Tâm sự của một DLV

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ghi lại “nguyên bản” theo sự việc có thật

Từ xưa tới nay, các nhà Dân Chủ thường cho rằng DLV là đám ruồi nhặng không có óc cũng chẳng có trái tim…Thật ra bản thân tôi và rất nhiều DLV khác là loại có óc và nhiều óc (trái tim tôi sẽ đề cập sau). Có thể nói đại đa số cái đầu chúng tôi còn cao hơn nhiều người khác, bời vì chúng tôi là người có trình độ, chúng tôi là sinh viên, sinh viên ở một trường không tầm thường, ở trường có tiếng tăm và “hot” hiện nay chuyên đào tạo về công nghệ thông tin…

Khởi đầu, chúng tôi cũng như bao ngàn sinh viên khác, lên thành phố ăn học, gánh nặng trên vai ước mơ thành đạt và cả những nỗi lo toan, mệt nhọc mà cha mẹ chúng tôi đang phải oành lưng với mảnh vườn con con lo cho chúng tôi ăn học. Thời gian đầu, tôi cũng lăn lội với đủ mọi nghề mà sinh viên có thể kiếm được để thêm chút tiền lo chi phí như dạy kèm, chạy bàn, phục vụ…cho đến việc bán mặt ra giữa trời mưa, trời nắng giữa đường để phát tờ rơi…

Rồi một ngày họ đến trường chúng tôi, họ tập hợp chúng tôi theo từng nhóm nhỏ, có rất nhiều nhóm như thế và họ đưa ra đề nghị về một công việc lâu dài với một mức lương tương đối xứng đáng và cả những lời hứa hẹn về một tương lai sáng chói sau khi ra trường…

Chúng tôi được dạy một số kỹ năng cơ bản, có thể nói là được “huấn luyện” khá bài bản và theo một lộ trình rất rõ ràng. Chúng tôi sẽ tự nâng cấp chúng tôi bằng cách tập hợp những nhóm nhỏ khác để bản thân chúng tôi trở thành Leader. Với công việc gì cũng vậy, những này đầu là những ngày tháng “vất vả”, chúng tôi phải tập làm quen với nhiều thứ ngôn từ tởm lợm, phải biết phản xạ, phải đối chọi lại với tất cả mọi điều bằng sự lăng mạ, phải hung hăng ném vào đó những thứ dơ bẩn và tồi tệ nhất mà chúng tôi có thể nghĩ ra được…Riết thành quen, nó như một chất men khiến người ta càng say thì càng thấy khát…Bạn cứ hình dung khi bạn ra chiến trường, bạn buộc phải bắn vào đối thủ, những phát đạn đầu tiên bạn sẽ rung tay, bạn sẽ sợ hãi, lương tâm bạn sẽ réo rắt nhưng khi bạn vượt qua điều đó, trong trí não bạn sẽ có 1 sự kích thích mãnh liệt và bạn sẽ trở nên bạo tàn và “khát máu”, bạn sẽ hả hê khi giết được nhiều kẻ địch…thì chúng tôi cũng thế, chúng tôi được huấn luyện để trở nên khát máu và hả hê trong tất cả mọi trò bẩn thỉu…và nếu điều tồi tệ lập được đi lập lại nhiều lần hàng ngày thì cũng trở thành thói quen và trở nên rất bình thường mà thôi…huống chi đây là một loại công việc “có giá” hơn nhiều loại công việc khác…

Nói về trái tim: đúng là chúng tôi cũng biết nhục nhã, cũng biết xấu hổ bởi việc mình làm nhưng cảm giác đó qua nhanh lắm. Khi cái bụng bạn đói, cái nhu cầu hàng ngày nó đòi hỏi, nó réo rắt thì việc bạn xấu hổ với bản thân, với gia đình chẳng còn nghĩa lý gì cả. Bạn cứ thử so sánh mà xem: giữa một công việc vất vả, cực nhọc, đổ mồ hôi sôi nước mắt và một công việc nhàn hạ, ngồi mát ăn bát vàng, thiên hạ chẳng biết mình là ai thì bạn sẽ chọn công việc nào? Do vậy bạn đừng ngạc nhiên vì sao đội ngũ DLV lại đông như kiến cỏ và sẵn sàng lăn xả bất chấp đạo đức, bởi thứ đạo đức chúng tôi được học là chúng tôi phải biết yêu công việc của mình, phải biết bảo vệ chế độ trước mọi thế lực thù địch và chúng tôi phải biết hân hoan vì chúng tôi chẳng khác gì cán bộ công chức nhà nước được trả lương đúng ngày đúng giờ hàng tháng cho công việc bảo vệ đất nước!

Lâu lâu trong tâm can chúng tôi vẫn nhói lên tiếng nói của lương tri vì ít nhiều chúng tôi hiểu rất rõ những gì đang diễn ra, hiểu về chính trị, hiểu về cái sai cái đúng của chế độ nhưng hiểu là hiểu mà sống thì vẫn phải sống. Người ta đã cố tình tạo ra một xã hội mà nhu cầu sống bởi thực thể cao hơn như cầu sống bởi các giá trị của nhân cách thì đừng trách tại sao chúng tôi lại như thế. Hãy xem chúng tôi như một đám múa rối, chúng tôi múa may và được trả tiền để diễn trọn vai của mình…

Bạn hỏi tôi ước gì ư? Tôi ước một ngày tôi có thể cởi bỏ vai diễn này, tôi trở lại với cuộc đời như mong muốn tận sâu bên trong trái tim tôi và bạn hỏi tôi có hối tiếc gì không? Có hối tiếc vì những điều mình đã làm? Tôi xin trả lời:

TÔI HỐI TIẾC VÌ ĐÃ ĐƯỢC SINH RA DƯỚI CHẾ ĐỘ NÀY!

Theo FB Loan Nguyen

Nguồn: Blog Quê Choa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.