Thư hồi đáp của EU về tình hình các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thư hồi đáp của EU gửi Bs Nguyễn Đan Quế – Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm VN

Cuộc đối thoại nhân quyền tăng cường đã được tiến hành vào đầu năm 2012 và tổ chức hàng năm là công cụ quan trọng của chúng tôi để thảo luận về nhân quyền và lên tiếng với chính quyền. Nó phục vụ để giữ cho vấn đề nhân quyền nằm ở tốp cao của chương trình nghị sự song phương và là một lời nhắc nhở liên tục Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền của họ trong suốt quá trình phê chuẩn PCA và kết luận của FTA. Cuộc đối thoại cũng là dịp để nêu ra các trường hợp cụ thể về các nhà hoạt động nhân quyền mà chúng tôi thường xuyên cập nhật danh sách Người cần quan tâm (POC). Bà Bùi Thị Minh Hằng mà quý vị đề cập trong lá thư ngỏ, có trong danh sách POC của EU.

Brusels, Bỉ quốc|ngày 24/9/2014
Ref. Ares (2014)3136897.
LATKvM/bp (eeas.i.a.3(2014)3388632)

Thưa Quý vị!

Cảm ơn quý vị rất nhiều vì bức thư ngỏ ngày 24/8/2014 gửi đến Chủ tịch Barroso về tình hình những người bảo vệ quyền con người vào đêm trước của chuyến thăm Việt Nam 25-26/8 của ông ấy. Ngài Chủ tịch đã yêu cầu tôi thay mặt trả lời lá thư của quý vị.

Trong thời gian ở Việt Nam, Ngài Chủ tịch đã có cuộc thảo luận mang tính xây dựng và toàn diện với các nhà lãnh đạo nhà nước về mọi mặt quan hệ EU-Việt Nam và rõ ràng có luôn cả thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Như quý vị đã nêu ra trong lá thư ngỏ về Nghị quyết của Nghị viện châu Âu cuối tháng tư, Cộng đồng Âu châu cam kết thúc đẩy tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản tại Việt Nam và những nơi khác như một phần của chính sách đối ngoại của mình. Tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và quyền con người là yếu tố quan trọng của Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA) được ký kết vào tháng 6 năm 2012 và hiện đang trong quá trình phê duyệt. Chúng tôi cũng nhắm đến xây dựng một liên kết thể chế và pháp lý giữa PCA với Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà hiện đang đàm phán với Việt Nam. Cách tiếp cận ngang này đảm bảo rằng các quyền và nguyên tắc nhân quyền cơ bản là những yếu tố quan trọng của quan hệ song phương khi thương mại hình thành giữa các bên.

Cuộc đối thoại nhân quyền tăng cường đã được tiến hành vào đầu năm 2012 và tổ chức hàng năm là công cụ quan trọng của chúng tôi để thảo luận về nhân quyền và lên tiếng với chính quyền. Nó phục vụ để giữ cho vấn đề nhân quyền nằm ở tốp cao của chương trình nghị sự song phương và là một lời nhắc nhở liên tục Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền của họ trong suốt quá trình phê chuẩn PCA và kết luận của FTA. Cuộc đối thoại cũng là dịp để nêu ra các trường hợp cụ thể về các nhà hoạt động nhân quyền mà chúng tôi thường xuyên cập nhật danh sách Người cần quan tâm (POC). Bà Bùi Thị Minh Hằng mà quý vị đề cập trong lá thư ngỏ, có trong danh sách POC của EU. Khi bà bị kết án vào ngày 26 tháng 8 cùng với hai nhà hoạt động khác, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội trong một thông báo đăng trên trang web ngày 28/8 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc và nhắc lại lời kêu gọi mạnh mẽ Việt Nam hãy thả tất cả những người vận động nhân quyền ôn hòa trong nước và nhấn mạnh quyền cơ bản cho tất cả mọi người để giữ ý kiến và tự do bày tỏ ý kiến của họ một cách ôn hòa. Những thông điệp như vậy được công bố thường xuyên và Phái đoàn EU cùng với các nước thành viên của EU cũng nhiều lần yêu cầu được tham dự các phiên tòa xét xử và thăm viếng các tù nhân có trong danh sách Người cần quan tâm của chúng tôi.

Hơn nữa, chúng tôi cũng nêu vấn đề nhân quyền ở tất cả các cấp quan hệ, như ở Việt Nam chẳng hạn, trong chuyến thăm của Chủ tịch Barroso hoặc thông qua Phái đoàn EU hoặc tại Brussels, Bỉ quốc. Phái đoàn EU cũng thường xuyên gặp gỡ và tích cực hỗ trợ một xã hội dân sự của Việt Nam và sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu này. Các cuộc hội họp nhằm phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế (và cùng với chính quyền) và với các tổ chức xã hội dân sự đang được tiến hành trong năm nay để theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận trong Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hãy để tôi lặp lại rằng UPR đã là một phương tiện thành công. Việt Nam đã tham gia một cách có xây dựng và đã chấp nhận một số lượng lớn các khuyến nghị thực hiện.

Hãy để tôi kết luận lá thư này với lời bảo đảm rằng mối quan hệ thương mại chặc chẽ hơn giữa EU-Việt Nam sẽ không làm phương hại đến nhân quyền. Cổ vũ nhân quyền sẽ vẫn là một phần không thể thiếu trong tiến trình bang giao của chúng tôi với Việt Nam.

Ugo Astuto
Giám đốc Đối ngoại EU đặc trách Khu vực Nam và Đông Nam Á.

*Bản dịch của Trang Thiên Long

—-

EUROPEAN EXTERNAL ACTION SERVICE: Letter to Dr. Nguyen Dan Que, Co-chair of Former Vietnamese Prisoners of Conscience

The enhanced human rights dialogue established in early 2012 and held annually is our key instrument to discuss human rights and to raise our concerns with the authorities. It serves to keep human rights issues high on the bilateral agenda and is a constant reminder for Vietnam to improve its human rights record also in view of the ratifícation process of the PCA and the conclusion of the FTA. The dialogue also provides the occasion to address specific cases of activists on the regularly updated EU list of Persons of Concern (POC).

Ref. Ares(2014)3136897 – 24/09/2014
Brussels,
LATKvM/bp (eeas.i.a.3(2014)3388632)

Dear Sirs,

Thank you very much for your open letter of 24 August 2014 to President Barroso on the situation of Human Rights defenders on the eve of his visit to Vietnam on 25 and 26 August ТЪе President has asked me to reply to your letter on his behalf.

During his stay in Vietnam the President had constructive and comprehensive discussions with state leaders on the broad range of EU-Vietnam relations and these explicitly included exchanges on the situation of human rights in Vietnam.

As you point out in your letter with reference to the European Parliament’s resolution of last April the European Union (EU) is committed to promoting respect for human rights and fundamental freedoms, in Vietnam as elsewhere as part of its external policy. The respect for democratic principles and human rights constitutes an essential element of the EU-Vietnam Partnership and Cooperation Agreement (PCA) signed in June 2012 and presently in the ratifícation process. We also aim for an institutional and legal link between the Free Trade Agreement (FTA) currently under negotiation with Vietnam and the PCA. This horizontal approach ensures that these fundamental rights and principles are essential elements of our bilateral relations also when it comes to trade between the parties.

The enhanced human rights dialogue established in early 2012 and held annually is our key instrument to discuss human rights and to raise our concerns with the authorities. It serves to keep human rights issues high on the bilateral agenda and is a constant reminder for Vietnam to improve its human rights record also in view of the ratifícation process of the PCA and the conclusion of the FTA. The dialogue also provides the occasion to address specific cases of activists on the regularly updated EU list of Persons of Concern (POC). Mrs Bui Thi Minh hang who is mentioned in your letter is on the EU’s PoC list. When she was sentenced on 26 August together with two other activists the EU Head of

Delegation in Hanoi in a message posted on the Delegation’s website on 28 August expressed deep concern and reiterated prior calls on Vietnam to release all peaceful advocates of human rights in the country and stressed the fundamental right for all persons to hold and freely express their opinions in a peaceful manner. Such messages are published frequently and the Delegation together with Member States also repeatedly requests attendance of trials and visits to prisoners on the list of Persons of Concern.

Furthermore, we do raise human rights at all levels in our contacts with the authorities, be it in Vietnam such as during President Barroso’s visit or through the EU Delegation or in Brussels. Ibe EU Delegation also frequently meets and actively supports Vietnam’s civil society and will continue its engagement. In close coordination with international partners (and in association of authorities) meetings with civil society are being held to follow implementation of the recommendations accepted by Vietnam in this year’s Universal Periodic Review (UPR) of the UN’s Human Rights Council. Let me recall that the UPR was a successful exercise. Vietnam participated constructively and accepted a large number of the recommendations made.

Let me conclude my assuring that closer EU-Vietnam trade relations will not come at the expense of human rights. Ibe promotion of human rights will remain integral part of our engagement with Vietnam.

Ugo Astuto
Director, South and South East Asia.

Nguồn: Hội Cự Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.