Tại khu vực “pháp trường” xử 4 dân oan Dương Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin lỗi, đây là từ của những người tổ chức bảo vệ phiên tòa sử dụng chứ không phải của tôi. Tiếng loa ra rả, liên tục không ngừng khi nào: “đây là pháp trường xử những người chống người thi hành công vụ, yêu cầu các công dân không tụ tập quá 5 người, la hét gây rối trong khu vực pháp trường, nếu cố tình sẽ bị xử lý….”

Ai không rõ vụ việc mà đi xe qua, lại tưởng họ mang tử tù đi bắn. Cũng may mà tôi biết sự kiện hôm nay là gì.

“Pháp trường” là nơi hành hình những người bị kết án tử hình. Không hiểu họ ngu hay cố tình dùng để đe dọa người đến ủng hộ những dân oan bị đưa ra xử tù. Nhưng có lẽ tại dốt mà lại thích nói chữ thì đúng hơn.

7h30, tôi có mặt tại Hà Đông, tìm cách len lỏi vào phiên tòa. Đi một vòng nhưng tất cả các ngả đường bị rào kín. Ngả nào cũng cơ man là công an. Không biết mấy nghìn công an, an ninh mật vụ được huy động. Mỉa mai thay, phiên tòa được gọi là công khai nhưng lại không cho bất cứ ai bén mảng đến cổng tòa. Tất cả gia đình của 4 bị cáo không ai được vào tham dự.

Đi một vòng, không vào được, cũng không thấy bà con Dương Nội đâu, có lẽ bà con đang tập trung ở đâu đó. Đi đến vòng thứ hai thì thấy bà con đã dồn đến đầu phố Nguyễn Trãi – hướng chính dẫn vào tòa. Tất nhiên là đoàn bị bị ách lại.

Chưa bao giờ dân oan đổ về một phiên tòa với số lượng lớn như thế này. Có lẽ là phiên tòa xử dân oan và vụ án này đã gây nên sự chú ý đặc biệt của công luận trong và ngoài nước nên dân oan mới đổ về đông như thế. Họ đến để ủng hộ tinh thần đấu tranh của nông dân Dương Nội, để thấu hiểu hết nỗi oan ức của mình, của nhau, để thương lấy nhau, để thấy rằng nỗi oan ức của mình cũng là nỗi oan ức chung của dân oan cả nước. Ở đâu cũng trời đất này.

Len lỏi khắp đám đông, tôi nhận ra các gương mặt quen thuộc, và cả những gương mặt mới của dân oan ở các tỉnh, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Tây Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đăk Lăk, Đồng Nai…

Nhiều cháu nhỏ cũng lặn lội từ miền Nam ra đây. Các cháu tố khổ “tuổi thơ của con bị bọn tham nhũng cướp mất”, “Con không được đến trường, con muốn đi học”. Các cháu trở thành dân oan ngay từ tuổi ấu thơ.

Trong số những người đến ủng hộ dân oan Dương Nội và kêu oan, có cả gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Đó là ông Nguyễn Trường Chinh, bà Nguyễn Thị Bích ở xã Bình Dân huyện Kim Thành, Hải Dương là bố mẹ và cháu Nguyễn Thị Thanh Hải 8 tuổi là con của tử tù.

Một cụ bà tóc đã bạc trắng da nhăn nheo, ôm tập hồ sơ kêu oan. Trong chiếc túi của cụ đã sẵn một mớ rau héo. Hỏi cụ, được biết cụ là Đề Thị Tứ, 86 tuổi là dân oan tỉnh Kiên Giang, mớ rau dền là cụ dùng cho bữa trưa.

Dân oan ở các tỉnh khác bên cạnh những biểu ngữ kêu oan cho họ, đều có biểu ngữ ủng hộ dân oan Dương Nội. Nỗi oan ức của bà con đã khiến cho bà con tìm đến nhau, chia sẻ cảm thông và tạo thành một khối. Hẳn là nhà cầm quyền Việt Nam không thể không thấy nguy cơ từ lực lượng này, vì trước đây, chính nhờ lực lượng này mà họ đã cướp được chính quyền.

Công an lăm lăm hướng về họ. Tiếng loa vẫn ra rả “đây là pháp trường xử những người chống người thi hành công vụ, yêu cầu các công dân không tụ tập quá 5 người la hét gây rồi trong khu vực pháp trường, nếu cố tình sẽ bị xử lý….” Chẳng ai để ý đến việc đó. Họ đã đối diện với công an, bị đánh đập nhiều lần, đã có rất nhiều dân oan vào tù chỉ vì đi khiếu kiện, thực hiện quyền công dân của mình.

Một bà người nhỏ thó, già hơn trước tuổi rất nhiều mà chúng tôi đã gặp nhiều lần ở nhà bà Lê Hiền Đức nhưng không nhớ tên. Bà ra mép đường đứng ở nơi có tín hiệu đèn giao thông, nhất là khi có đèn đỏ, gào lên: “Cứ kêu gào chống tham nhũng Tôi tố cáo quân tham nhũng cướp đấy đây nhưng có được giải quyết đâu. Dân chủ mà như thế này đây”.

Gặp chúng tôi, bà con xúm đến kể về nỗi oan của mình. Nhiều người ấn vào tay chúng tôi những bộ hồ sơ. Rồi bà con chen nhau xin chụp ảnh. Chẳng phải vì chúng tôi có quyền hành gì nhưng vì bà con đã kêu oan khắp nơi, có người hàng chục năm ròng nhưng “đèn giời” không soi xét, chịu đủ mọi thứ khốn khổ khốn nạn nên sinh ra tâm lý bám được vào cái gì thì bám như người chết đuối. Một bức ảnh của bà con được đưa lên mạng cũng còn hơn không. Đó là lý do tại sao, trong phóng sự này, chúng tôi đưa lên rất nhiều ảnh. Xin bạn đọc kiên nhẫn xem để thấu nỗi oan ức, khổ hạnh qua những nét mặt sương gió, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng của họ. Họ là đồng bào của chúng ta.

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng và biểu ngữ ủng hộ dân oan các tỉnh

“tuổi thơ của con bị bọn tham nhũng cướp mất”

“Con không được đến trường, con muốn đi học”

Dân oan Thái Bình

Dân oan Uông Bí (Quảng Ninh)

Dân oan Đăk Lăk

Dân oan Tây Ninh

Dân Hồ Ba Mẫu (Hà Nội) kêu cứu

Dân oan Bình Dương

Dân oan Bắc Giang

Dân oan Hải Phòng

Dân oan Bắc Ninh

Dân oan Đồng Nai

Cụ Đề Thị Tứ, dân oan Kiên Giang với tập hồ sơ và mớ rau dền cho bữa ăn trưa

Dân oan biểu tình nhằm hướng Tòa án tối cao

Tác giả đồng hành cùng dân oan

25/11/2014

Bài và ảnh

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.