Thủ Thiêm: Quá oan khuất, một thanh niên tự vẫn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(21.07.2016) – Một dân oan Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn tên là Nguyễn Hùng Thái bị chủ dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm hành hung dã man, gây thương tích nhiều nơi trên cơ thể vào sáng ngày 17.07.2016. Ngay sau đó, công an đã xuống hiện trường làm việc nhưng lại có thái độ bênh vực chủ dự án. Do quá phẫn nộ, ông Thái đã vào nhà khóa cửa, thắt cổ tử tự cho đến chết.

Ông Nguyễn Hùng Thái, sinh năm 1976, có vợ và một người con trai. Suốt 20 năm nay, ông Thái đã từng đồng hành với bà con Dân oan Thủ Thiêm ròng rã khiếu nại đất đai do nhà cầm quyền quy hoạch đất cách trái phép và bồi thường với giá rẻ mạt.

JPEG - 91 kb
Ông Nguyễn Hùng Thái, Dân oan Thủ Thiêm bị chủ dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm hành hung vào ngày 18.07.2016.

JPEG - 151.2 kb
Ngay sau đó, công an đã xuống hiện trường làm việc nhưng lại có thái độ bênh vực chủ dự án. Do quá phẫn nộ, ông Thái đã vào nhà khóa cửa, thắt cổ tử tự cho đến chết.

JPEG - 179.7 kb
Bà con lối xóm đến thăm viếng ông và chia buồn cùng với gia đình dưới sự kiểm soát gắt gao của các an ninh mật vụ.

Sau đây là lời thường thuật của dân oan Thủ Thiêm kể lại chi tiết về sự việc này.

oo0oo

Tại sao một người tự thắt cổ cho đến chết lại được gần 100 an ninh, công an luôn bám sát, theo dõi bảo vệ, từ lúc đi cấp cứu tại bệnh viện quận 2, chết tại bệnh viện Gia Định,đưa xác về nhà, lại được an ninh, các đoàn thể và quần chúng tự phát luôn túc trực phúng viếng và đưa đi hỏa tang. Sau cùng tự nhận tro cốt và quản lý ?

Thưa anh Thái là dân oan, von ruột bà Lê Thị The, địa chỉ A1/3G, đường Lương Định Của, khu phố 1, phường Bình An, quận 2, TP HCM.

Năm 2011 gia đình anh Thái bị thu hồi nhà đất, được áp gía đền bù khoảng hơn 2 triệu cho 1 mét vuông, theo Nghị định 22/CP năm 1998 với lý do: Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Mặc dù theo Quyết định số 367/TTg ngày 04/06/1996 của Thủ tướng Chính Phủ “Phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, thì nhà đất của gia đình anh Thái không bị ảnh hưởng. Mãi tới ngày 31/3/2015 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1395/QĐ-UBND về phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam (Quyết Định 3345/QĐ-UBND ngày 08/7/2015 UBND TP HCM do ông Nguyễn Hữu Tín phó Chủ tịch ký ban hành V/v giao đất cho Công ty Cổ phẩn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM để thực hiện việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc. Thì đất của gia đình Anh không nằm trong ranh khu đô thị mới Thủ Thiêm, mà nằm trong khu dân cư phía Bắc, phân lô, bán nền, gần 200.000.000 VNĐ/1m2.

Bà The là đại diện chính của 63 hộ dân, hiện đang cương quyết khiếu nại và tố cáo việc chính quyền TP HCM, nhiệm kỳ Lê Thanh Hải dùng bàn tay sắt để cướp nhà và đất của trên 3000 hộ dân, nằm ngoài ranh quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại đồ án tỷ lệ 1/5000 kèm theo Quyết định số 367/TTg ngày 04/06/1996 của Thủ tướng Chính Phủ.

Bà The và 63 hộ dân quyết tử, không còn gì để mất, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và tài sản của mình, kiên trì đi tố cáo, khiếu nại và kêu cứu khắp thành phố và từ Nam ra Bắc, kiên quyết, bền chí tới cùng, thậm chí đã phải đổ máu, để có được Thông Báo 119. Nay Chính quyền không thực hiện đối thoại theo tinh thần Thông Báo 119 thì làm sao chịu để cho nó lừa, né tránh bằng một buổi tiếp dân, để câu giờ.

Thông báo 119 gởi bà Lê Thị The và 39 công dân đại diện cho 63 hộ dân. Giao thành phố phải tổ chức đối thoại để giải quyết khiếu nại, có sự chủ tri của các Cơ quan TW, phải minh bạch, công khai; lập biên bản và kết luận ngay tại buổi đối thoại. Vì người dân khiếu nại và tố cáo việc UBND TP HCM cố tình vi phạm pháp luật, cố tình vi phạm chủ trương của đảng để phá vỡ quy hoạch, cướp đất của dân ngoài quy hoạch để tham nhũng suốt 20 năm nay.

Qúa phẫn nộ, nên vào sáng ngày 18 tháng 7 năm 2016, anh Thái đã cự cãi với những người thi công, sau đó bị khoảng chục người của chủ dự án đánh đập anh Thái dã man, gây thương tích nhiều chỗ. Khi công an đến lại không bảo vệ dân mà lại bênh vực chủ dự án, nên anh Thái bức xúc vào nhà khóa cửa, tự thắt cổ cho đến chết.

Công an sợ dân mang xác lên thành ủy biểu tình nên có rất đông viên an ninh có mặt tại tư gia để theo dõi. Đã xảy ra xô sát 2 giờ liền, từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng ngày 20/7/2016, công an mới cho gia đình đưa thi thể mang đi hỏa táng.

Dân oan Thủ Thiêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.