Thư ngỏ gởi Nguyễn Phú Trọng: Đừng sao chép Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Đặng Xuân Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Genève, trong lá thư ngỏ gần đây gởi ông Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi ông “…nên sử dụng quyền hạn của mình để ra một quyết định: đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên lợi ích của đảng cộng sản. Mọi chế độ chỉ có một thời, chỉ có đất nước và dân tộc là trường tồn mãi mãi.”

Sau đây là nguyên văn lá thư ngỏ.

BBT-WebVT


Thư ngỏ gửi Ông Nguyễn Phú Trọng

Tôi tên là Đặng Xương Hùng, tôi không còn là đảng viên cộng sản, nhưng tôi vẫn là công dân Việt Nam. Tôi muốn qua mạng xã hội gửi đến Ông bức thư ngỏ này, bày tỏ một vài ý kiến của một công dân gửi tới người lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Đầu thư, tôi muốn chuyển đến Ông câu chuyện bên nước Mỹ. Một bé gái 9 tuổi, học lớp ba đã gửi thư đến Tổng thống Obama thắc mắc tại sao không có hình phụ nữ trên đồng tiền đô la. Ngày 11/2/2015, Tổng thống Obama đã có thư hồi âm cô bé. Một chiến dịch kêu gọi chính phủ in hình một người phụ nữ lên đồng 20 đô la đã được khởi xướng và cô bé đã trở thành « đại sứ nhí » cho chiến dịch này. Chúng tôi những công dân Việt Nam thật là ghen tị và khát khao được như cô bé Mỹ.

Thưa Ông,

Ông là người quan trọng nhất, đang nắm giữ vận mệnh và tương lai của một dân tộc, một đất nước. Tôi biết Ông là một người đàn ông hiền lành với nhiều phẩm chất tốt. Nhưng rõ ràng Ông đang bị sơ cứng trong cách điều hành một quốc gia. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện: về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức, y tế, môi trường… Chưa bao giờ chúng tôi lại cảm thấy khổ tâm khi mình là người Việt Nam như bây giờ. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do giới lãnh đạo chỉ quan tâm đến bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng cộng sản, bảo vệ quyền lợi của thiểu số có chức, có quyền mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là chăm lo đời sống của toàn dân. Đã lạc hướng, lại còn khư khư với nhận thức cũ, càng dẫn dắt dân tộc, đất nước xa dần với thế giới văn minh. Vận mệnh dân tộc, đất nước đang nằm trong tay Ông. Ông hãy nên sử dụng quyền hạn của mình để ra một quyết định: đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên lợi ích của đảng cộng sản. Mọi chế độ chỉ có một thời, chỉ có đất nước và dân tộc là trường tồn mãi mãi.

Sắp tới, Ông sẽ đi thăm Trung Quốc và Mỹ. Đó là dấu hiệu tốt, có thể dẫn đến những thay đổi tích cực cho đất nước. Ông đang có những cố vấn tốt, nhất là ở phần ngoại giao. Việc thu xếp để Ông có chuyến thăm Mỹ đã chứng tỏ điều đó. Hồ sơ của Ông cho hai chuyến đi chắc đã được chuẩn bị đầy đủ, tôi chỉ thầm nhắn đến Ông hai điều:

– Đúng như lời cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tuyên đoán sau Thành Đô: « một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu ». Từ 25 năm nay, đất nước chúng ta đang bị Trung Quốc « đô hộ » theo một hình thái rất thâm độc. Đô hộ mà người bị đô hộ không cảm thấy bị đô hộ mà lại còn bảo vệ sự đô hộ đó. Bằng chứng là đất đai lãnh thổ bị gặm nhấm dần dần. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan bị mất, nhưng chính chúng ta lại giải thích đó là hợp lý. Dưới con mắt của người dân bình thường thì lãnh đạo Việt Nam đã dâng hiến cho Bắc triều để đổi lấy sự che chở. Người Trung Quốc từ trước đến nay luôn thèm khát có được Việt Nam. Một ngàn năm xưa họ không làm được, nhưng chính lúc này đây, với sự thụ động, hèn kém của giới lãnh đạo ta, Bắc Kinh đang có nhiều cơ hội. Thậm chí họ đang âm thầm cho một cuộc diệt chủng người Việt Nam: những sản phẩm và thức ăn độc hại, gây ô nhiễm và tàn phá môi trường (Bô xít Đắc Nông, chặt cây Hà nội).

– Người Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Người Trung Quốc không muốn Việt Nam xích dần về phía Mỹ. Mọi nước lớn đều có lợi ích riêng của họ. Đó là điều tất nhiên và dễ hiểu, nhưng cần phân biệt: Người Mỹ muốn Việt Nam mạnh lên, còn người Trung Quốc muốn kìm hãm một Việt Nam yếu đuối.

Tôi mong hai nội dung trên có thể góp ích phần nào cho các chuyến đi sắp tới của Ông.

Thưa Ông,

Thư không thể dài, nên tôi muốn hết sức cô đọng.

Về điều hành, chọn hướng đi cho đất nước, tôi muốn Ông tìm đọc lại những gì mà những nhân vật như Trần Xuân Bách, Trần Quang Cơ, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Độ, Nguyễn Trọng Vĩnh đã phát biểu và đã viết. Ông cũng nên chỉ đạo cho tổ chức thảo luận trong đảng, trong giới lãnh đạo, thư của 61 đảng viên gửi Ban Chấp hành Trung ương (tháng 7/2014) hòng tạo ra một sự chuyển biến nào đó trong hàng ngũ lãnh đạo và trong toàn thể đảng viên.

Tham khảo nước ngoài, Ông nên tìm đọc và tìm hiểu cách điều hành và quản lý đất nước của các nhân vật như Lý Quang Diệu, Par Chung Hy. Năm 1968, Hàn Quốc vẫn còn là một nước nghèo, họ đã quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dậy. Đây là một sự học hỏi khôn ngoan. Và lúc này đây, Hàn Quốc đang tiến dần theo chân người Nhật để đứng vào trong hàng ngũ những quốc gia tiên tiến nhất trên toàn cầu. Điều tôi muốn nói ở đây đừng sao chép Trung Quốc. Học người thành công, tránh xa người thất bại.

Điều cuối cùng, chúng tôi mong muốn ở Ông là đừng đẩy người dân trở thành kẻ thù của chính quyền. Muốn xây dựng một nhà nước do dân và vì dân, thì Ông nên cách chức ngay những nhân vật đã từng phát biểu những nội dung tương tự như: « chặt cây không phải hỏi ý dân ». Muốn xã hội lành mạnh thì không thể chỉ dùng bạo lực để quản lý đất nước. Muốn trở thành đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì không nên đàn áp họ mà hãy tổ chức nhiều diễn đàn để họ được quyền nói lên nguyện vọng của họ. Và điều quan trọng hơn cả là biết lắng nghe ý kiến của người dân.

Tôi thiết nghĩ, thư tôi viết rất mộc mạc, dễ hiểu. Chúc Ông thành công. Cầu chúc mọi điều tốt lành cho dân tộc Việt Nam.

Đặng Xương Hùng
5/4/2015

Nguồn: FB Đặng Xương Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.