Thư ngỏ gửi bà Loretta Sanchez

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội, ngày 21/4/2014

Kính thưa bà Loretta Sanchez,

Tôi vô cùng vinh dự được bà và đồng sự gửi lời mời tham dự các hoạt động nhân Ngày tự do báo chí thế giới diễn ra tại Washington DC. Là một trong muôn vàn người đang hoạt động trên lĩnh vực truyền thông xã hội ở Việt Nam, tôi cảm thấy rất sung sướng khi mình và các blogger khác nhận được sự quan tâm khích lệ này. Nhưng rất tiếc là chuyến đi của tôi đã không thể thực hiện vì bị nhà nước ngăn cản. Ngày 5 tháng 4 năm 2014, tôi đã bị cơ quan công an cửa khẩu sân bay Nội Bài lập biên bản dừng xuất cảnh với lý do: “Theo đề nghị của công an Thành phố Hà Nội”.

Thưa bà Loretta Sanchez, như bà đã biết về những thủ đoạn quen thuộc của Việt Nam trong việc đàn áp người bất đồng chính kiến, ngăn cản tự do ngôn luận, đã có rất nhiều người bị quản chế, bị bỏ tù, bị hành hạ cho đến chết… chỉ vì họ đã dám nói lên chính kiến của mình. Tôi là một công dân tự do, không có tiền án, tiền sự và không có bất cứ một trách nhiệm pháp lý nào để ai có thể ngăn cản việc đi lại của tôi. Vậy mà họ đã ngang nhiên tước bỏ quyền tự do đi lại của tôi bằng một lý do rất vớ vẩn. Nhưng xét cho cùng, nó cũng chả vớ vẩn bằng hai cái bao cao su, bằng một lá cờ vàng ba sọc hay một khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược trong các vụ án chính trị như bà đã biết. Vì vậy xin bà cứ yên lòng rằng, chúng tôi, những người Việt Nam yêu tự do sẵn sàng đổi những cái giá còn lớn hơn để dành cho được những quyền cơ bản của con người, mà trớ trêu thay, đều được ghi trang trọng trong bản hiến pháp của cả hai quốc gia chúng ta.

Trong nỗ lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, giới blogger chúng tôi luôn gặp muôn vàn khó khăn. Rất may rằng chúng tôi luôn được những người như bà ở khắp nơi trên thế giới ủng hộ. Trong vai trò là một dân biểu Mỹ, tôi hiểu rằng tất cả hành động của bà không chỉ xuất phát từ ý chí cá nhân, mà còn đại diện cho ý nguyện của nhân dân Mỹ. Vậy mà trên hệ thống truyền thông chính thống, đã từ lâu Việt Nam luôn tô vẽ hình ảnh của bà như là một người tích cực can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tôi phải lấy làm tiếc là nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn có suy nghĩ như vậy. Điều đó là sự thực, vì Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận. Người dân bị tuyên truyền nhồi sọ bằng những thông tin một chiều qua báo đài do nhà nước điều khiển. Chưa xét đến những giá trị xã hội rộng lớn như Dân Chủ, Công Bằng, Pháp Quyền… ở Việt Nam những điều giản dị như Quyền Con Người, Quyền Công Dân cũng chưa được hiểu đúng. Họ không hiểu được một lẽ đơn giản rằng bất kỳ ai đã là con người, không phân biệt màu da, không phân biệt lãnh thổ, đều có quyền lên tiếng và hành động để cứu giúp người khác đang chịu bất công. Tôi không phải là người công giáo, nhưng xin nhắc lại ở đây một câu kinh thánh nổi tiếng: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ, vì họ không biết mình đang làm gì!”

Tuy vậy tình hình Việt Nam hiện nay cũng chưa hẳn hoàn toàn bi đát. Mấy tuần gần đây, Việt Nam đang phải đương đầu với một đại dịch sởi, bệnh viện quá tải, rất nhiều trẻ em đã chết. Các bậc cha mẹ phẫn uất và lên án bộ máy công quyền trên các mạng xã hội. Thậm chí người ta còn đang đòi cách chức bà Bộ trưởng Y tế vì rất nhiều chứng cứ cho thấy bà này đã dùng quyền lực của mình để ngăn cản giới truyền thông đưa tin viết bài về dịch sởi, trong khi thực sự cơn đại dịch này đã bắt đầu từ cuối năm 2013. Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm không mấy nguy hiểm nếu người dân được cảnh báo và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Vậy mà người dân đã bị tước bỏ quyền được thông tin để tự bảo vệ mình. May nhờ có internet mà người dân đã chủ động thông báo cho nhau tình hình dịch bệnh để tự đối phó. Ông Phó Thủ tướng vừa mới đây phải cảm ơn một bác sỹ nào đó đã đưa thông tin này lên Facebook thì bộ máy nhà nước mới phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng đến mức nào. Rồi thì bao chuyện dở khóc dở cười nữa xảy ra trong chuyện này, như khi Bộ Y tế lấy từ kho dự trữ 10 máy thở để cấp cho bệnh viện thì phát hiện hỏng cả 10 máy. Trong khi đó bằng Facebook, người dân tự hô hào nhau quyên góp tiền bạc để mua thiết bị y tế mang đến các bệnh viện để cứu trẻ em. Trước bệnh dịch, ai cũng như ai, ai cũng có thể nhiễm bệnh, bị tổn thương, bị mất mát người thân trong đau đớn. Tôi tin rằng qua vụ việc này, chính những người đang giúp sức cho nhà nước ngăn cản quyền tự do thông tin, tự do báo chí sẽ phải hiểu một điều giản dị rằng: Không có tự do báo chí, quyền của mỗi chúng ta đều có thể bị xâm hại, mạng sống của con em chúng ta không được bảo đảm bằng màu áo của bố mẹ chúng đang mặc. Những người đang đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận thực sự không coi họ là kẻ thù mà trái lại đang cố gắng bảo vệ chính những quyền cơ bản của tất cả mọi người.

Cho đến giờ này, ngoài 3 người bị ngăn cản, tôi được biết đã có 5 blogger tránh được sự kiểm soát của nhà nước để đến Mỹ tham dự ngày Tự do báo chí. Vì thế mặc dù rất tiếc là chưa được gặp bà trong dịp này, tôi vẫn vui mừng vì chắc chắn sẽ có người đại diện cho chúng tôi để nói lên trước thế giới những khát khao của người dân Việt Nam, để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Hy vọng sẽ có một ngày không xa tôi được trao đổi trực tiếp với bà và các dân biểu Mỹ quan tâm đến Việt Nam.

Cho tôi được gửi lời hỏi thăm đến bà dân biểu Zoe Lofgren và những đồng sự khác của bà mà tôi chưa được biết.

Cảm ơn và trân trọng!

Kính thư
Nguyễn Lân Thắng

Nguồn: http://www.rfavietnam.com/node/2019

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.