Tại sao phải làm giả tăng trưởng GDP?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại buổi họp báo công bố số liệu kinh tế xã hội năm 2017 vào chiều 27 tháng12 vừa qua, Tổng cục Thống Kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 của Việt Nam tăng 6,81% so với năm 2016. Sau thông tin này, hàng trăm tờ báo đảng đua nhau ca tụng và xem đó như thành quả lãnh đạo “tài tình” của đảng CSVN trong khi đánh giá chung của các tổ chức kinh tế quốc tế thì không phải như vậy.

GDP là khái niệm được dùng từ thập niên 1930. Bản chất của việc tính GDP là cộng tất cả những thứ được sản xuất ra của một nền kinh tế. Thuở sơ khai, khi các nền kinh tế phần lớn chỉ bao gồm các nông trại, dây chuyền sản xuất và thị trường đại chúng, người ta mặc nhiên xem GDP bình quân đầu người như là thu nhập bình quân đầu người của tổng dân cư. Nhưng ngày nay, GDP đã không đo lường hết bản chất của nền kinh tế hiện đại vốn được thay đổi rất nhiều nhờ sản phẩm dịch vụ, tiến bộ công nghệ và chưa phản ánh đầy đủ chất lượng sống.

GDP không nói gì đến chất lượng của tài sản và dịch vụ, chất lượng cuộc sống hay suy giảm về môi trường. Điển hình như vụ xả thải chất độc của Formosa làm nguy hại biển miền Trung hay các dự án xây đập thủy điện, GDP chỉ ghi nhận số kW điện mà dự án thủy điện tạo ra, số thép mà Formosa sản xuất. Nhưng môi trường thủy sinh, các cánh rừng bị đốn, chặt, lũ do nhà máy thủy điện xả gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề thì không được phản ánh vào GDP.

GDP cũng phản ánh không đúng sự gia tăng phúc lợi tổng thể của nền kinh tế. Ví dụ như một nước không có hệ thống giao thông tốt, GDP sẽ tăng lên do người dân chi cho xe cộ, xăng dầu nhiều hơn, nhưng phúc lợi thì giảm do kẹt xe, ô nhiễm môi trường.

GS. Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 từng nhận định: “GDP tính toán kích cỡ một miếng bánh, chẳng quan tâm đến chất lượng các thành phần cấu tạo nên – những quả táo tươi hay bị hư thối vẫn được đếm như nhau.”

Đồng thời, GDP không đề cập đến sự bất bình đẳng và cách biệt giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Thực tế, tốc độ phân hóa giàu nghèo tại các khu vực thành thị của Việt Nam gia tăng không ngừng. GDP chưa bao giờ phản ánh được những điều này. Đó là lý do đa số người dân không cảm thấy điều kiện sống cải thiện, mặc dù theo báo cáo… tỷ lệ GDP tăng.

Không thể phủ nhận GDP là một chỉ số được dùng phổ biến trên thế giới. Nhưng có thể thấy GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là hoàn toàn khác nhau và GDP không phản ánh được sự thịnh vượng của một quốc gia như người ta vẫn nghĩ.

Nhìn vào yếu tố tăng trưởng này để đánh giá nền kinh tế là không đúng. Bên cạnh đó, nếu quá chú trọng vào việc làm tăng GDP thì hành vi thường thấy là các nước tích cực vay nợ để đầu tư. Khi tỷ số nợ tăng vượt quá ngưỡng nền kinh tế sẽ lâm vào suy thoái, đổ vỡ.

Quay trở lại con số tăng trưởng GDP của Việt Nam, không ít dư luận, thậm chí là quan chức chính quyền còn cho rằng số liệu trên là giả. Ví dụ như tại phiên họp Quốc hội vào giữa tháng 10 vừa qua, bà Chủ tịch quốc hội CSVN Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Tăng trưởng GDP 6,7% nhưng tăng thu ngân sách so với dự toán chỉ 2,3%? Giải ngân vốn đầu tư thì chậm mà tăng trưởng lại cao, điều này nghe có mâu thuẫn?…”.

Hay đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), cho rằng số liệu tăng trưởng tăng giảm thất thường, không hợp lý theo logic. Điển hình là tốc độ tăng của năm 2017, cuối năm tăng trưởng rất cao, đầu năm sau thì đột ngột giảm xuống.

Những nghi ngờ nói trên không phải là không có cơ sở. Bằng chứng là năm 2017, số thuế thu được cho ngân sách chỉ khoảng 1.088 ngàn tỷ đồng, hụt đến 11% so với dự toán, còn thấp hơn cả số thu ngân sách năm 2016 là 1.094 ngàn tỷ.

Ngay cả Sài Gòn, nơi thường đóng góp đến hơn 30% GDP quốc gia và nguồn thu ngân sách cũng có thể bị hụt thu lên tới 7-8% so với dự toán đầu năm. Thậm chí, nguồn thu từ dầu thô cũng không đạt cho dù sản lượng khai thác tăng lên cả triệu tấn. Ngay cả khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng hụt thu có thể lên đến 7% .

Một biểu hiện rất rõ rệt về biểu đồ xuống dốc và có thể biến thành lao dốc của thu ngân sách, nhưng trong báo cáo thì lúc nào cũng tăng trưởng nhanh, mạnh, bền vững.

Việt Nam vốn sẵn có một văn hóa nghi lễ thường lấy hình thức quyết định nội dung, đôi khi để che giấu nội dung, điều này xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực bao gồm cả việc phản ánh thực trạng của nền kinh tế.

Thực tế là nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tính bền vững và sức mạnh nội sinh của nền kinh tế không thực sự mạnh. Mức tăng trưởng, nền kinh tế phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp FDI như Samsung, Formosa… và các công ty trong nước đang dần bị thâu tóm bởi các tập đoàn nước ngoài như Big C, Bia Sài Gòn…

Muốn phát triển bền vững phải có vốn của người Việt Nam, chủ doanh nghiệp là người Việt Nam. Nếu không, dù con số tăng GDP có lớn thì cũng chỉ là đi làm công.

Vấn đề đặt ra là tại sao Tổng cục thống kê lại phải công bố con số tăng trưởng GDP giả để làm gì?

Thứ nhất, trong bối cảnh mà từ Tổng bí thư đến các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận đều bận tâm đi dựng lò và truy tìm củi tham nhũng để đốt, nhất là những củi tham ô trong các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Thử hỏi còn ai đủ “tinh thần” để chăm lo sản xuất hầu gia tăng hiệu năng kinh tế để mà GDP tăng? Do đó, để che giấu sự tác hại của việc dựng lò đốt củi tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Tổng cục thống kê phải làm con số giả GDP vì đó là nhiệm vụ chính trị… để cứu đảng và giữ uy tín lãnh đạo.

Thứ hai, kỳ họp Quốc hội nào, các đại biểu cũng lên chất vấn về nợ xấu, bội chi ngân sách, nợ công cao. Đặc biệt là tỷ lệ nợ công hiện đã tiệm cận vùng nguy hiểm 65% theo số liệu chính thức. Vậy lấy tiền đâu trả nợ nếu không vực dậy nền kinh tế. Đương nhiên ông Trọng và Trung Ương Đảng đã nhiều lần họp, suy nghĩ kế sách cải cách nền kinh tế; nhưng mọi cải cách đưa ra đều thất bại vì những chủ trương đều phi kinh tế và phi hiện thực. Rốt cuộc chỉ có làm giả tăng trưởng GDP để làm an lòng cán bộ, tiếp tục tin vào lãnh đạo… cho đến khi sụp đổ mà thôi.

Nói tóm lại, hơn lúc nào hết ông Trọng muốn cho người dân và dư luận thấy bức tranh kinh tế Việt Nam màu hồng, dù thực tế không phải như vậy, nhưng lại cần thiết cho phe nhóm của ông Trọng, để được tiếp tục giữ quyền lực bất chấp tương lai Việt Nam ra sao.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.