Sydney: Sinh hoạt triển lãm tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 18/12/2016 – Chủ Nhật ngay trước dịp Giáng Sinh, cơ sở Việt Tân Sydney đã tổ chức buổi xuống đường cuối năm tại Cabramatta Freedom Plaza ở tiểu bang New South Wales (NSW), nhằm cập nhật đến đồng hương những thông tin, hình ảnh về thực trạng mất tự do tôn giáo, nhân quyền của đồng bào tại quốc nội dưới sự cai trị tàn ác của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Trong lúc nhiều quốc gia đón Giáng Sinh giữa tiết trời mùa Đông lạnh giá thì Úc châu lại rơi đúng vào mùa Hè oi ả khắc nghiệt. Tuy nhiên, sau 2 ngày nóng bức lên đến sát 40 độ và 2 ngày kế tiếp trời ẩm ướt với mưa dầm kéo dài, thời tiết Chủ Nhật 18 Tháng 12 lại trong xanh mát mẻ lạ thường như tạo điều kiện tốt nhất cho cả Ban tổ chức lẫn hàng ngàn đồng hương nô nức kéo về thủ phủ người Việt Cabramatta để mua sắm chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ dài ngày cuối năm.

Nổi bật giữa hàng trăm hình ảnh tố cáo tội ác vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam là những hình ảnh đàn áp tôn giáo. Đặc biệt, những hình ảnh về cảnh tượng chùa Liên Trì ở Sài Gòn bị đập phá và hình ảnh Hòa thượng Thích Không Tánh bị ngăn cản giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang sống trong cảnh nghèo đói vất vưởng, đã chứng minh rõ nhất tính vô nhân đạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Những chứng cứ này đã gây nên sự phẫn nộ cho tất cả đồng hương.

Bên cạnh đó, sự dã man và độc tài của cộng sản Việt Nam còn được chứng thực qua nhiều hình ảnh đau thương của người dân Việt Nam trước hàng loạt thảm họa “nhân tai” do thủy điện xả lũ, hay cảnh lê la bần cùng vì nạn “cướp đất hợp pháp”, hoặc bị đánh đập “đúng quy trình” vì muốn cất lên tiếng nói.

Trong buổi sinh hoạt cuối năm này, đồng hương ở NSW còn được kết nối điện thoại trực tiếp với 2 tù nhân lương tâm là Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế và Luật sư Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội, để có thể thấu hiểu một cách sống động về thực trạng nhân quyền đang diễn ra tại Việt Nam.

Linh mục Nguyễn Văn Lý cho biết tình hình quê nhà hiện nay hết sức đau thương trên mọi lãnh vực của đời sống người dân Việt Nam. Theo Linh mục Lý nhận định, hai điều quan trọng nhất hiện nay là sự xâm nhập với quy mô lớn của vô số người Trung Quốc tràn lan trên khắp nước Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn tại Việt Nam, sự lo ngại về một nguy cơ Hán hóa Việt Nam đang trở thành hết sức phổ biến.

Thảm họa to lớn nữa là môi trường sinh thái Việt Nam đang bị hủy hoại ngày càng nặng nề mà nhà cầm quyền Việt Nam không có một thiện chí nào để giải quyết, cụ thể như thảm họa Formosa tại các tỉnh Trung bộ. Cha đã thiết tha kêu gọi mọi tầng lớp đồng bào trong cũng như ngoài nước mau chóng kết hợp lại để cùng có một hành động và tiếng nói chung sớm đem lại dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Tiếp sau đó là cuộc kết nối điện thoại cùng Luật sư Lê Thị Công Nhân từ Hà Nội. Với một thái độ rất kiên quyết, bà mạnh mẽ lên án chế độ CSVN đã liên tục chà đạp nhân quyền suốt những thập niên qua và khẳng định rằng chế độ độc tài này không hề có bất cứ một tiến bộ nào trong lãnh vực nầy. Luật sư Công Nhân tố cáo công an cộng sản thường xuyên đội lốt côn đồ lưu manh để hành hung, trấn áp tàn bạo các nhà đấu tranh cho dân chủ. Bà cho biết tình trạng dân oan ngày càng bi thảm, từ miền núi tới đồng bằng và trên khắp 3 miền đất nước, nơi nào cũng có người dân bị nhà cầm quyền cướp đoạt đất đai một cách trắng trợn.

Một trong những quyền cơ bản nhất của con người là tự do ngôn luận vẫn tiếp tục bị nhà cầm quyền tước đoạt hoàn toàn. Theo Luật sư Công Nhân, cái gọi là ’’ổn định chính trị’’ tại Việt Nam có nghĩa là người dân Việt Nam không được có bất cứ ý kiến hay hành động nào khác với nhà cầm quyền độc tài. Đặc biệt, Luật sư Công Nhân kêu gọi kiều bào hải ngoại khi về nước cần mang theo thông điệp dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam mà kiều bào đang có tại hải ngoại.

Những phát biểu và tâm tình chia sẻ của Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân đã được đồng bào tham dự hoan nghênh.

Mặc dù cộng sản Việt Nam luôn che đậy thực trạng đàn áp nhân quyền trên hệ thống truyền thông do họ nắm giữ, đồng thời luôn phủ nhận những tố cáo của công luận quốc tế, nhưng nhà cầm quyền vẫn không thể bịt miệng và che giấu được tội ác trước sự phát triển của công nghệ thông tin.

Chính vì vậy những hoạt động xuống đường nhằm chuyển những chứng cứ tội ác này đến với đồng hương hải ngoại luôn được đón nhận và ủng hộ.

Cũng như những lần trước đây, buổi xuống đường ngày Chủ Nhật 18/12/2016 kết thúc tốt đẹp, cùng với sự hỗ trợ đấu tranh dân chủ quốc nội bởi những tấm lòng có cùng một mục tiêu là Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mau chóng được khôi phục trên đất nước Việt Nam.

Tường trình: Bắc Sơn
Hình ảnh: Hoàng Minh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.