TPP và Nhật Bản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vài nét về TPP

Từ năm 2005, trong lãnh vực mậu dịch, thương mại, người ta bắt đầu nghe đến cụm từ TPP, tức chữ viết tắt tiếng Anh của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Singapore khởi xướng, với sự tham gia của 4 quốc gia là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore. Mục tiêu của Hiệp định là cắt giảm 90% thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên vào đầu năm 2006 và tiến tới Zero trong năm 2015.

Bốn quốc gia vừa kể có một số những điểm tương đồng như diện tích không lớn, dân số không trên 16 triệu người, nhưng lại có trình độ phát triển tương đối cao và tất cả là thành viên của APEC. Do đó các nước này muốn trao đổi mậu dịch toàn diện với nhau bằng Hiệp định TPP chứ không muốn bị ràng buộc bởi WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) hay FTA (Hiệp định Thương mại tự do).

Năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia Hiệp định TPP rồi lần lượt đến một số quốc gia ven Thái Bình Dương khác. Tính đến tháng 6 năm 2015, ngoài 4 thành viên sáng lập nêu trên còn có thêm 8 quốc gia khác tham gia; nhưng đang ở trong giai đoạn đàm phán đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada.

Vì số quốc gia muốn tham gia TPP lên đến 12 nước có trình độ phát triển không đồng nhất nên việc đàm phán để đạt thỏa thuận khó khăn và mất nhiều thời gian. Sau phiên đàm phán lần thứ 19 diễn ra tại Brunei vào tháng 8/2013 cho đến nay 12 quốc gia này chưa tổ chức thêm một phiên đàm phán nào nữa, nhưng lại tiến hành rất nhiều cuộc họp song phương lẫn đa phương ở cấp Bộ trưởng để đàm phán từng lĩnh vực cụ thể .

JPEG - 67.8 kb
Nông dân phản đối Nhật gia nhập TPP.

Bên cạnh đó, vì Hoa Kỳ và Nhật là hai quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ nhì trong 12 thành viên TPP, nên nhiều quốc gia chú ý theo dõi những cuộc đàm phán song phương giữa hai nước Mỹ-Nhật. Đặc biệt là Bắc Kinh vì TPP được cho là có mục đích ngăn chặn ảnh hưởng thương mại ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên thế giới. Bắc Kinh không những theo dõi kỹ lưỡng, mà còn có báo cáo đầy đủ từ Hà Nội về các cuộc đàm phán Hiệp định TPP giữa Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-Nhật Bản.

Bài viết này trình bày về tiến trình đàm phán TPP giữa Nhật và Hoa Kỳ và giữa Nhật với Việt Nam.

Nhật Bản và TPP

Năm 2010, Thủ tướng Nhật lúc đó là ông Kan thuộc đảng Dân chủ (nay đảng này không còn cầm quyền nữa ) đã tuyên bố sẽ nghiên cứu để gia nhập TPP. Nhưng tháng 3 năm 2011, Nhật Bản bị thiên tai động đất, sóng thần quá lớn, cộng thêm với tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nên vấn đề TPP tạm thời bị ngưng lại, chưa đem ra Quốc hội bàn thảo. Tuy nhiên, chính phủ Nhật vẫn thành lập một toán chuyên gia khoảng 70 người để đi trình bày với các xí nghiệp sản xuất, các tổ chức nông nghiệp Nhật về những mặt tích cực và tiêu cực khi gia nhập TPP để lắng nghe ý kiến phản hồi từ mọi phía.

Năm 2013, đảng Tự do & Dân chủ lên nắm chính quyền, Thủ tướng Abe quyết định tham gia đàm phán để gia nhập TPP mà không bị đảng đối lập là Dân Chủ của cựu Thủ tướng Kan chống đối. Tuy nhiên, vẫn có một số chống đối đến từ các dân biểu, nghị sĩ có liên hệ mật thiết với nông dân.

Ai cũng biết thị trường Nhật vẫn đang còn khép kín nhiều mặt trong khi Hoa Kỳ thì rất lớn và mở rộng. Hiện nay những trao đổi mậu dịch giữa Nhật và Mỹ dựa trên Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Với Hiệp định này, hàng hóa của Nhật xuất cảng sang Hoa Kỳ vẫn còn bị đánh thuế cao, trong khi nếu Hiệp định TPP thành hình thì hàng rào quan thuế sẽ dần dần triệt tiêu theo năm tháng.

Hơn ba thập niên qua, Nhật Bản là quốc gia sống nhờ vào việc xuất khẩu hàng công nghiệp. Nay Nhật Bản có thêm nhiều sản phẩm về trí tuệ nên rất có lợi về mặt xuất khẩu theo Hiệp định TPP. Ngược lại Nhật phải nhập cảng các mặt hàng nông phẩm như gạo, ngũ cốc, thịt bò, thịt heo, sữa… của Mỹ theo mức thuế mà TPP quy định. Ngoài ra, Nhật phải mở rộng các dịch vụ bảo hiểm, đầu tư cho các công ty Mỹ vào đầu tư. Vì lẽ đó, các xí nghiệp sản xuất những mặt hàng công nghiệp Nhật rất ủng hộ việc chính phủ của họ tham gia Hiệp ước TPP, nhưng phía nông dân thì cực lực phản đối, vì cho rằng TPP sẽ giết chết nền nông nghiệp Nhật Bản.

Ngành nông nghiệp của Nhật hiện nay chỉ đóng góp khoảng 1% cho GDP của quốc gia này, nhưng từ trước đến nay ảnh hưởng của nông dân rất mạnh đối với nền chính trị của Nhật. Rất nhiều dân biểu, nghị sĩ quốc hội, nghị viên Hội đồng hàng Tỉnh, hàng Huyện… được sự ủng hộ của nông dân nên phải ra sức bênh vực quyền lợi cho giới này. Những cuộc biểu tình phản đối TPP của nông dân trước Quốc hội, dinh Thủ tướng và các Bộ ngành, được nhiều chính trị gia tham gia. Vì vậy, trưởng phái đoàn đàm phán TPP của Nhật không thể chấp nhận các đòi hỏi từ phía Hoa Kỳ một cách dễ dàng được.

Bộ trưởng Kinh tế, đặc trách đàm phán TPP của Nhật là ông Amari Akira, mỗi lần đàm phán xong với Hoa Kỳ đều cho các ký giả biết rằng, Tokyo sẽ không chấp nhận yêu cầu của Washington, đòi Nhật tăng quota nhập khẩu các mặt hàng nông phẩm Mỹ. Nhật Bản chỉ đồng ý nhập 50.000 tấn gạo Mỹ một năm, một khối lượng chỉ bằng một phần tư yêu cầu của Mỹ.

Hiện nay chính quyền ông Abe đang cố gắng thuyết phục dân Nhật rằng, tham gia Hiệp định TPP sẽ có lợi nhiều hơn là hại, và được nhiều người dân Nhật tán đồng hơn là phản đối. Vì thế, sớm muộn gì rồi cũng sẽ khắc phục được sự phản đối này. Ngoài ra, cả Tokyo lẫn Washington đều nhìn thấy giá trị chiến lược của Hiệp định TPP để nhằm đối trọng với sự vươn lên của Trung Quốc.

Ngày 03/05/2015, Trưởng phái đoàn đàm phán TPP của Nhật là ông Amari đã sang Hà Nội đàm phán với phía Việt Nam. Vì muốn kéo Việt Nam vào TPP, nên Tokyo đã nhân nhượng cho Hà Nội nhiều điều kiện. Vả lại, số hàng hóa nhập từ Việt Nam vào Nhật chẳng bao nhiêu so với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Kết luận:

Từ trước đến nay Nhật Bản vẫn bị mang tiếng là anh “lái buôn’’, không quan tâm nhiều về vấn đề tôn trọng nhân quyền của các quốc gia khác. Điều kiện căn bản của Hiệp định TPP là phải có luật lệ đầu tư rõ ràng và phải triệt để áp dụng từ trên xuống dưới chứ không phải “phép vua thua lệ làng’’ như hiện nay.

Ngoài ra, các quốc gia đối tác trong TPP còn phải phải nâng tiêu chuẩn lao động, phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật an toàn lao động để bảo vệ công nhân, phải tôn trọng quyền thành lập nghiệp đoàn của công nhân độc lập với nhà nước, phải tôn trọng nhân quyền… Đây là những điều kiện mới Nhật đặt ra với VN (tương tự như Hoa Kỳ), trong khi đàm phán với các đối tác khác thì những điều này không có trong nghị trình vì quốc gia nào cũng thực thi khá đầy đủ những điều căn bản như vừa nêu ở trên.

Trung quốc là một nước tiếp giáp với Thái Bình Dương nên trên nguyên tắc là có thể gia nhập Hiệp định TPP, nếu muốn. Nhưng khi gia nhập thì phải thực thi các điều kiện căn bản của TPP, điều mà Bắc Kinh bác bỏ ngay từ đầu, vì nếu thực thi thì chế độ độc tài sẽ lung lay ngay.

Các kinh tế gia Nhật Bản thì nhận định rằng, nếu lãnh đạo Hà Nội muốn Việt Nam thật sự phát triển thì nên thỏa mãn những điều kiện đó, còn muốn duy trì chế dộ độc tài như hiện nay thì chẳng phải riêng Nhật mà cả Hoa Kỳ lẫn nhiều quốc gia khác khó lòng thông qua đàm phán TPP với Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.