Tâm tình của một thành viên Mặt Trận/Việt Tân Về Terror in Little Saigon

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin chia sẻ với quý vị tâm tình của một người dân bị mất nước vào tay một thể chế phi nhân, suýt mất hết cả gia đình trên đường đi tìm tự do, và 40 năm sau vẫn mục kích nỗi thống khổ kéo dài của dân tộc.

Con người bất hạnh đó đã vui mừng tìm lại được lẽ sống của đời mình nhờ đâu? lấy lại niềm tự tin về ý chí quật cường của dân tộc ra sao? và cảm nhận được niềm hạnh phúc vô biên như thế nào trên con đường phục vụ Tổ Quốc, giành lại tự do, no ấm cho dân tộc?

Ngày 30-4-1975, tôi đang là sinh viên theo học năm cuối cùng tại New Zealand. Tin mất nước đến như sét đánh bên tai đối với một người ít lưu tâm tới thời cuộc như tôi. Từ đấy, tôi mất liên lạc với gia đình sau khi bức màn sắt đổ ập lên đất nước. Tôi hình dung ra một biển máu sau bức màn sắt ấy, như thời cải cách ruộng đất năm 1953-1956 đã giết hại hàng trăm ngàn sinh linh vô tội.

Biển máu đã không xảy ra, nhưng hàng triệu người Việt Nam đã chết âm thầm trong ngục tù “cải tạo”, trong lòng đại dương khi trốn chạy chế độ bạo tàn, bỏ thây trong ác địa của những vùng “kinh tế mới”.

JPEG - 44.7 kb
Nhà tù “cải tạo” cộng sản Việt Nam sau 30-4-1975

JPEG - 38.6 kb
Hàng triệu quân cán chính VNCH đã chịu nhục hình, đầy đọa và giết hại trong lao tù cộng sản sau 1975

JPEG - 23.8 kb

JPEG - 26.9 kb
Cảnh đau thương vượt biển tìm tự do của người Việt sau 30-4-1975

JPEG - 38.1 kb
Đồng bào bị đày lên Vùng kinh tế mới sau 1975

JPEG - 40.4 kb
Cha con, chồng vợ bị đày lên vùng “kinh tế mới”để tự mưu sinh trong vùng rừng thiêng nước độc, khô cằn sỏi đá sau 30-4-1975

Mấy tháng sau, tôi được biết một phần gia đình mình đã vượt thoát tới các trại tị nạn trong những ngày cuối của cuộc chiến. Một phần khác phải 6 năm sau mới vượt biên thành công tới bến bờ tự do.

Dù cầm chắc cái chết trên đại dương hoặc bị công an bắn bỏ, gia đình tôi cũng như hàng vạn người Việt Nam khác đã phải bỏ trốn vì không chịu nổi sự đày đọa của chế độ cộng sản. Hai đứa cháu ruột, tuổi 16 và 18, đã mất tích trên đường vượt biên qua ngã Cam Bốt. Nhưng những mất mát, đau thương này của gia đình tôi thực ra không thấm gì so với cảnh ngộ của hằng triệu gia đình người Việt khác.

Chưa bao giờ tôi cảm thấy hụt hẫng, mất niềm tin và nhục nhã tới như vậy khi, những trang sử hào hùng của dân tộc đã in sâu, đậm nét trong tôi, bỗng chốc, bị hủy hoại tang thương trước cảnh tan đàn xẻ nghé của cả một dân tộc; cảnh người Việt tị nạn tơi tả, bầm dập, bị hãm hiếp và bỏ thây trên những con sóng dữ; bị xua đuổi, đánh đập, khinh khi ở các trại tị nạn …

May mắn cho tôi, Mặt Trận đã ra đời vào năm 1982 để tôi lấy lại niềm tự hào và tự tin dân tộc. Ngay sau khi được xem hình ảnh buổi “Công bố Cương Lĩnh Chính Trị” của Mặt Trận tại chiến khu, tôi đã tình nguyện tham gia không một chút đắn do.

Hình ảnh Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân với bầu nhiệt huyết, gương hy sinh cao vợi và những thông điệp đầy ắp tình người đã làm sống lại trong tôi niềm hãnh diện của những trang sử Việt.

JPEG - 39.6 kb
Tướng Hoàng Cơ Minh trong chiến khu (1982)

JPEG - 30.8 kb
Lễ công bố cương lĩnh chính trị của Mặt Trận QGTNGPVN ngày 8-3-1982

JPEG - 23.4 kb
Đại hội chính nghĩa tại Washington, D.C. (1983)

Thấm thoát 33 năm đã trôi qua, nhiều chiến hữu của chúng tôi đã hy sinh nằm xuống trên đường về đất mẹ. Nhưng hàng ngũ những người Việt yêu nước vẫn lừng lững đi lên. Đã có những thế hệ mới nhập dòng tranh đấu – những người sinh ra sau cuộc chiến tại Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở hải ngoại chưa từng đặt chân tới quê nhà … và cả những người theo cộng sản đã bừng tỉnh ngộ.

Có người đã hỏi tôi: “Điều gì khiến tôi cùng các đảng viên Việt Tân hiện nay và đoàn viên Mặt Trận trước đây đã miệt mài đấu tranh như vậy? Điều gì khiến Việt Tân thu hút được nhiều người trẻ khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam?”

Tôi đã trả lời không cần suy nghĩ: “Đó là vì thông điệp tình thương, chủ trương nhân bản và xây dựng của tổ chức”.

Suốt 33 năm dài, tôi đã mục kích biết bao hy sinh công sức, tiền bạc, thì giờ và cả những hy sinh xương máu và tù đày của những tấm lòng yêu nước, để được hãnh diện mình là con cháu Triệu, Trưng, Hưng Đạo, Quang Trung; được cùng hãnh diện sánh bước đi làm lịch sử với những người con yêu, can trường của Tổ Quốc; được gặp gỡ, sinh hoạt với biết bao đồng bào yêu nước và những con người lý tưởng mà tôi thương yêu, kính trọng gọi là chiến hữu.

JPEG - 39.8 kb
Lễ tưởng niệm Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và các Anh Hùng Đông Tiến – Nam California, 13-9-2015

Thế nhưng, thời nào cũng có những ngộ nhận, những đồn đãi tam sao thất bổn lẫn xuyên tạc ác ý, cáo buộc vô căn cứ, nhất là trong bối cảnh mất niềm tin sau quá nhiều thăng trầm của đất nước, và đặc biệt với bàn tay phá hoại của chế độ đang cố bám chặt quyền lực độc tôn tại Hà Nội.

Tệ hại hơn cả là những cáo buộc dựng đứng do những kẻ từng một thời gọi nhau là chiến hữu trong Mặt Trận đưa ra với rắp tâm trả thù, hoặc vì tự ái cá nhân, hoặc bị mua chuộc, bị cấy “sinh tử phù” của chế độ cộng sản.

Do thiếu am tường về bối cảnh lịch sử phức tạp của Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu định cư của người tỵ nạn tại Hoa Kỳ, và ngây thơ trước những dàn dựng của nhóm thân cộng, A.C. Thompson và nhóm làm phim “Terror in Little Saigon” đã hoàn toàn bị “nhiễm độc” và không thể nào hiểu được tấm lòng của những người Việt yêu nước. A.C. cũng đã không tìm hiểu chủ trương/đường lối nhân bản và xây dựng của Mặt Trận.

Ngay từ ngày đầu, Tướng Hoàng Cơ Minh đã hướng dẫn đoàn viên bỏ đi ý niệm chiến tranh để thực hiện một cuộc đấu tranh “Toàn dân toàn diện”, vận động thái độ bất hợp tác của người dân, tổ chức đình công, bãi thị, và sau cùng là vận động một cuộc “Tổng nổi dậy toàn dân” để thay đổi thể chế chính trị. Ông luôn nhắc nhở đoàn viên Mặt Trận phải công tâm, kêu gọi hàng ngũ “bên kia” về với dân tộc, làm mọi cách để tiết kiệm xương máu đồng bào và tài nguyên đất nước.

Ngày nay, lối đấu tranh này trùng lập rất nhiều với con đường của nhiều dân tộc mà Tiến sĩ Gene Sharp đã hệ thống hóa trong cẩm nang “Đấu tranh bất bạo động”, một phương thức thực tiễn chống lại các chế độ độc tài, và được các quốc gia dân chủ tôn trọng, cổ xúy.

Vào thời điểm mà Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi Mỹ là kẻ thù và chưa mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài, việc xâm nhập vào Việt Nam để bắt tay với các lực lượng kháng chiến trong nước để tiến hành cuộc tổng nổi dậy là điều bắt buộc, và phải có vũ khí để phòng thân, nhưng không phải là “tạo ra một cuộc chiến tranh mới”.

Hơn thế nữa vào lúc đó, Hoa Kỳ và CSVN là hai nước đối nghịch sau khi CSVN thôn tính miền Nam Việt Nam. Do đó cái gọi là “Neutrality Act” mà A.C. Thompson nêu ra trong đoạn phim hoàn toàn không phù hợp. Điều này cho thấy là A.C. không những thiếu hiểu biết về lịch sử lẫn luật pháp, mà còn kém cả lý lẽ bình thường, đó là không thể đứng ở thế kỷ 21 mà phán xét những sự việc đã xảy ra 35 năm về trước.

Với thiên kiến, nhóm làm phim đã đánh mất công tâm trong hành trình đi tìm công lý cho 5 nhà báo bị giết hại. Do cố tâm buộc tội Mặt Trận vì tin tưởng “tuyệt đối” vào những lời ám chỉ/đồn đãi, A.C. Thompson và Richard Rowley đã chỉ chọn lọc, cắt xén những hình ảnh và lời nói nào phù hợp với định kiến buộc tội của họ, hoặc “nghe thành” những “chứng cứ mới” dù nhân chứng, như Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, đã cực lực lên án việc “xuyên tạc và bịa đặt” đầy ác ý của nhóm làm phim đối với ông.

Nhóm làm phim còn phạm một lỗi lầm sơ đẳng nhất là đổ tội cho Mặt Trận giết Dương Trọng Lâm khi Mặt Trận chưa thành hình, và cố tình bỏ đi vô số nhân chứng, lời chứng phủ nhận điều cáo buộc của A.C. Thompson đối với Mặt Trận (phỏng vấn 140 người nhưng chỉ đưa ra được hơn 10 người gọi là nhân chứng, mà hầu hết cũng không khẳng định điều A.C. muốn buộc tội Mặt Trận).

Sự thiếu lương thiện hiện rõ trong toàn bộ cuốn phim khi chỉ chọn những người, những câu hợp với chủ ý của nhóm làm phim, gán ghép hình ảnh, ánh mắt, giây phút nóng giận của nhân chứng sau khi bị “gài bẫy” để chứng tỏ “họ đang che giấu điều gì”.

Một chi tiết khá ấn tượng, nhưng lại tố giác sự “dàn dựng” của nhóm làm phim mạnh nhất, đó là nhân chứng người Lào bịt mặt. Khi A.C Thompson đưa ra hình của Tướng Hoàng Cơ Minh trên cell phone của mình và chỉ vào nhưng không hề nói là ai, thì ngay lập tức người này đã nói là “Yes, I know this person, Hoang Co Minh” (Vâng, tôi biết người này, ông Hoàng Cơ Minh); nhận ra và nhớ tên dù người này nói là chưa hề nghe về ông Hoàng Cơ Minh từ sau lần gặp gỡ cuối cùng 28 năm về trước.

Điểm phi lý then chốt là trong một cuộc hành quân xâm nhập vào đất địch mà một vị chỉ huy cao cấp nhất lại để lộ chân tướng đối với một kẻ được mướn để chỉ đường? Chả lẽ một vị tướng giỏi nổi tiếng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lại có thể hớ hênh tới độ không lưu ý tới chi tiết an toàn này?

Câu chuyện hoang tưởng về “Mặt Trận đã giết chính đồng đội của mình” do một kẻ phản bội đưa ra, đó là Phạm Hoàng Tùng. Sau khi bị cộng sản bắt và thả ra, y đã viết một quyển sách loan tải toàn những luận điệu xuyên tạc của CSVN đối với Mặt Trận/Việt Tân. Đó cũng là điểm chung của một vài phần tử đã và đang tận lực tấn công Việt Tân: họ từng đi tù cộng sản, và sau khi ra tù, đã tự mang sứ mạng “loan tải những xuyên tạc trên báo chí Việt Cộng và các thêu dệt từ những kẻ phản bội tổ chức”.

Trong suốt 3 thập niên qua, những vu cáo chỉ quanh quẩn 3 điều: “Mặt Trận giết người qua đội sát thủ K9, gian lận tiền bạc, làm kháng chiến giả (dù chết thật) …” mà cơ quan công lực giỏi nhất nước Mỹ là FBI sau 15 năm cũng không có lý do, chứng cớ gì để khởi tố ai. Tất cả những cáo buộc này chỉ xuất hiện sau khi ông Phạm Văn Liễu bị sa thải ra khỏi Mặt Trận. Và hôm nay, được một đội ngũ truyền thông dùng tiền thuế và đóng góp của người dân Mỹ để thổi phồng và xác định những giả thuyết, đồn đãi này là “có thật”!

Nhóm làm phim muốn tin gì thì tin, nhưng không được phép vi phạm các nguyên tắc vô cùng căn bản của nền pháp lý Hoa Kỳ và đạo đức nghề nghiệp của ngành truyền thông, đó là “Một người đương nhiên vô tội cho đến khi bị tòa án kết luận là có tội”, và “Trách nhiệm kẻ tố cáo ai phải trưng ra bằng chứng, chứ không phải người bị cáo buộc phải chứng minh mình vô tội”.

Tôi không nghi ngờ mục tiêu ban đầu của A.C. Thompson là đi tìm công lý cho những đồng nghiệp gốc Việt, và đây là một việc nên làm. Nhưng rất tiếc là ông ta đã bị sa vào hỏa mù không lối thoát của định kiến, của cái ngã để hành xử như một kẻ “sát nhân bằng ống kính” nhằm hủy hoại danh dự của Mặt Trận, bôi nhọ những anh hùng dân tộc của Việt Nam, đặc biệt vị lãnh đạo khả kính của chúng tôi là Tướng Hoàng Cơ Minh – một người nổi tiếng anh hùng, tài giỏi và liêm khiết trong suốt cuộc chiến trước năm 1975; bôi nhọ những công dân tốt gốc Việt của Hoa Kỳ và những vị cựu quân nhân của quân lực VNCH.

Nhóm làm phim đã gây phẫn nộ cho cả một tập thể người Việt khi cố tình tạo ra ấn tượng một cộng đồng “đầy bạo lực, phi pháp, bị thao túng bởi một tập đoàn mafia, và hèn nhát không dám lên tiếng trước những điều sai trái …”.

A.C. Thompson đã bôi nhọ chính nghĩa đấu tranh của dân tộc Việt Nam khi gán ghép kết tội một tổ chức vị lý tưởng như Mặt Trận, sỉ nhục và xuyên tạc động lực đấu tranh của quân cán chính VNCH và người Việt nói chung.

Tôi buồn nhiều hơn là giận. Và vẫn luôn lạc quan, tin tưởng là sẽ có ngày chân lý được sáng tỏ. Không những sáng tỏ cho gia đình của những nhà báo bị giết hại, mà còn giải oan cho những anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì đại nghĩa như Tướng Hoàng Cơ Minh, những người Việt có lòng, những chiến hữu của tôi đã một đời tận tụy hy sinh vì tiền đồ của Tổ Quốc, vì hạnh phúc, ấm no của dân tộc.

Với những chi tiết cho thấy bàn tay phù thủy của CSVN đằng sau phim “Terror in Little Saigon”, chế độ CSVN đã một lần nữa đại bại trước âm mưu bôi nhọ chính nghĩa đấu tranh của người Việt qua sự dàn dựng của những thành phần truyền thông thiên tả Hoa Kỳ.

Chế độ này sẽ tiếp tục những hành vi “ném đá giấu tay” cho đến ngày bị dân tộc chúng ta đào thải. Kính mong đồng bào yêu nước luôn sáng suốt, vững tin và hãy cùng nhau đoàn kết tiến tới, chân cứng đá mềm.

Trần Diệu Chân
18-11-2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.