Thư gửi Nguyễn Minh Triết về việc bắt giữ vô cớ nhà tranh đấu nhân quyền Gs. Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết,
Văn phòng Chủ tịch nước,
1 Bách Thảo,
Hà Nội,
Việt Nam

Ngày 23 tháng 8, 2010

V/v Nhà tranh đấu cho nhân quyền GS Phạm Minh Hoàng bị bắt tùy tiện

Thưa Ông,

Giáo Sư Phạm Minh Hoàng là giảng viên tại Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM, và, theo một thông báo do vợ của Giáo Sư phổ biến sau khi Ông bị bắt, thì quan tâm của Ông là sự công bằng xã hội và tệ nạn tham nhũng.

Vào ngày 13/8/2010, GS Phạm Minh Hoàng đã bị tùy tiện bắt giam theo Điều 79 của Luật Hình Sự với tội danh là tham gia một tổ chức chính trị bị cấm hoạt động. Được biết là trước khi bị bắt GS Phạm Minh Hoàng đã được nhà cầm quyền CSVN cảnh báo là Ông sẽ bị bắt nếu không thú nhận là đã tham gia tổ chức tranh đấu cho dân chủ là Đảng Việt Tân. Điều 79 của Luật Hình Sự cấm “mọi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Hiện không được biết GS Phạm Minh Hoàng bị giam giữ ở đâu.

GS Phạm Minh Hoàng đã tích cực hỗ trợ việc phản đối kế hoạch khai thác bô-xít tại Trung Nguyên Việt Nam. Ông cũng đã tham dự một hội nghị được tổ chức tại Sài Gòn với chủ đề là vấn đề chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vợ của Giáo Sư cho biết là công an đang điều tra về một số khoá huấn luyện về khả năng lãnh đạo mà Giáo Sư đã dành cho một số học trò của Ông.

Front Line tin rằng việc bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng là hậu quả trực tiếp của các hoạt động ôn hoà và hợp pháp của Ông cho nhân quyền, và xem việc bắt giữ này là một phần của chính sách đàn áp những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Front Line đặc biệt quan tâm về sự an toàn về thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng và tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam.

Front Line kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam hãy:

1. Lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với GS Phạm Minh Hoàng vì những cáo buộc này chỉ dựa trên những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền một cách ôn hoà và hợp pháp;

2. Lấy mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn thể chất và tinh thần của GS Phạm Minh Hoàng, và bảo đảm việc đối xử với Giáo Sư trong khi bị giam giữ đáp ứng mọi tiêu chuẩn được ấn định bởi Những Nguyên Tắc Căn Bản Về Việc Đối Xử Với Tù Nhân của Nghị Quyết số 45/111 ngày 14/12/1990 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

3. Lấy biện pháp tức thời để bảo đảm là GS Phạm Minh Hoàng được tiếp xúc đầy đủ với gia đình và luật sư;

4. Bảo đảm là trong mọi trường hợp các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam được quyền hoạt động ôn hoà và hợp pháp mà không sợ bị trả thù hay bị bất kỳ giới hạn nào kể cả việc bị sách nhiễu về pháp luật.

Front Line trân trọng nhắc nhở Quý vị là Tuyên Ngôn của Liên Hiệp Quốc về Quyền Hạn và Trách Nhiệm của Cá Nhân, các Nhóm hay Bộ Phận của Xã Hội để Quảng Bá và Bảo Vệ Nhân Quyền và Những Quyền Tự Do Căn Bản Đã Được Thế Giới Công Nhận, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 9/12/1998, công nhận sự hợp pháp của các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và quyền được hoạt động mà không sợ bị trả thù. Chúng tôi đặc biệt lưu ý Quý vị về Điều 5 (a): “Trong mục tiêu quảng bá và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản, mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, trên cấp quốc gia hay quốc tế: (a) Gặp gỡ hay hội họp một cách ôn hoà”, và Điều 6 (b): “Mọi người có quyền, cá nhân mình hay cùng với những người khác, (b) Được ấn định bởi những văn kiện liên quan đến nhân quyền và những văn kiện quốc tế hiện được áp dụng, được quyền tự do phổ biến, truyền đạt những quan điểm, thông tin hay kiến thức về nhân quyền và các quyền tự do căn bản”.

Trân trọng,

Mary Lawlor
Giám Đốc

PDF - 223.3 kb
FLD – Thư gửi Nguyễn Minh Triết về việc bắt giữ GS Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.