Tìm ra nguyên do nhưng ’chưa đủ lý lẽ nên không công bố’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sau gần hai tháng im lặng trong Sự Kiện Vũng Áng nhưng lại dồn sức đàn áp các cuộc biểu tình của dân chúng, nay bắt đầu ngập ngừng mở miệng.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng chiều ngày 2 Tháng 6, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã đưa ra câu trả lời về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Miền Trung từ đầu Tháng 4/2016. Theo ông Dũng, hiện nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết. Nhưng trước khi có kết luận chính thức, chính phủ phải chờ phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

JPEG - 153.3 kb
Ông Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo chiều ngày 2 Tháng 6, 2016. Ảnh: 24h

Lối nói mập mờ, đầu đuôi bất nhất ấy đã lại một lần nữa không những gây thất vọng ê chề nơi quần chúng mà còn tạo thêm nghi vấn về cái gọi là “đã xác định được nguyên nhân”, vốn đã chờ đợi mỏi mắt câu trả lời từ những người cầm quyền có trách nhiệm cao nhất.

Tại sao đã biết nguyên nhân cá chết mà còn chờ “phản biện” rồi mới công bố?

Ấn tượng đầu tiên của người dân là sự né tránh và câu giờ của lãnh đạo CSVN qua vụ cá chết. Hai tháng kiên nhẫn và lịch sự chờ đợi của họ được đáp trả bằng sự lập lờ khó hiểu: “đã biết nguyên nhân nhưng chờ phản biện”. Đây không có gì khác hơn là lối hành xử khinh thường người dân ép họ phải nghe và chấp nhận những gì đảng nói.

Thông thường, trước một tai họa xảy ra rõ ràng như vụ cá chết vừa qua, các nhà khoa học, các cơ quan chính phủ có trách nhiệm sau khi đã xác định được nguyên nhân, lập tức phải kết luận và công bố cho người dân được biết. Người dân có quyền được biết vì họ là người trực tiếp bị ảnh hưởng trong đời sống hàng ngày.

Tại sao lại phải chờ phản biện? Điều này cho thấy là kết quả của nhà nước đưa ra rất phản khoa học nên mới phải phản biện. Cho dù chính phủ khoe rằng đã vận dụng “hơn 30 cơ quan bộ ngành” và “hàng trăm nhà khoa học” trong nước và quốc tế cùng tham gia để thu thập chứng cứ tìm ra nguyên nhân cá chết.

Sự câu giờ này không có gì khác hơn là chính phủ đang tìm một lời giải thích sao cho hợp lý và “tròn” kết quả nhất để dư luận không phẫn nộ.

JPEG - 164.8 kb
Nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã nổ ra đòi chính quyền phải minh bạch vụ cá chết hàng loạt. Ảnh: Facebook

Từ đầu tháng 5 đã nổ ra các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh khác chỉ với nguyện vọng chính phủ phải minh bạch và sớm công bố nguyên nhân vì sao cá chết. Nhưng nguyện vọng chính đáng và ôn hòa ấy đã bị công an mật vụ của chế độ ngăn chận, đàn áp đổ máu. Sự bịt miệng thô bạo ấy là ngón nghề của chế độ độc tài khoác áo dân chủ giả hiệu.

Trở lại thời gian đầu khi cá bắt đầu chết ào ạt ở vùng biển Hà Tĩnh và sau đó lan nhanh xuống các tỉnh phía Nam, trong con mắt dư luận cả nước, Formosa chính là thủ phạm.

Sự cáo buộc này không phải không có lý do. Vì vào lúc xảy ra tai họa này, cũng là lúc Formosa nhập về hàng trăm tấn hóa chất để súc rửa đường ống. Vậy nếu không phải Formosa xả thải chất độc thì là ai? Cộng với lối im lặng rồi lúng túng giải thích của các bộ trong chính phủ càng làm sự suy đoán của người dân về câu “ngậm miệng ăn tiền” của quan chức cộng sản thêm vững chắc.

JPEG - 28 kb
Cá voi trôi dạt vào bờ biển Nghệ An. Ảnh: Thái Văn Dung

Cá chết, thợ lặn chết và gần đây cá voi nặng hàng chục tấn trôi giạt vào bờ biển Nghệ An để chết cũng không làm chính phủ mở mắt nhìn nhận sự thật. Đặc biệt là hồ sơ bệnh lý của các thợ lặn tại Vũng Áng, khám nghiệm sau khi phát hiện cá chết hàng loạt đã bị biết mất.

Nói cách khác, “chờ phản biện mới công bố nguyên nhân cá chết” không gì khác hơn CSVN muốn che giấu tội lỗi cho Formosa. Mà che giấu vì giữa Formosa và chính quyền cộng sản đã hình thành một liên minh ma quỷ trên số đô-la thu vén được từ dự án gang thép bất chấp tai họa gây ra cho môi trường sinh thái.

Giờ đây trước áp lực của quần chúng, lãnh đạo CSVN cảm thấy không còn ngậm miệng được nữa. Nhưng bằng mọi cách phải tìm ra một thủ phạm khác làm con dê tế thần thay thế cho Formosa. Và trong thời gian này, chưa có lý lẽ nào vững chắc để lấp liếm cho Formosa nên phải “chờ phản biện”, một hình thức bàn mưu tính kế để gian lận quần chúng một lần nữa.

Từ đó, người dân nhận thấy rõ ràng rằng Hà Nội rất sợ phải công bố nguyên nhân cá chết. Vì dù Formosa là thủ phạm hay không phải là Formosa, cả hai điều đó đều sẽ tạo một làn sóng phản đối dữ dội của dân chúng.

Kết luận ở đây là gì?

Thứ nhất, nếu nguyên nhân do Formosa gây ra, lập tức người dân sẽ đặt câu hỏi: tại sao ngay từ đầu ai cũng biết là Formosa mà chính phủ cứ giấu biệt, cho đến bây giờ mới chịu công bố? Cái gì làm cho chính phủ muốn nuốt trôi câu trả lời mà không nuốt nổi? Và rồi dự án hàng chục tỷ đô-la này hứa hẹn biết bao mờ ám cần phanh phui.

Thứ hai, nếu chính phủ nói nguyên nhân không phải là Formosa gây ra thì dân chúng sẽ vô cùng phẫn nộ. Vì không còn gì rõ ràng hơn, đám lãnh đạo từ địa phương đến trung ương lại đi theo Tàu và bao che cho Formosa một cách trắng trợn.

Nói tóm lại, Hà Nội đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, công bố nguyên nhân nào cũng gặp rắc rối và sự phẫn nộ của dân chúng. Hãy cứ tạm tin và tiếp tục chờ đợi với lời của Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn trong cùng cuộc họp báo ngày 2/6: “dự kiến trong tháng 6” sẽ công bố nguyên nhân cá chết.

Nhưng sẽ không có gì bảo đảm những cuộc biểu tình vì môi trường không tiếp tục diễn ra, bất chấp sự đàn áp ngày càng thô bạo.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”