Sinh viên Ân xá quốc tế tưởng niệm thầy Đinh Đăng Định

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2014-04-14

JPEG - 83.3 kb
Các sinh viên thuộc Tổ chức Mạng lưới Sinh Viên Ân xá Quốc cầm áp-phích ghi câu “Tôi là Đinh Đăng Định”. Hình do Cô Chelsea Nguyễn cung cấp.

Tổ chức Mạng lưới Sinh Viên Ân xá Quốc, Amnesty International Student Network, ở Na-Uy tưởng niệm thầy giáo Đinh Đăng Định vào hôm mùng 7/4 trong buổi họp hàng năm. Hòa Ái có cuộc trao đổi với cô Chelsea Nguyễn, thành viên người Việt duy nhất, về sự kiện này.

Lên tiếng cho các nhà hoạt động

Hòa Ái: Xin chào Chelsea Nguyễn. Trước hết, bạn có thể chia sẻ vì sao Tổ chức Mạng lưới Sinh Viên Ân xá Quốc ở Na-Uy lại quyết định tổ chức tưởng niệm thầy giáo Đinh Đăng Định?

Chelsea Nguyễn: Ý tưởng tôn vinh thầy giáo Đinh Đăng Định đến với chúng tôi sau khi đọc được thông cáo báo chí của Tổ chức Ân xá Quốc tế về sự ra đi vĩnh viễn của nhà đấu tranh dân chủ cho VN này. Và vì tôi là thành viên người Việt duy nhất của Mạng lưới Sinh Viên Ân xá Quốc ở Na-Uy, tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm nêu lên các hoạt động đấu tranh dân chủ ở VN. VN không giống như các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Miến Điện… cho phép Tổ chức Ân xá Quốc tế vào điều tra tình hình thực tế về dân chủ, nhân quyền ở đây một cách độc lập. Do đó, là người VN, tôi phải làm những việc này, lên tiếng cho các nhà hoạt động dân chủ ở VN.

Hòa Ái: Mạng lưới Sinh viên Ân xá Quốc tế có những hoạt động nào để tưởng niệm cho nhà hoạt động dân chủ Đinh Đăng Định, thưa bạn?

Chelsea Nguyễn: Các bức ảnh được chụp với những gương mặt của sinh viên cầm áp-phích ghi câu “Tôi là Đinh Đăng Định”. Có khoảng 10 người tham gia chụp những bức ảnh này trong khoảng thời gian ngắn. Chúng tôi đã đi vòng quanh khuôn viên trường Đại học Norwegian University of Science & Technology, kêu gọi các bạn sinh viên tham gia chụp hình. Dĩ nhiên chúng tôi chia sẻ với họ về tình hình nhân quyền, dân chủ ở VN và về hoạt động cho dân chủ của thầy giáo Đinh Đăng Định. Nhiều người ở Na-Uy và Tây Âu không biết gì khác về VN, ngoại trừ kinh tế VN phát triển, chỉ như vậy thôi.

Hòa Ái: Như bạn vừa nói thì hầu hết các bạn trẻ ở Na-Uy không biết nhiều về VN. Vậy sau khi nghe chia sẻ của bạn, họ có biểu hiện như thế nào?

Chelsea Nguyễn: Họ tỏ ra thật sự ngạc nhiên về những thông tin này. Như tôi đã nói, họ không biết nhiều về những gì thật sự đang xảy ra ở VN mà bị che giấu, đặc biệt về tiến trình dân chủ hóa xã hội. Sau khi tôi chia sẻ ngắn gọn về thầy giáo Đinh Đăng Định và các nhà hoạt động dân chủ khác đã khiến họ vô cùng ngạc nhiên.

Hòa Ái: Và các bức ảnh của những gương mặt với lời khẳng định trên áp-phích “Tôi là Đinh Đăng Định” nói lên điều gì?

Chelsea Nguyễn: Những bức ảnh nhằm mục đích lên tiếng cho các nhà hoạt động dân chủ đang còn sống và cả những người đang bị cầm tù. Đặc biệt là để tưởng nhớ đến thầy giáo Đinh Đăng Định, 1 nhà đấu tranh dân chủ vừa qua đời.

Hòa Ái: Là thành viên người Việt duy nhất của Mạng lưới Sinh viên Ân xá Quốc tế ở Na-Uy, bạn sẽ làm gì để thanh niên cũng như người dân ở xứ sở Bắc Âu này biết sự thật những gì đang diễn ra ở VN?

Chelsea Nguyễn: Hiện tại, tôi cố gắng lên tiếng cho các nhà hoạt động dân chủ ở VN với vai trò là thanh viên của Mạng lưới Sinh Viên Ân xá Quốc. Ở Trung Quốc cũng không cho phép Tổ chức Ân xá Quốc tế hoạt động bên trong lãnh thổ của họ nhưng đó là 1 quốc gia lớn nên thế giới chú ý đến nhiều khía cạnh của quốc gia này, kể cả kinh tế lẫn vi phạm nhân quyền. Còn VN thì khác, là một quốc gia nhỏ bé và thông tin bị bưng bít nên tôi sẽ từng bước cố gắng lên tiếng cho VN.

Hòa Ái: Qua cuộc trao đổi này, Hòa Ái được biết có nhiều bạn trẻ gốc Việt ở Na-Uy cũng không biết nhiều về VN. Bạn Chelsea có thể chia sẻ với thính giả vì sao bạn lại quan tâm đến VN và lại tham gia cất lên tiếng nói cho cố hương của bạn?

Chelsea Nguyễn: Trước khi vào đại học, giống như nhiều bạn trẻ gốc Việt khác, tôi không mấy quan tâm đến VN vì Na-Uy mới là đất nước của tôi. Trong thời gian học đại học, tôi chọn học một số môn học cũng như tham gia các sinh hoạt liên quan VN. Tôi học tiếng Việt, đọc báo tiếng Việt và từ đó tôi biết nhiều hơn về VN, về những việc đang xảy ra mà bị bưng bít thông tin. Nếu đọc báo chí phương Tây thì chỉ biết chung chúng về những thay đổi ở VN ra sao. Tuy nhiên, đọc báo tiếng Việt và những trang blog tiếng Việt thì có rất nhiều câu chuyện hoàn toàn khác.

Hòa Ái: Cảm ơn Chelsea Nguyễn dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.