Thấy gì qua kết luận điều tra Biệt Phủ Yên Bái?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đợt lũ giữa tháng 10 vừa qua, riêng tại tỉnh Yên Bái có ít nhất 22 người dân chết hoặc mất tích. Trong một bài báo của phóng viên báo Người Lao Động Giàng A Quỳ, tác giả nêu lên một câu hỏi của người đọc: “Biệt phủ của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái có bị làm sao không?”.

Phóng viên mô tả câu hỏi ấy như “xát muối vào lòng”, nhưng vẫn nhờ người xác minh để trả lời: “Lâu đài của ông Phạm Sỹ Quý chẳng hề hấn gì…”. Quả thật nó không hề hấn gì vì sự kiên cố và bề thế của nó khiến cơn lũ cũng phải tránh xa.

Câu chuyện “Biệt Phủ” của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã khuấy động dư luận một thời gian dài khiến thanh tra nhà nước không thể làm ngơ. Tuy nhiên cuộc thanh tra 15 ngày đã chấm dứt vào giữa tháng 7 vừa qua, mọi sự vẫn rơi vào im lặng đáng sợ.

Sau nhiều lần trì hoãn tới lui bởi lý do “khách quan và chủ quan” kết luận thanh tra mới được công bố vào chiều ngày 23 tháng 10 tại Yên Bái. Nhìn chung kết luận thanh tra vẫn lòng vòng qua những điểm như sau.

1. Ông Phạm Sỹ Quý đã không kê khai tài sản đầy đủ.

Thật ra việc cán bộ đảng viên phải kê khai tài sản là chuyện được đảng CSVN nhắc đi nhắc lại hàng năm đến hóa ra nhàm chán trong dân gian, chằng khác nào chán mấy cái loa phường treo nơi đầu phố. Vì không riêng gì ông Quý, chẳng có mấy cán bộ nhà nước trung thực kê khai đầy đủ những gì mình có. Họ không dại gì khai ra bởi lẽ khi đã là công bộc của dân với đồng lương không đủ sống, làm sao có biệt phủ, đất đai hàng chục ngàn mét vuông nếu không bán rừng cướp đất và trấn lột nhân dân?

JPEG - 60 kb
Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý trong khu đất 13.000 m2 tại phường Minh Tân, Tp. Yên Bái. Ảnh: soha.vn

Theo một phúc trình về hoạt động chống tham nhũng của thanh tra chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2017 chỉ có 1 trường hợp người lãnh đạo bị kết luận “thiếu trách nhiệm”. Chắc chắn phúc trình chỉ làm trò cười cho người dân thay vì cố chứng minh đảng CSVN ngày nay đã “trong sạch vững mạnh”.

Riêng việc kê khai tài sản thu nhập cá nhân của cán bộ trong năm 2016 trên toàn quốc đạt tỷ lệ thật đáng nể là 99,8%. Dĩ nhiên tỷ lệ ấy không phản ảnh bao nhiêu cán bộ khai gian hay giấu giếm tài sản có được nhờ tham ô. Gần đây nhất Quyết định 99 của đảng mới ban hành nói về việc phải công khai tài sản của lãnh đạo để người dân “giám sát”, nhưng không nói dân giám sát bằng cách nào hay chỉ nói cho người ta thấy đảng dân chủ gấp triệu lần. Nhưng ngược lại khi hệ thống cai trị tập trung trong tay một quyền lực độc tôn, việc lên tiếng đồng nghĩa với tội nói xấu đảng hay bôi nhọ cán bộ.

2. Vợ ông Phan Sỹ Quý có nhiều ruộng đất quá mà không kê khai.

Trong bản kê khai tài sản ông Quý giải trình rằng gia đình có nhiều bất động sản ở Yên Bái và Hà Nội. Nhưng mấu chốt của vấn đề là nguồn gốc khối tài sản gồm biệt thự, trang trại… thuộc “biệt phủ” trong khu đất 13.000 m2 tại phường Minh Tân (thành phố Yên Bái), ông Quý cho biết ông không đứng tên sở hữu. Trên giấy tờ, tất cả thuộc về vợ ông bà Hoàng Thị Huệ. Đây phải được coi là điểm thành công ngoạn mục nhất của các quan chức đảng mà đôi tay đã “trót nhúng chàm”.

Họ khôn khéo tự gột rửa bằng cách trao tay cho vợ con những tài sản quý giá nhất đã thủ đắc được nhờ bán rừng cướp đất. Vì phu nhân Hoàng Thị Huệ chỉ là vợ, người đứng ngoài chính quyền thì có cần gì kê khai tài sản?

Mới đây báo chí trong nước lại rầm rộ khui ra vụ “Biệt Phủ Bình Chánh” được mô tả như tài sản của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh vừa hạ cánh an toàn. Nhưng không khác ông Quý, biệt phủ này cũng thuộc quyền sở hữu của con gái ông Thanh, cô Nguyễn Phước Thiên An đang là du học sinh tại Hoa Kỳ. Xem ra các quan cộng sản được đào luyện cùng một sách, rất rành nghề phù phép tài sản bất minh.

3. Hai vợ chồng vay đến 19,23 tỷ mà không khai báo.

Vì tuy là một giám đốc sở mà tài nguyên rừng vùng thượng du vô hạn, ông Quý cũng đã từng giải bày cho thiên hạ biết ông đã đi lên bằng lao động cực nhọc nhưng vinh quang. Thiếu tiền, ông và người vợ đã đi vay ngân hàng và bạn bè thân quen. Kết luận của thanh tra chính phủ cũng thừa nhận không có quyền truy ra nguồn gốc những tài sản đó.

Chính ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng là trưởng đoàn điều tra cho rằng, “Nhưng họ vay tiền thì phải kê khai vào bản kê khai tài sản. Họ không kê khai thì không trung thực ở chỗ đó. Còn nguồn gốc họ vay của ai thì làm sao có quyền thanh tra?”

Trong nghề đánh bạc bịp, nói như thế thì nhà cái không thắng cũng huề vốn nên Phạm Sỹ Quý an tâm với cái vốn của bà chị bí thư bên cạnh. Hai chị em nhà này đã tồn tại và đi lên qua màn thanh toán máu đổ năm 2016 thì sá gì chuyện vay tiền không khai.

JPEG - 41.5 kb
Ông Phạm Sỹ Quý. Ảnh: soha.vn

Những vi phạm nói trên được thanh tra cho là chỉ đến mức vi phạm kỷ luật mà “không cần xử lý hình sự” qua nhóm từ mờ ảo “kê khai không trung thực”. Hay nói cách khác việc “không trung thực” của ông Quý chỉ là một khuyết điểm nhỏ, tức là không làm theo “căn dặn” của đảng.

Thế thì ông Sỹ Quý này đâu có tham ô, đâu có bán rừng, đâu có lấy tiền đút lót của ai.

Ông có lỗi là quên khai do ăn theo cái thế mạnh của bà chị là Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Cuối cùng thì bất quá ông Phạm Sỹ Quý bị cảnh cáo, cho thôi chức, hay đuổi ra khỏi đảng là cùng. Mà có bị cách chức và đuổi ra khỏi đảng, ông Quý cũng không lo gì vì vẫn còn mớ tài sản kết xù có thể sống giàu sang suốt đời. Ra khỏi đảng ông lại càng có dịp “tự gột rửa” theo lời khuyên quý báu của Tổng bí thư Trọng.

Rốt cuộc, vụ án Yên Bái chỉ là giơ cao đánh khẽ, cũng giống như vụ ba anh cán bộ cao cấp thanh toán nhau hồi tháng 6, 2016. Sau cuộc điều tra mở ra cho có lệ thì mọi chuyện như nước trôi qua cầu, chẳng ai còn bận tâm đến.

Đánh những con chuột lớn như Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh còn nổi tiếng chứ con chuột Phan Sỹ Quý chỉ là chuột nhắt, chỉ bẩn tay và tốn thì giờ. Do đó qua kết luận của Thanh Tra chính phủ, rõ ràng là đảng sẽ không làm gì hay ho hơn đối với ông Quý ngoài chuyện cách chức, đuổi ra khỏi đảng mà thôi.

Mà thật vậy, ngày 27 tháng 10 vừa qua, ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái chỉ lãnh một hình thức kỹ luật nhẹ nhàng: cảnh cáo về mặt Đảng, đồng thời cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Nét đẹp nhất của đảng là ông Quý được tiếp tục điều động đến nhận chức vụ Phó văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?