Thông bạch Đại lễ Vu Lan 2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH
Chùa Giác Hoa, 15/7 Nơ Trang Long,
Phường 7, Q. Bình Thạnh,
TP Sài Gòn.
Phật lịch 2561
Số: 04/HĐĐH/TB/VT

THÔNG BẠCH ĐẠI LỄ VU LAN 2017

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni,
Kính thưa Chư thiện tín Phật tử trong và ngoài nước,

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xin gửi lời tán thán công đức đến Chư tôn đức và Quý Phật tử đã tích cực tham gia, ủng hộ sinh hoạt Tăng Đoàn trong thời gian qua. Nhất là Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại, nhờ đó, đã thực hiện được nhiều Phật sự lợi lạc cho dân tộc và đạo pháp.

Đại lễ Vu Lan nhắc nhở chúng ta về tinh thần từ bi và báo hiếu. Ngoài ân Tam bảo, ân Cha mẹ, người Phật tử còn có bổn phận báo ân Chúng sanh và ân Đất nước.

Trên tinh thần báo ân rộng lớn đó, chúng ta không chỉ cứu khổ cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc của mình, mà còn phải hết lòng giải trừ khổ nạn cho mọi loài chúng sanh, cho dân tộc và góp phần bảo vệ đất nước.

Hoàn cảnh Việt Nam hiện nay rất bi quan. Từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, xã hội…tất cả mọi mặt đều xuống cấp. Nhất là môi trường và công lý hiện đang là vấn đề đau khổ và nhức nhối của toàn dân.

Việc khai thác Bau-xít ở Tây nguyên, Formosa ở Hà tĩnh, Lee & Man ở Hậu giang và gần nhất là nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình thuận…đã làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, sức khỏe và sinh hoạt của người dân khắp trên cả nước.

Nhưng đau đớn nhất cho dân tộc chính là nạn độc quyền tư tưởng, độc quyền thông tin, như lời Đức Thượng Thủ, Tăng Đoàn GHPGVNTN, Trưởng Lão Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, đã rất quan tâm, lo lắng, trong Thông Điệp Phật Đản năm 2017, vùa qua: “ … nỗi bi thống lớn nhất, đó là dòng chảy tự do tư tưởng của giống nòi Việt tộc bị chận đứng, khiến cả dân tộc như sống trong “ao tù nước đọng” trong suốt hơn bảy mươi năm bởi nạn “độc tài chân lý”- Quốc nạn này không những phá nát tài nguyên đất nước, mà còn còn phá nát cả tâm hồn dân Việt…”.

Người dân sống trong bất an, hồi hộp, lo sợ vì luôn bị hăm dọa, đàn áp, bắt bớ, tù tội không biết lúc nào, nếu bày tỏ lòng yêu nước hay có quan điểm khác biệt với Nhà cầm quyền, và cả những lý do không chính đáng.

Hệ thống pháp luật bất minh, bất công, đi ngược lại những giá trị văn minh nhân loại, thể hiện qua những phiên tòa mang tính áp đặt, như bản án 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa qua và mới đây là bản án 9 năm dành cho bà Trần Thị Nga. Vừa rồi, ngày 30.7, Nhà cầm quyền lại bắt giam thêm 4 công dân khác là các ông Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, và sau đó mấy ngày, lại bắt thêm ông Nguyễn Trung Trực, với các cáo buộc nghiêm trọng nhưng mơ hồ và mang tính áp đặt.

Không có công lý, không có nhân quyền nên cuộc sống người dân đầy bất trắc. Vì quyền lợi, nhiều người đã bất chấp những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tổ tiên, miễn sao đạt được mục đích. Tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau dần biến mất, thay vào đó là sự vô cảm, vị kỷ, đố kỵ, thờ ơ.

Xã hội xuống cấp đến nỗi, sự lừa dối được cho là chuyện “bình thường”, lòng tốt trở thành xa xỉ, đạo đức suy đồi, chánh tà lẫn lộn, không còn phân biệt, không biết tin vào đâu nữa. Xóm giềng nghi kỵ lẫn nhau, tình người khô cạn, lòng người đảo điên, giữa người và người có một rào cản vô hình nhưng khó vượt qua để thương yêu và chia sẻ.

Trước nỗi khổ của đồng bào, đồng loại, trước tình thế hiểm nguy của đất nước, người Phật tử không thể ngoảnh mặt làm ngơ, nhất là không thể thoả hiệp với bạo quyền nhằm mưu cầu lợi dưỡng để mặc cho dân tộc sống cảnh đọa đày, đất nước bị ngoại xâm lấn chiếm.

Kinh Phạm Võng, phần lợi ích hữu tình, có dạy rằng: “Đối với người có thực đức thì tâm vui vẻ khen ngợi, đối với người có lỗi xấu thì dùng từ tâm quở trách, chiết phục, xử phạt, khiến họ hối cải”.

Danh ngôn thế giới, về vấn đề này, cũng có câu: “Thế giới bị chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt”.

Với lòng từ bi, người Phật tử chúng ta cần phải chọn con đường chánh đạo, dấn thân phục vụ quốc gia dân tộc bằng cách góp phần phục hưng truyền thống đạo đức của Tổ tiên, vận động phục hồi dân chủ, tự do và bảo vệ đất nước.

Kính mong các bậc nhân sĩ, trí thức, tôn giáo hãy đứng về phía người dân, vận động và cảnh tỉnh Nhà cầm quyền từ bỏ chế độ độc tài, trả quyền lực lại cho nhân dân, để dân tộc tự do lựa chọn thể chế dân chủ- pháp trị, đa nguyên, đa đảng.

Rất mong sự can thiệp và hỗ trợ của Quốc Tế để người dân Việt Nam sớm được sống trong Tự do, Dân chủ, Nhân quyền.

Cầu nguyện Cứu huyền thất tổ, đa sanh phụ mẫu, lục thân quyến thuộc được siêu thăng, thế giới thanh bình, đất nước vững bền, dân tộc sống trong niềm an vui, tự do và hạnh phúc.

Nam mô Vu Lan Thắng Hội chư Phật, chư đại Bồ tát, chư Hiền Thánh Tăng, tác đại chứng minh

Tổ Đình Thập Tháp, Bình Định
Mùa Vu Lan năm Đinh Dậu, 2017
Thay mặt Hội Đồng Điều Hành
Tăng Đoàn GHPGVNTN
Viện trưởng
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích Viên Định

Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.