Tẩy chay Hạt Điều Máu từ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế vào cuối tháng Bảy vừa qua đã khởi động chiến dịch tẩy chay Hạt Điều Máu đến từ Việt Nam. Hiệp Hội kêu gọi giới tiêu thụ khắp nơi hãy tẩy chay hạt điều xuất phát từ sự bóc lột sức lao nô tân thời. Sau đây là bản tin.
BBT-WebVT

– – –

Hiệp Hội Nhân quyền Quốc tế (IGFM) khởi động chiến dịch tẩy chay sản phẩm đến từ sự bóc lột sức lao nô tân thời.

Frankfurt am Main (26 tháng 7 năm 2012)Giới tiêu thụ trên toàn thế giới không nên mua hạt điều đến từ Việt Nam vì được sản xuất trong các trại tù cưỡng bách lao động. Liên Minh Bài Trừ Lao Nô Mới tại Châu Á (CAMSA) kêu gọi như thế trong chiến dịch tẩy chay của họ. Hiệp Hội IGFM, một trong những thành viên sáng lập CAMSA, đưa ra một số báo cáo của các tù nhân chính trị về điều kiện nguy hiểm và vô nhân đạo trong quá trình chế biến hạt điều.

Lao nô thân thời

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi Việt Nam chấm dứt bóc lột sức lao động trong các nhà tù và cho phép các tổ chức độc lập đến thăm.

Khi đập vỏ hạt điều thì tay chân, mắt, mặt và mũi tù nhân thường bị bỏng và ăn mòn vì nhiễm chất độc CARDOL bám vào. Tù nhân không được cung cấp kính, quần áo, găng tay an toàn nên nhiều người bị mù mắt.

Trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ở miền Nam Việt Nam, với khoảng 7.000 tù nhân là nơi sản xuất chính của công ty xuất khẩu hạt điều Bình Thanh. Công ty này thuộc sở hữu của Quân đội Việt Nam. Một số cựu tù nhân chính trị đã cho IGFM biết họ bị ép làm việc mỗi ngày lên đến 32 kg hạt điều hạng B. Nếu từ chối làm việc hay không đạt mục tiêu sản xuất, thì họ bị đưa vào biệt giam.

Hầu hết những người làm hạt điều có những vết sẹo trên mặt, bàn tay hoặc cánh tay. Một số thậm chí bị mù do bị dính [chất độc CARDOL]. Hạt điều được báo cáo không chỉ sản xuất trong các trại tạm giam, mà còn trong các nhà tù khác của Việt Nam.

Nhờ xuất khẩu hạt điều, nhà nước Việt Nam thu được hàng năm lên đến 1,5 tỷ đô la Mỹ.

Nguồn: http://www.igfm.de/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.