Thủ khoa chăn lợn, lỗi tại ai?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cố gắng học tập thật tốt để mong thoát khỏi cái nghèo là niềm mơ ước của nhiều người trẻ tại Việt Nam hiện nay; thế nhưng dù cầm trên tay tấm bằng đại học “loại giỏi” và có người là thủ khoa vẫn đang phải vật lộn tìm việc làm.

Câu chuyện về thủ khoa Bùi Thị Hà, quê Hà Giang tốt nghiệp sư phạm Văn của Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội 2 đang làm cho nhiều người xót xa, khi em không tìm được việc làm mà phải ở nhà phụ mẹ nuôi lợn, trồng rau, bán hoa quả ngoài chợ.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, thuộc hộ cận nghèo, bố đột ngột mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 3 con ăn học. Tấm bằng xuất sắc của Hà được xem là sự cố gắng không ngừng của cô và cả gia đình. Hà trở về quê với mong muốn được làm cô giáo; nhưng đã qua một năm, em vẫn làm các việc lặt vặt để kiếm sống, chờ đợi và không biết em sẽ phải chờ tới bao giờ!

PNG - 116.3 kb
Thủ khoa Bùi Thị Hà không tìm được việc làm mà phải ở nhà phụ mẹ nuôi lợn, bán hoa quả ngoài chợ.

Không chỉ có trường hợp của Hà, trước đó cũng có không ít các thủ khoa ra trường với tấm bằng xuất sắc nhưng phải chật vật đi xin việc, thậm chí phải chấp nhận làm những công việc chân tay không đúng chuyên ngành.

Năm 2015, dư luận cũng từng xôn xao về trường hợp em Chu Thị Yến – thủ khoa cả “đầu vào” và “đầu ra” Khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Giao thông Vận tải. Yến là gương mặt tiêu biểu của trường, tốt nghiệp loại xuất sắc, được vinh danh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, sau khi ra trường Yến gửi hồ sơ đi cả chục nơi mà không có kết quả. Cuối cùng, vì quá khó khăn, Yến đã phải về quê làm lao động phổ thông.

Hay như trường hợp của Lê Văn Ngọ – thủ khoa trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2013, Ngọ đã phải tự nuôi sống bản thân bằng một công việc tay chân với mức lương chỉ 1,5 – 2 triệu/tháng.

Nữ thủ khoa Đồng Thị Ngân, Đại Học Thương Mại cũng không phải ngoại lệ. Suốt quãng đường học tập cô luôn nỗ lực hết mình đạt thành tích học tập cao. Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc. Nhận học bổng dài hạn STF-KFC năm học 2011 – 2012. Công trình Nghiên cứu Khoa học năm học 2010 – 2011 đạt loại khá. Với thành tích nổi bật nêu trên Ngân góp mặt trong danh sách thủ khoa đại học xuất sắc nhất được Hà Nội tổ chức lễ vinh danh. Nhưng rồi Ngân cũng phải làm tạm những công việc lao động phổ thông để trang trải cho cuộc sống.

Cùng số phận với những thủ khoa nói trên, trong một bản tin về thị trường lao động Việt Nam công bố vào cuối tháng 9 vừa qua: Quý II/2017 Việt Nam có 1.081,6 nghìn người lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong đó, thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh. Cụ thể, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 183,1 nghìn người, tăng 44,2 nghìn người so với quý trước.

Bản tin nói trên đã phản ảnh một thực tế về tình trạng không tìm được việc làm không phải là hiện tượng cá biệt của một vài sinh viên mà nó trở thành vấn nạn của nền giáo dục – đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục không có khả năng dự báo, định hướng nghề nghiệp khiến sinh viên lựa chọn những ngành học không đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Đơn cử như việc đào tạo ngành sư phạm, chuyện thừa giáo viên đang diễn ra tại tất cả các địa phương. Tuy nhiên, đến nay Bộ Giáo Dục vẫn chưa có một số liệu nào cho biết đội ngũ giáo viên đang thừa thiếu ra sao, nhưng vẫn vô tư cấp phép cho nhiều trường đào tạo dư so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, mặc dù số cử nhân, thạc sĩ lại thất nghiệp nhiều, nhưng hàng năm con số ấy lại tăng mà không giảm?

Đồng thời, hiện nay sinh viên học sư phạm vẫn được nhà nước cấp bù học phí. Tức người học được miễn học phí hoàn toàn. Nhưng đào tạo sư phạm ra rồi lại để cho sinh viên phải đi nuôi lợn hay làm lao động chân tay thì đó là một sự lãng phí tiền thuế của dân. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho sự lãng phí ấy? Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc nhiều gia đình phải bỏ ra số tiền lớn, thậm chí là vay ngân hàng để con em họ ăn học bốn, năm năm?

Bên cạnh đó, thực trạng thủ khoa thất nghiệp còn đến từ một nền chính trị không minh bạch, nơi mà những người có tài không được trọng dụng. Sự nhìn nhận như vậy cũng không có gì lạ, bởi trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc tiêu cực trong công tác cán bộ bị phanh phui. Thực tế là quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng cực kỳ phổ biến trong xã hội Việt Nam.

Tiêu cực trong thi tuyển hay bổ nhiệm có dấu hiệu quan hệ thân tộc, gia đình, mà trong dư luận lâu nay gọi là ’con ông cháu cha’ đang ngày càng gia tăng. Dư luận trong ngoài nước thời gian qua từng quan tâm một số trường hợp con của lãnh đạo cao cấp được bổ nhiệm. Như ông Lê Trương Hải Hiếu vào chức vụ Chủ tịch Quận 12, kiêm Phó Bí thư quận thuộc TP.Sài Gòn. Cha ông, Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

JPEG - 73.1 kb
Nguyễn Minh Triết, con trai út của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được đưa vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015 – 2020 khi mới 24 tuổi.

Hay ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai đầu của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được bổ nhiệm làm Bí Thư tỉnh Kiên Giang. Tương tự, Nguyễn Minh Triết con út Thủ tướng Dũng, cũng được đưa vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định. Ông Triết vào vị trí này khi mới 24 tuổi.

Bên cạnh đó còn hàng loạt bê bối “cả họ làm quan’’ tại các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương, Huế, Gia Lai, Hà Nội, Sơn La… khiến dư luận phẫn nộ. Như vậy, từ trung ương đến địa phương, công tác bổ nhiệm nhân sự ở đâu cũng thấy tiêu cực. Thử hỏi người tài còn đâu vị trí để làm việc, cống hiến cho đất nước?

Tình trạng hàng chục ngàn cử nhân thất nghiệp mỗi năm, trong đó có cả những thủ khoa xuất sắc đã bộc lộ nhiều hạn chế của nền giáo dục đại học, và một hệ thống chính trị đầy rẫy tham nhũng. Tuy nhiên qua đó còn cho thấy một thế hệ sinh viên thụ động, thiếu bản lĩnh và tinh thần cầu tiến.

Điều này bắt nguồn từ chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá của các trường đại học. Với quan niệm nhầm lẫn là phổ thông dạy cái gì thì đại học chỉ học cái đó theo kiểu chuyên sâu nên thực chất đại học như “cấp 4”. Bên cạnh đó, sinh viên học theo kiểu thuộc lòng, chỉ chú trọng vào lý thuyết mà thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Với kiểu thi cử lỏng lẻo như hiện nay ở nhiều trường đại học, các sinh viên này cứ tằng tằng nhận được điểm tốt sau mỗi kỳ thi. Họ cũng ít chịu va chạm với xã hội để có trải nghiệm giao tiếp thực tế. Thành thử ra, thủ khoa đấy, điểm cao đấy nhưng điểm số không nói lên được năng lực làm việc và những điều khác cần cho công việc.

Lỗi đầu tiên là các cơ sở đào tạo đã cấp bằng giỏi thậm chí xuất sắc cho những sinh viên không có năng lực thực sự và khả năng thích ứng. Thực tế là các trường đại học đang đào tạo những ngành nghề và kỹ năng nhà trường có chứ không đào tạo ngành nghề xã hội cần. Hệ quả của vấn nạn trên là các bạn sinh viên quá thụ động trong tìm kiếm cơ hội. Đa phần các bạn chỉ biết gửi hồ sơ xin việc bằng những cách truyền thống và chờ người quen giới thiệu. Thậm chí có trường hợp cử nhân giơ biển xin việc ngoài đường.

JPEG - 75 kb
Một thanh niên vừa tốt nghiệp cầm bảng xin việc với nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi. Liên hệ: Conanbn90@gmail.com”. Ảnh: Facebook

Nói tóm lại, chuyện có bằng cấp cao nhưng thất nghiệp đang phản ánh đúng hiện trạng của việc dạy và học tại Việt Nam.

Qua vụ việc này, nhiều người còn không ngần ngại đánh giá nền giáo dục của Việt Nam là hoàn toàn thất bại khi mà đến cả thủ khoa cũng không có việc làm. Thực tế này buộc các trường đại học phải nhìn lại từ công tác đào tạo, tuyển dụng đến kỹ năng thích ứng của người lao động.

Nhưng quan trọng hơn là nền giáo dục Việt Nam cần thay đổi cách đánh giá, hướng trọng tâm vào năng lực tư duy nhiều hơn chứ không phải học như con vẹt. Kèm theo đó cần thiết kế lại chương trình để tạo điều kiện cho sinh viên điều chỉnh lại nghề nghiệp và sự tập trung học tập theo đúng nhu cầu của xã hội chứ không theo cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa lạc hậu”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?