng đào tạo hiện nay, đến từ ba nguyên nhân:

- 1/ Chương trình học quá nặng nhưng nhồi nhét , học ’két’ là chính (số đơn vị học trình của ta gần gấp đôi các nước quanh ta; nhất là các môn chính trị quá nặng), sinh viên ít thì giờ tự tìm tòi, phát huy sáng tạo, tư duy và rèn luyện.
- 2/ Giáo viên giảng dạy có kiến thức chuyên môn còn quá hạn chế,
- 3/ Bộ máy quản lý ngành giáo dục luôn tự bằng lòng với những thành tích không thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời, nhất là trong đào tạo sự phạm.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng chính quyền cần giảm bớt sự lệ thuộc vào những kiến nghị của Bộ giáo dục đào tạo và tư vấn của các chuyên viên văn phòng chính phủ mà phải biết lắng nghe các chuyên gia rộng rãi trong nước và quốc tế. Từ đó ông đề nghị một ’Hội Nghị Diên Hồng’ về giáo dục quốc gia để tập hợp những nhà giáo có kinh nghiệm, đồng thời có thành tích nổi bật trong ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học là rất cần thiết trong lúc này.

Theo Giáo sư Trần Hồng Quân, người đã từng là Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo trong một giai đoạn dài sau thời kỳ đổi mới cũng đưa ra nhận xét rất tiêu cực về tình hình giáo dục hiện nay vì ông cho rằng: Hệ thống kinh tế, giáo dục vẫn còn mang nặng màu sắc tập trung, bao cấp, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước, vào trường công, vẫn chủ yếu là lực lượng giáo viên trong biên chế, vẫn bao cấp tràn lan kể cả con em nhà giàu, vẫn tập trung quyền hạn và trách nhiệm ở trên, các cấp quản lý giáo dục vẫn ôm đồm làm thay nhiều việc cho các trường. Giáo sư Trần Hồng Quân cho rằng muốn cải cách giáo dục, trước hết phải có một tư duy mới để hiểu thấu đáo về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục, trong đó, việc thị trường hóa (một bộ phận có thể được) là một nội dung quan trọng. Ở điểm này, ông Quân ngập ngừng cho là khi nói đến thị trường hóa giáo dục, cũng dường như đã chạm đến huý kỵ ’chết người’ vì nó đụng đến quyền lợi của một số đông cán bộ sống nhờ trên sự quản lý và bao cấp này. Nhưng theo ông Quân thì Việt Nam không thể làm khác hơn là thị trường hóa giáo dục như đã từng thị trường hóa nền kinh tế trong quá trình đổi mới.

Trong khi đó, ông Vũ Khoan, chủ tịch Hội Khuyến Học Việt Nam thì cho rằng nguyên nhân dẫn đến những bức xức của giáo dục hiện nay chính là do không đáp ứng được nhu cầu về sự học của dân và chưa phát huy được sức dân. Nếu nhà nước cứ ôm mãi, không có một cơ chế để phát huy sức mạnh của dân thì những yếu kém, tiêu cực trong giáo dục không thể khắc phục được. Và như thế chúng ta không thể thực hiện được mục tiêu chiến lược mà Nghị quyết đảng đã đề ra là xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, không tạo ra mặt bằng dân trí mới và nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.

Qua một số những phát biểu tiêu biểu của các nhà giáo dục tại Việt Nam rõ ràng là tình hình giáo dục hiện nay rất nghiêm trọng; mấu chốt của vấn đề chính là sự kiểm soát và can thiệp quá đáng của bộ giáo dục đào tạo, khiến cho các sinh hoạt về giáo dục đã không phát triển đúng theo nhu cầu của xã hội. Muốn chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp chậm tiến sang một xã hội công nghiệp tiên tiến, người ta không chỉ đưa giáo dục lên hàng đầu mà còn phải tổ chức guồng máy hành chánh để huy động toàn lực của xã hội nhằm phục vụ hữu hiệu cho mục tiêu hàng đầu này.


Giáo sư Võ Tòng Xuân – Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục:` Cần một cuộc đổi mới thứ hai: Đổi mới giáo dục!

VĨNH THẮNG (thực hiện)` Theo Thanh niên

Ngày 12-7 vừa qua, Thủ tướng Phan Văn Khải – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục – cùng các thành viên của Hội đồng đã làm việc với một số nhà giáo dục tiêu biểu cả nước để tiếp thu nhiều ý kiến “hiến kế” nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Nhân dịp này, Giáo sư Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục đã trả lời phỏng vấn và cho rằng, cần một cuộc đổi mới thứ hai: Đổi mới giáo dục Việt Nam – sau đổi mới thứ nhất là lĩnh vực kinh tế.

* Thưa Giáo sư, không ít người quan tâm đến giáo dục, không ít ban ngành đang có một cái nhìn hết sức ảm đạm, hết sức bi quan về chất lượng giáo dục. Thậm chí có người còn đặt vấn đề nên thay đổi toàn bộ bộ máy lãnh đạo ngành giáo dục hiện nay! Giáo sư có cảm nhận được nỗi bức xúc đó?

- Đánh giá về giáo dục phải có một cái nhìn hết sức khách quan và khoa học. Nếu không khéo ta sẽ phủ nhận hết những thành quả của ngành từ trước đến nay. Nếu không khách quan ta sẽ rơi vào trạng thái bi quan hoặc quá đề cao các thành tích đã đạt được. Giáo dục nước ta hiện nay có những điểm mạnh, nhưng nổi bật nhất là trong giới hạn ngân sách nhỏ bé của nước ta, ngành giáo dục đã cơ bản đạt được phổ cập tiểu học và đào tạo lực lượng cán bộ tham gia phát triển nền kinh tế hiện nay.

Về điểm yếu của nền giáo dục nước ta, có thể dẫn ra như sau:

Thứ nhất, kiến thức hội nhập của học sinh hoặc sinh viên Việt Nam quá kém: phần lớn những người tốt nghiệp không thể tiếp xúc đàm thoại với đối tác nói tiếng Anh, hoặc các ngoại ngữ khác như Pháp, Trung Quốc, Nhật…; kỹ năng về vi tính cũng rất giới hạn; kỹ năng và kiến thức ngành chuyên môn ít được cập nhật bằng thông tin quốc tế.

Thứ hai, kiến thức phổ thông đại trà rất thấp. Mặt bằng trong nước bị lệch về khu vực thành thị; các vùng nông thôn tiếp tục loay hoay trong thấp kém vì Nhà nước chỉ đầu tư mạnh cho các trường ở thành phố lớn.

Thứ ba, mở ra nhiều trường nhưng đầu tư quá kém, thậm chí cứ để cho các trường tự bơi, hoặc kêu gọi “xã hội hóa” trong khi thu nhập người dân còn thấp. Lấy một thí dụ để so sánh: Thái-lan cho thành lập ít trường nhưng trường nào cũng được đầu tư thích đáng, nhất là khoảng 20 đại học công lập. Trường Đại học Mở công lập STOU hằng năm có khoảng 1,5 triệu người học một cách tự do, kể cả những tù nhân đang thi hành án!

* Đâu là nguyên nhân dẫn đến những suy thoái chất lượng đào tạo, thưa Giáo sư?

- Có thể nói ngay mấy nguyên nhân chủ yếu: Chương trình học quá nặng nhưng nhồi nhét, học “két” là chính (số đơn vị học trình của ta gần gấp đôi các nước quanh ta, Mỹ và châu Âu; nhất là các môn chính trị quá nặng), sinh viên ít còn thời gian tự tìm tòi, phát huy sáng tạo, tư duy và rèn luyện tay nghề.

Về phía giáo viên, kiến thức chuyên môn và tổng hợp còn hạn chế, mặc dù có những đợt bồi dưỡng trong dịp hè; quy trình đào tạo sư phạm cũ rích vừa tốn công quỹ vừa kém hiệu quả, cho ra những giáo viên không tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình trước lớp học sinh thiếu căn bản; chương trình bồi dưỡng hằng năm cho giáo viên mang tính hình thức, nội dung chuyên môn thấp.

Nguyên nhân cơ bản nhất của những yếu kém trong giáo dục Việt Nam là bộ máy quản lý ngành giáo dục luôn tự bằng lòng với những thành tích không thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời, nhất là trong đào tạo sư phạm.

* Thưa Giáo sư, vẫn có ý kiến cho rằng nền giáo dục của ta đang đào tạo nhiều thầy hơn thợ?

- Đúng là quy trình đào tạo của hệ thống giáo dục nước ta ngày nay chủ yếu tạo nên áp lực lớn cho cấp đại học hàn lâm, coi nhẹ đào tạo trung cấp nghề nghiệp. Quy trình của ta đang loay hoay với những sai lầm: Không phân luồng hợp lý. Đáng lẽ từ sau THCS là mạnh dạn phân hai luồng lên trung học nghề nghiệp và trung học hàn lâm để giảm tải cho đại học, nhưng hiện nay nhiều trường trung học nghề nghiệp bắt buộc học sinh phải có bằng tú tài rồi mới được thi vào. Do đó người ta có tâm lý thà là đi lên đại học luôn.

Mặt khác, ta đã không mạnh dạn phân luồng ngay từ THCS, lại chưa có chương trình liên thông từ trung học lên đại học nên càng khiến cho học sinh đổ xô vào đại học với bất cứ giá nào, cho dù đó chưa phải là ngành mình mong muốn.

* Thưa Giáo sư, hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục của ta cũng đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Có ý kiến khá gay gắt là ngành giáo dục chỉ đang làm một nhiệm vụ quan trọng nhất là… tổ chức thi cử! Giáo sư có thấy nhận định này chính xác không?

- Đáng lẽ nên có một tổ chức khảo thí độc lập, có văn phòng chi nhánh đặt tại các vùng trọng điểm quốc gia. Học sinh tốt nghiệp THPT rồi có thể nộp đơn tại chi nhánh tổ chức khảo thí gần nhà mình nhất xin thi lấy trình độ trung học và sau đó tổ chức khảo thí sẽ gửi phiếu điểm kết quả đến các trường đại học, cao đẳng mà học sinh đã đăng ký xin vào học. Như thế mỗi học sinh chỉ thi một lần mà có thể được nhiều trường xét tuyển cùng một lúc. Không còn vấn đề “ảo” nữa. Phụ huynh học sinh cũng không còn lo con em mình chỉ được nộp đơn một hai trường, không còn lo ít hy vọng vào đại học như hiện nay, không còn lo tốn kém cho thi cử.

* Thưa Giáo sư, Thủ tướng Phan Văn Khải đã kêu gọi cả nước “hiến kế” cho giáo dục. Kế sách của Giáo sư là gì?

- Tôi không hiến kế chung chung mà đề xuất cụ thể nhiều giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, cần bỏ tính tự bằng lòng vì thành tích “ít chất lượng thực tế”; cần thấy rõ sự tụt hậu của giáo dục Việt Nam: học sinh THPT, kỹ thuật viên các trường chuyên nghiệp và sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay có trình độ ngày càng thấp hơn so với trước và càng kém khả năng hội nhập toàn cầu. Đó là do hệ thống giáo dục còn quá nặng về lý thuyết cũ, chưa phân luồng hợp lý, và chưa đầu tư đúng đắn về con người và trang thiết bị.

Thứ hai, Chính phủ cần giảm bớt sự lệ thuộc vào những kiến nghị của Bộ GD-ĐT và tư vấn của các chuyên viên Văn phòng Chính phủ mà phải biết lắng nghe các chuyên gia rộng rãi trong nước và quốc tế.

Thứ ba, tương tự, Bộ GD-ĐT cũng không nên quá lệ thuộc vào các chuyên viên của các vụ và cấp ngang vụ vốn không muốn mất nhiều đặc quyền đặc lợi trong tầm tay mình nên ít muốn chấp nhận những đổi mới xa lạ với họ. Cần đổi mới cách quản lý: quản lý những vấn đề mấu chốt, không quản lý những gì mà trường hoặc cơ sở có thể tự quyết định.

Tôi nghĩ, một “Hội nghị Diên Hồng” về giáo dục quốc gia để tập hợp những nhà giáo có kinh nghiệm, đồng thời có thành tích nổi bật trong ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học là rất cần thiết trong lúc này. Rất cần thiết vì để phân tích hiện trạng, phân tích nguyên nhân, đề xuất những biện pháp khắc phục những điểm yếu, biện pháp phát triển theo hướng hội nhập toàn cầu. Đảng và Nhà nước thực sự cần một cuộc đổi mới thứ hai: Đổi mới giáo dục Việt Nam – sau đổi mới thứ nhất là lĩnh vực kinh tế.

* Xin cảm ơn Giáo sư.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.